Món Nhật Bản


Cách nấu xôi đậu đỏ Sekihan dẻo bùi cho bữa sáng thanh đạm

Xôi đậu đỏ Sekihan là một món ăn truyền thống của người Nhật Bản, người dân ở đây quan niệm rằng: màu đỏ của của hạt đậu là biểu tượng của may mắn, hạnh phúc và tràn đầy. Xôi đậu đỏ Sekihan thường được phục vụ vào những dịp đặc biệt trong suốt năm ở Nhật Bản, ví dụ như sinh nhật, đám cưới và một số ngày lễ khác.

Xôi đậu đỏ Sekihan không phải là một món ăn có công thức chế biến cầu kì, sekihan chỉ đơn giản là một món ăn thuần túy cũng như bản chất mộc mạc chân chất nhưng thấm đậm tình người của người dân đất nước Nhật Bản.

2

Xôi đậu đỏ Sekihan chỉ được nấu bằng gạo nếp và đậu đỏ, ăn kèm cùng muối mè (gomashio). Những người bà, người mẹ tại Nhật Bản thường nấu Sekihan cho những người thân trong gia đình dùng bữa sáng như một lời nhắn gửi, một lời chúc may mắn đến những người mà họ yêu thương. 

2

Nguồn gốc của xôi đậu đỏ Sekihan

Ở Nhật, từ xa xưa, màu đỏ được cho là có khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh tật nên mới có phong tục nấu cơm gạo đỏ dâng lên Thần linh. Vào thời Edo, phong tục này đổi thành gạo trắng nấu với đậu đỏ và cho đến ngày nay Sekihan thường được dùng vào những dịp lễ hay chúc tụng.

Người ta dùng 100% gạo nếp và nhuộm màu cho gạo bằng nước nấu từ đậu đỏ, gọi là Sekihan (cơm đỏ hay xôi đậu đỏ). Xôi đậu đỏ Sekihan thường xuất hiện trong những bữa cơm ăn mừng trong gia đình như mừng nhập học, mừng tốt nghiệp, mừng lên chức, mừng sinh em bé, v.v.. hay trong những ngày lễ truyền thống như lễ búp bê Hina – lễ dành cho bé gái, hay lễ Koinobori – lễ dành cho bé trai, v.v..

Ngày nay thì món Sekihan đã trở thành một nét riêng trong phong cách văn hóa ẩm thực Nhật Bản. 

2

Cách nấu xôi đậu đỏ sekihan

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 2 chén gạo nếp
  • 1/2 chén đậu đỏ
  • Muối, đường
  • Dừa bào sợi
  • Vừng rang vàng, giã mịn, thêm muối, đường cho vừa miệng.
  • (Nước cốt dừa nếu bạn muốn món ăn có thêm mùi thơm)

Cách nấu xôi đậu đỏ sekihan

  1. Bước 1: Ngâm đậu đỏ trong nước có pha ít muối, loại bỏ những hạt hư và ngâm qua đêm.
  2. Bước 2: Gạo nếp đãi nhiều lần cho sạch, ngâm vào nước lạnh có pha ít muối, ngâm qua đêm.
  3. Bước 3: Gạo nếp sau khi đã ngâm qua đêm, xả lại nước cho thật sạch.
  4. Bước 4: Cho đậu đỏ vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, đun đến khi ăn thử hạt đậu mềm. Sau đó đổ đậu ra rổ cho ráo nước. Trộn lẫn gạo nếp và đậu đỏ vào với nhau.
  5. Bước 5: Đặt chõ gạo lên bếp, đun sôi, thỉnh thoảng xới đều và thêm đường vào tùy theo khẩu vị của bạn. Lúc này bạn có thể thêm nước cốt dừa để món ăn tăng thêm phần hấp dẫn.
  6. Bước 6: Gạo nếp chín, xới xôi ra bát, bên trên thêm một ít dừa bào sợi và muối vừng, dùng nóng.

Bạn có thể dùng món ăn này ở bất kì đâu trên đất nước Việt Nam xinh đẹp. Từ những nơi sang trọng chuyên bán xôi đến những quán xôi bình dân hoặc đôi lúc bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh của một gánh xôi bên đường. Các bà các chị cũng có thể tự làm món này ngay tại nhà bằng cách nấu xôi đậu đỏ sekihan bình dị này cho những người thân trong gia đình thưởng thức mà không cần phải đi đâu xa.

2,936 chars | 2015/04/03 08:27

Xem thêm bài viết liên quan

Ozoni - món ăn đầu năm mới vô cùng hấp dẫn ở Nhật Bản

Ozoni - món ăn đầu năm mới vô cùng hấp dẫn ở Nhật Bản

15/05/2017, Món ăn sự kiện
Tuỳ theo từng vùng hoặc từng nhà mà người ta có thể thay đổi hình dạng, mùi vị của bột nếp bỏ trong Ozouni - món ăn đầu năm mới, hoặc có thể bỏ thêm các nguyên liệu khác nhau....
Shojin ryori - Thực phẩm chay

Shojin ryori - Thực phẩm chay

14/04/2015, Món ăn sự kiện
Nguồn gốc của "thực phẩm chay Phật giáo" là một phong cách riêng biệt của món ăn được gắn với các tu viện, chùa chiềng. Chùa là nơi linh thiêng, là nơi luôn mở cửa để công chúng và khách tham quan được phục vụ các món ăn chay cho họ...
Cơm hạt dẻ (Kuri gohan)

Cơm hạt dẻ (Kuri gohan)

03/04/2015, Món ăn sự kiện
Kuri gohan hay còn gọi với một cái tên Việt Nam là cơm hạt dẻ, một món ăn được phổ biến vào mùa thu khi mà tiết trời bắt đầu có những cơn gió khô và lạnh...
Bạn có thắc mắc món ăn mang tên Trứng trường thọ ?

Bạn có thắc mắc món ăn mang tên Trứng trường thọ ?

26/06/2015, Món ăn sự kiện
Món trứng đen (trứng trường thọ) nổi tiếng của người Nhật và là đặc sản của thung lũng núi lửa Owakudani, Hakone. Người dân tin rằng nếu ăn một quả trứng đen, bạn sẽ kéo dài tuổi thọ thêm 7 năm.
Osechi - Cỗ Tết Nhật Bản (Món ăn Tết Nhật Bản)

Osechi - Cỗ Tết Nhật Bản (Món ăn Tết Nhật Bản)

05/06/2015, Món ăn sự kiện
“Osechi ryori” là bữa ăn mà hầu hết người Nhật Bản dùng vào đầu năm mới. Dù bạn có tìm ở khắp nước Nhật cũng sẽ không thể tìm được món Osechi trong thực đơn của nhà hàng Nhật Bản...
Lịch sử lâu đời của bánh Mochi

Lịch sử lâu đời của bánh Mochi

10/09/2015, Món ăn sự kiện
Với những ai yêu thích đất nước mặt trời mọc nói chung và đặc biệt hứng thú với nền ẩm thực của đất nước này nói riêng, thì có lẽ không còn xa lạ gì với món bánh gạo truyền thống mochi. Đây là một loại bánh được làm từ gạo nếp giã nhuyễn (tương tự như bánh dày Việt Nam) nhưng có nhân ngọt bên trong.
Amazake - Cơm rượu Nhật Bản

Amazake - Cơm rượu Nhật Bản

04/04/2015, Món ăn sự kiện
Amazake được xếp vào loại thực phẩm tốt cho sức khỏe...
Cháo 7 thảo mộc (Nanakusa gayu)

Cháo 7 thảo mộc (Nanakusa gayu)

03/04/2015, Món ăn sự kiện
Nanakusa gayu là món cháo được ăn cùng 7 loại thảo mộc được ăn vào ngày 7/1 hằng năm tức mùng 7 tết (người Nhật ăn tết theo lịch phương Tây)...
Thích thú với món ăn đầu năm mới của Nhật Bản - Osechi ryori

Thích thú với món ăn đầu năm mới của Nhật Bản - Osechi ryori

10/05/2017, Món ăn sự kiện
Osechi ryoriNgày nay, hầu hết Osechi được bán ở các siêu thị hay cửa hàng bách hóa ở địa phương. Giá thường dao động khoảng dưới 10.000 Yên (được chia thành khẩu phần đủ cho vài người ăn trong ít nhất 3 ngày), những cũng có những món Osechi cao cấp có giá gấp mười lần giá của những phần thông thư...
Bánh Chimaki

Bánh Chimaki

03/04/2015, Món ăn sự kiện
Bánh Chimaki là một loại bánh giống như với bánh ú tro của người Việt Nam nhưng khác nhau về hương vị của nhân bánh...