Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với 6 bước!!
Điều làm nên sự thu hút cho ẩm thực Nhật Bản chính là sự tinh tế và sự chăm chút kĩ lưỡng trong từng chi tiết. Bánh ngọt Nhật Bản nổi tiếng nhất phải nhắc đến wagashi nhưng bên cạnh đó có một loại bánh cũng rất nổi tiếng và ngon miệng. Bất cứ người Nhật Bản cũng biết loại bánh này và loại bánh đang được đề cập đến chính là Dango.
Dango hay còn gọi với một cái tên Việt hóa là bánh trôi, còn nếu ai thích sự hoa mĩ trong cách gọi thì có thể gọi món ăn này bằng một cái tên mỹ miều là “Đoàn tử”. Dango hay còn gọi là bánh trôi, khác rất nhiều với viên chè trôi nước ở Việt Nam, mặc dù cùng có một cái tên “bánh trôi” và hình thái gần giống nhau nhưng bánh trôi Nhật Bản lại mang trong mình một hương vị vô cùng khác biệt và lạ lẫm đối với người Việt. Chắc hẳn nếu không một lần được thưởng thức qua món ăn đặc trưng này thì bạn cũng không thể hình dung ra được hương vị của món ăn rất được ưa chuộng ở đất nước hoa anh đào này là như thế nào.
Ở Nhật Bản, Dango được ăn quanh năm, tuy nhiên theo truyền thống mỗi giai đoạn nhất định trong năm sẽ ăn một loại đoàn tử khác nhau. Người ta thường ghim 3, 4 viên đoàn tử vào que tre. Và còn một điều thú vị nữa đó chính là Dango thì được người dân Nhật Bản nướng lên để thưởng thức chứ không phải nấu chín như ở Việt Nam đâu.
Ngoài ra Dango là loại bánh mà theo truyền thống người Nhật sẽ làm để bày ra cúng vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, nhằm để cúng rằm trăng tròn và mục đích chính là để dâng lên thần linh, nhằm cầu mong cho mùa lúa gặt sắp tới vào mùa thu sẽ được như ý. Loại bánh Dango mà người Nhật dùng để dâng cúng trăng tròn thì tùy khu vực sẽ có hình dạng khác nhau, có chỗ làm bánh hình tròn, có chỗ thì nặn hình chữ nhật, hình dẹt v.v..., nhưng phổ biến nhất là bánh hình tròn, có khoảng 15 cái trở lên, và xếp thành tháp bánh với nhiều tầng. Trong đó, có nhiều chỗ sẽ trang trí chiếc bánh nếp Dango đặt trên cao nhất có mắt, tai như chú thỏ ngọc đang ngắm trăng.
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được biết đến như là đã có mặt từ rất lâu trên đất nước hoa Anh Đào. Nhưng bởi dĩ thời gian không làm nổi tiếng món ăn này và cũng cũng không được xem như là một điểm nhấn văn hóa ẩm thực của người Nhật là bởi vì Dango chỉ được xem như là một món ăn vặt, không phải là thực đơn chính trong các bữa ăn Nhật Bản. Cũng như kẹo hồ lô của Trung Hoa hay một món ăn vặt bình thường khác - Dango cũng chỉ là một món ăn bình dị góp phần tô điểm cho văn hóa ẩm thực Nhật Bản mà thôi.
Cách làm bánh Dango cho những ai chưa biết
Chuẩn bị:
100g bột gạo
100g bột nếp
2 muỗng cà phê đường
150ml nước ấm
8 que xiên bằng tre Phần nước xốt
5 muỗng cà phê đường
1 muỗng cà phê nước tương
5 muỗng cà phê nước
1 muỗng cà phê tinh bột bắp
1 muỗng cà phê nước Mirin (rượu gạo Nhật bản có đường trộn lẫn)
Các bước làm bánh Dango
- Chuẩn bị một cái tô to và cho tất cả bột gạo, bột nếp, đường vào sau đó trộn đều với nhau. Tiếp theo, cho thêm một ít nước ấm, rồi từ từ nhào đều tay cho đến khi bột mịn. Khi bột đã mịn và quện thành 1 khối, bạn hãy chia và nặn phần bột thành những viên tròn, chữ nhật hay vuông tuỳ thích nhỏ như bánh trôi.
- Đun một nồi nước sôi và thả những viên bột đã nặn vào, luộc chín bột. Khi bột chín nổi lên phía trên mặt nước, bạn vớt ra cho ngay vào tô nước lạnh. Điều này giúp viên bột không bị nhão.
- Sau đó dùng que tre xiên bánh vào que, 1 xiên khoảng 4 – 5 viên bánh, đặt bánh lên vỉ nướng và nướng đều các mặt trong khoảng 5 phút.
- Ở bếp khác, đun sôi hỗn hợp gồm nước tương, đường, Mirin, nước.
- Tiếp theo, bạn chuẩn bị một chén nhỏ, hòa tan bột bắp với nước được để thu được hỗn hợp sánh, mịn. Sau khi nước tương sôi, bạn cho tinh bột bắp vào nồi và khuấy tan đến khi nước sốt hơi sệt và đặc lại thì tắt bếp
- Bạn cho Dango lên đĩa, phết nước sốt lên trên mặt bánh rồi thưởng thức.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Tori no karaage - Gà chiên kiểu Nhật siêu giòn...
Tori no karaage hay còn được gọi tắt là Karaage, một món ăn vô...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm