Nếm thử bánh gạo nếp đậu đỏ Nhật Bản - Bánh Ohagi
Bánh gạo nếp Nhật Bản Ohagi là gì?
Bánh gạo nếp Nhật Bản Ohagi một loại bánh ngọt được làm từ gạo nếp đã qua sàng lọc kĩ lưỡng (có thể sàng đến 2 lần) cốt chọn ra nhưng hạt gạo nếp ngon nhất để làm ra món bánh đặc biệt thơm ngon và có hình dáng gần giống với món bánh giầy của Việt Nam chúng ta. Ở Nhật Bản ngoài Ohagi còn có một loại bánh nữa cũng có hình dạng tương tự và một tí khác biệt trong nguyên liệu là bánh Botamochi hay còn gọi là Mochi.
Tìm hiểu thêm về Hướng dẫn làm bánh Crepe phong cách Nhật
Sự khác nhau của 2 loại bánh này đó chính là thời điểm thưởng thức. Bánh Ohagi thường được thưởng thức vào mùa thu trong khi Botamochi lại được thưởng thức vào đầu năm mới như một cách thức chào mừng mùa xuân về của người dân xứ sở Phù Tang. Nhưng tại sao lại gọi là bánh Ohagi, Ohagi có nghĩa là gì? Chúng ta sẽ có câu trả lời ở phần tiếp theo đây.
Bánh gạo nếp Nhật Bản Ohagi có hình dáng giống như món bánh giầy của Việt Nam hoặc nhìn tổng thể thì nó lại cực kì trông giống món banh bao chỉ bình dị của chúng ta. Chiếc bánh được làm từ nếp qua chọn lọc để có thể đạt được độ dẻo mịn thơm ngon đúng chuẩn. Bọc bên ngoài lớp áo bánh được làm từ bột đậu đỏ (azuki) trông hơi giống những bông hoa hagi. Chính vì vậy bánh có tên O-hagi, bắt nguồn từ chữ hagi có nghĩa bụi cỏ ba lá có hoa nở vào mùa thu.
Tìm hiểu thêm về Bạn cũng có thể tự tay làm món bánh rán Dorayaki
Bột đậu làm bánh gạo nếp Nhật Bản có thể được thay bằng kinako (bột đậu nành gia đường) hoặc mè đen. Có ba kiểu bánh: bánh nếp phủ bột đậu azuki màu thẫm, kinako vàng và mè đen. Những lớp áo bọc bên ngoài che phủ toàn bộ phần cơm nếp trắng tinh bên trong. Sự kết hợp tuyệt vời từ các loại nguyên liêu bình dị nhưng được trải qua quá trình sàng lọc cũng như chế biến công phu để hình thành nên món bánh vừa thơm ngon vừa bình dị như chính con người Nhật Bản vậy. Không chỉ thế mà chắc có lẽ sự đa dạng trong cách chọn lựa nguyên liệu làm nhân bánh cũng là một phần làm nên sự hấp dẫn của món ăn này
Cách chế biến bánh gạo nếp Ohagi
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 300g gạo nếp, 2 cốc nước (400ml)
- ⅕ thìa cà phê muối (khoảng 1g)
- 240g đậu đỏ nghiền (Đậu nành nghiền)
- 80g quả đậu nành tươi, 2 thìa canh đường, 1 nhúm muối (Vừng nghiền)
- 2 thìa canh vừng trắng rang, ½ thìa canh đường, 1 nhúm muối
Cách làm
Bước 1: Vo gạo và để ráo nước. Đổ gạo vào nồi có nắp đậy kín với 2 cốc nước, ngâm gạo trong 30 phút. Cho muối vào, đậy nắp vung và đun sôi với lửa vừa. Khi gạo trong nồi sôi, giảm lửa nhỏ và để sôi âm ỉ trong 12 phút.
Bước 2: Bắc nồi ra khỏi bếp. Đậy vung để gạo chín bằng hơi thêm khoảng 10 phút nữa. Sau đó, cho cơm nếp vào giã bằng một chiếc chày gỗ hoặc bằng một chiếc bay gỗ dùng để nấu ăn cho đến khi hạt cơm nát nhưng vẫn còn giữ được một ít hình dạng. Chia phần cơm thành 16 phần, nặn thành những chiếc bánh nhỏ, hình giống quả trứng.
Bước 3: Sau đó, chuẩn bị phần đậu nành nghiền. Luộc quả đậu nành tươi trong nước muối nhạt cho đến khi mềm. Vớt ra, để ráo nước rồi tách hạt đậu nành ra khỏi vỏ trong khi vẫn còn ấm. Giã hạt đậu nành trong một chiếc cối và cho đường và muối vào. Đổ thêm một ít nước để có một hỗn hợp sền sệt.
Bước 4: Giã hạt vừng trong cối giã, máy xay hoặc dùng dao nghiền ra. Trộn với muối và đường.
Bước 5: Đầu tiên, chuẩn bị 4 chiếc bánh có vỏ là đậu nành nghiền. Chia hỗn hợp đậu nành nghiền thành 4 phần đều nhau. Dàn mỗi phần lên một tấm nilon bọc thức ăn, tạo thành một hình tròn có đường kính khoảng 8cm. Đặt chiếc bánh cơm vào giữa phần đậu nghiền sau đó vo miếng nilon sao cho phần đậu nành nghiền bọc quanh phần bánh cơm. Lật chiếc bánh lại và bỏ miếng nilon đi. Lặp lại quy trình này để làm 8 chiếc bánh có vỏ đậu đỏ nghiền.
Cuối cùng, làm 4 chiếc bánh còn lại. Đổ phần vừng đã nghiền lên đĩa và lăn những chiếc bánh cơm trên đó cho đến khi miếng bánh được phủ đều vừng.
Tìm hiểu thêm về Bắt tay làm món bánh kép chuối với công thức từ Nhật Bản
Bài viết phổ biến
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Katsuo no tataki (Cá ngừ vằn)
Katsu no tataki là món ăn nổi tiếng nhất xứ Kochi. Cá ngừ được...Xem thêm
Những điều chưa biết về tảo bẹ khô Kombu ở Nhật
Tảo bẹ là rong biển lớn (tảo) thuộc loài tảo nâu . Có khoảng...Xem thêm
Những điều thú vị về búp bê cầu mưa của nhật...
Teru teru bouzu - búp bê cầu mưa của nhật thường được làm từ...Xem thêm
Nét đẹp trong con người Nhật Bản
“Với người Nhật, họ tin tưởng, biết chắc chuyến tàu tiếp theo...Xem thêm
Phong tục đầu năm xin quẻ cầu may của xứ sở mặt...
Năm mới đến, người Nhật tìm về sự thanh bình, tĩnh lặng bằng...Xem thêm
Ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản
Chúng ta đã biết rõ về ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản mà bao...Xem thêm