Vô cùng dinh dưỡng với cá băm Nhật Bản
Namerou là một món ăn truyền thống của ngư dân sống ở phần ven biển của bán đảo Boso-hanto phía nam Chiba. Nguyên liệu chính gồm có cá ngừ, cá mòi, cá bay và cá thu đảo Thái Bình Dương hoặc cá thu. Cá được cắt thành miếng nhỏ, cho thêm miso vào, rồi tỏi tây, gừng và húng quế xanh được đặt trên cùng rồi băm nhỏ tạo thành hỗn hợp. Phần tỏi tây và gừng sẽ dùng để loại bỏ mùi tanh từ cá. Namerou được nướng lên gọi là sanga-yaki, còn namerou mà trộn với su (giấm ăn) thì gọi là su- namerou, và khi nó được cho vào bát cơm rồi chan với trà xanh thì gọi là soncha. Tất cả đều là các món ăn dân dã mà hương vị được cọi trọng hơn là hình thức bên ngoài, và rất xứng đáng trở thành các món ăn cho ngư dân.
Namerou được thực hiện bằng cách cho miso, rượu sake, hành lá, lá tía tô ,gừng và đầu cá vào. Namerou có hương vị mạnh mẽ khiến chúng ta có cảm giác muốn ăn ngay lập tức. Nhiều loại cá như aji (cá thu), iwashi (cá mòi), (Sanma) cá dao, (tobiuo) cá chuồn là sự lựa chọn phổ biến nhất để làm Namerou, nhưng vài loại như Katsuo (cá ngừ), ika (mực), kinmedai (cá mắt vàng), isaki (cá sạo xám) cũng có thể được sử dụng. Một trong những điều tạo nên chất lượng tuyệt vời của Namerou là sử dụng cá theo mùa.
Namerou được sáng tạo bởi các ngư dân để ăn trong thời gian ra khơi đánh cá. Tuy nhiên, có rất nhiều giả thuyết về sự ra đời của cái tên Namerou. Một trong những giả thuyết cho rằng nó xuất phát từ việc hình dáng kết dính khi xay các thành phần với nhau. Một giả thuyết khác nói rằng có một người ngư dân đã trộn miso và cá, sau đó băm nhỏ chúng, anh ta ăn nó và cảm thấy rất ngon.
Các cách mà Namerou được phục vụ khá tốt giống như tên gọi của nó thay đổi giữa các vùng của bán đảo Boso. Ví dụ món này ở Izumi được gọi là “tataki-namasu (sunamasu)”, ở Sanmu thì gọi là “aji no tataki”. Sự khác biệt trong cách gọi cho chúng ta thấy sự sâu sắc về cách chuẩn bị khác nhau ở các khu vực.
Sanga-yaki: Các phiên bản chiên của namero. Ngư dân thêm lá tía tô vào namero của họ làm để ăn trong khi đi đánh cá, và chiên nó để họ có thể mang nó về nhà.
Mago-cha: Một hình thức sử dụng chazuke namero để phủ lên trên. Cho namero lên trên của cơm, và đổ trà xanh lên.
Namerou không giữ được lâu và thường phải ăn sau khi được chuẩn bị, đôi khi nó cũng được ngâm trong dấm. Đó là một ý tưởng hay bởi làm như vậy bạn có thể giữ cho namerou lâu hơn khi vào hè - mùa mà xu hướng khí hậu xấu đi nhanh hơn, và giấm có thể kích thích vị giác thèm ăn của bạn dù trời nóng hay ngày ẩm ướt. Như gừng, miso và một số hương vị khác giúp cá bớt mùi tanh thì một số người lại thích ăn Namerou như gỏi cá hơn là ăn sashimi.
Bài viết phổ biến
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn...
Văn hóa được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi nó hình...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Cách làm cơm trộn trứng ngon khó cưỡng của Nhật...
Cũng như cơm tấm hay bánh mì ở Việt Nam, Tamago Kakegohan là...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Cách nấu lẩu Sukiyaki ngon tuyệt chuẩn vị như...
Theo truyền thống, lẩu sukiyaki được nấu trong nồi gang, thịt...Xem thêm