Matcha, “văn hóa xanh” Nhật Bản
Thức uống từ lá trà đã đi cùng lịch sử loài người từ xưa đến nay. Cách thức để tạo nên món trà xanh thật sự là không ít, nhưng ngày nay, nhiều người lại lựa chọn bột trà xanh, trở thành hình thức được ưa chuộng nhất.
Ai cũng nghĩ rằng bột lá trà xanh được xuất phát từ Trung Quốc, nhưng thực tế thì phương pháp nghiền bột lá trà để chế biến đồ uống được hình thành từ thời nhà Đường, nhà Tống của Trung Quốc dùng trong các nghi lễ Phật giáo là phần lớn. Đến mãi sau này, năm 1191, cách chế biến này mới lan truyền rộng rãi tới Nhật Bản bởi các nhà sư Eisai. Từ sau đó cho đến nay, bột trà xanh dần dần bị mờ nhạt ở Trung Quốc nhưng lại vô cùng nổi tiếng và phổ biến tại Nhật Bản. Đặc biệt là ở các thiền viện. Bột trà xanh hay matcha trở thành hương vị trà xanh tinh tế mang đậm phong vị Nhật.
Việc chuẩn bị làm matcha sẽ được bắt đầu vài tuần trước khi thu hoạch lá trà, có thể kéo dài tới 20 ngày. Thời gian đó, cây chè được che chắn tuyệt đối để ngăn chặn ánh sáng mặt trời, giúp cây chậm phát triển, kích thích tăng trưởng nồng độ chất diệp lục, tạo nên các amino acid đem tới vị ngọt nhiều hơn cho trà. Trà được sấy khô thông thường gọi là gyokuro - trà ngọc sương. Lá trà vụn vì một lí do nào đó sẽ là tencha. Tencha có thể được rút sợi cắt cuống và nghiền nhỏ thành thứ bột mịn xanh tươi, ấy là matcha.
Hương vị matcha được quyết định bởi hàm lượng amino acid từ lá trà. Matcha chất lượng cao sẽ có độ ngọt thanh, hương thơm dễ chịu và màu xanh đậm nét, rõ ràng hơn các loại bột matcha được thu hái muộn hoặc loại có chất lượng thông thường.
Nghệ thuật trà đạo Nhật Bản cũng đề cao việc chuẩn bị, phục vụ và uống matcha. Nhưng ngày nay, matcha còn là nguyên liệu phổ biến làm tăng hương vị và là chất nhuộm màu cho bánh nếp mochi, mì soba, kem trà xanh và một loạt các loại bánh kẹo Nhật Bản wasaghi khác.
Ở Việt Nam một vài năm gần đây, bột trà xanh matcha đã trở thành trào lưu ẩm thực của giới trẻ. Hương vị trà xanh trở nên phổ biến trong các loại kem, bánh, đồ uống, chocolate… Đồ uống matcha ngày nay đã không còn cần tuân thủ nguyên tắc cầu kì của trà đạo truyền thống mà trở thành đồ uống tiện lợi như cà phê, nhưng có phần thanh thoát và hấp dẫn hơn.
Hình ảnh thưởng thức trà đạo gắn với hình ảnh “một trái tim thuần khiết” và “kiểm soát những ham muốn” là một phần của tinh thần Zen, nó thúc đẩy tinh thần con người đến lối sống lạc quan, thanh cao...
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm