Cách làm mì lạnh Nhật Bản Hiyashi chuka tại nhà ngon không cưỡng nổi
Hiyashi chuka hay còn được gọi là mì lạnh Nhật Bản, một món ăn truyền thống và rất phổ biến trong nền văn hoá ẩm thực của xứ sở Mặt Trời mọc.
Tìm hiểu thêm về Bạn có biết cha đẻ của mì ăn liền?
Với một số người chắc hẳn sẽ rất ngỡ ngàng khi lần đầu tiên nghe tên món ăn này. “Mì lạnh là mì như thế nào? Thưởng thức ra sao? Sao lại có cái tên mì lạnh? “.
Đó có thể là những câu hỏi được đặt ra khi lần đầu tiên bạn nghe đến cái tên mì lạnh này. Và tôi hy vọng mọi người sau khi đọc xong bài viết này sẽ có thể giải đáp các thắc măc của mình về món ăn độc đáo mà người dân Nhật Bản rất thích thưởng thức mỗi khi thời tiết nóng nực.
Tìm hiểu thêm về Món mì truyền thống dịp năm mới
Hiyashi chuka nghĩa là mì lạnh một món ăn mà người Nhật thường hay dùng vào mùa hè. Chỉ mỗi cái tên thôi chắc hẳn mọi người đã hình dung ra được rằng món ăn này có nhiệt độ như thế nào đúng không.
Đúng vậy ở Nhật Bản mì là một loại thức ăn rất được ưa thích, mì ở Nhật Bản có rất nhiều loại và được thưởng thức theo thời tiết nếu như bát mì soba hay ramen nóng hổi làm cho thực khác không thể cưỡng lại.
Tìm hiểu thêm về Phố mì Ramen Yokocho - đặc trưng của thành phố Sapporo
Mỗi khi trời đông đến thì hiyashi chuka là món mì mà mọi người sẽ rất muốn ăn vào thời tiết nóng nực của mùa hè. Hiyahsi chuka món ăn được làm từ những sợi mỳ tôm lạnh và khi ăn thì được phủ thêm nhiều nguyên liệu ở trên và kèm với một bát súp lạnh.
Một ngày hè oi bức chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi thưởng thức một tô mì nóng hổi hoặc bạn cảm thấy ngán ngẫm với các loại thịt, cá, dầu mỡ, cùng các món mì xào v.v. nhưng bạn vẫn đang thèm mì thì phải làm sao?
Tìm hiểu thêm về Những loại mì Udon nổi tiếng
Hãy thử thưởng thức một bát mì lạnh món ăn mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nhà hàng Nhật Bản nào trên đất nước Việt Nam. Mì lạnh Nhật Bản là một món ăn đa dạng về hương vị cũng như màu sắc chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút ngay lần đầu thưởng thức.
Và còn một điều đặc biệt mà tôi đã nói ngay từ đầu là món ăn này được dùng lạnh nên chắc hẳn sẽ làm bạn thoải mái với thời tiết nóng bực của mùa hè. Gần giống như mì khô của Việt Nam món mì lạnh mà các bạn thưởng thức cũng sẽ không dùng chung với nước soup mà thay vào đó là sợi mì khô đã được ướp lạnh sẵn hoặc cũng có thể có những viên nước đá ướp trực tiếp lên sợi mì.
Lịch sử ra đời và phát triển của mì lạnh Nhật Bản
Ở Nhật Bản mì là một món ăn vô cùng phổ biến và rất được ưa thích. Có rất nhiều loại mì phổ biến trong ẩm thực văn hóa của người Nhật Bản nhưng nhìn chung thì được chế biến từ các loại mì chính như sau Somen, Ramen, Udon, Soba. Trong cả bốn loại này thì Udon là loại có sợi mỳ dày nhất.
Tìm hiểu thêm về Mì trượt nước - Món ăn thú vị ngày hè
Sau khi luộc những sợi mỳ lên và để nguội chúng, thực khách sẽ ăn chúng bằng cách nhúng vào một loại nước chấm làm từ đậu nành và được gọi là men-tsuyu ở Nhật. Bạn có thể mua một chai men-tsuyu rất dễ dàng ở các cửa hàng Nhật Bản hoặc bạn cũng có thể làm chúng bằng cách trộn đậu nành cùng rượu sake, mirin, nước và muối trong một chiếc bát.
Ăn mỳ không thì khá là đơn giản nên những đầu bếp ở đây thêm vào một số phụ gia (được gọi là yakumi ở Nhật) để trộn cùng với súp. Những phụ gia trên (gọi chung là yakumi) gồm có gừng, rong biển, wasabi, hành tươi và rất nhiều thứ khác.
Tìm hiểu thêm về Thích thú với bảo tàng "mì ăn liền" ở Nhật Bản
Từ các loại mì cơ bản như trên mà người dân Nhật Bản đã phát triển thành rất nhiều món mì khác nhau; đa dạng về màu sắc, hương vị, tên gọi. Và hiển nhiên món mì lạnh mà chúng ta nhắc đến ngày hôm nay cũng được có thể chế biến từ 4 loại mì cơ bản trên: đó có thể được làm từ Somen, Soba, Ramen hay thậm chí là Udon đều được.
Cách làm mì lạnh Nhật Bản Hiyashi Chuka
Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn món mì lạnh Nhật Bản được chế biến bằng loại mì soba cực kì đơn giản này nhé.
Nguyên vật liệu:
Mì soba khô (tùy thích có thể chọn loại soba nâu hoặc xanh), nước tương ăn mì lạnh (bán sẵn trong chai), lá rong biển nướng (lá kim - nori), hành lá, tùy chọn thêm: gừng hoặc củ cải trắng mài nhuyễn, mù tạt xanh (wasabi).
Bước 1: Đun nước sôi rồi cho mì soba vào luộc chín theo hướng dẫn trên bao bì, thời gian luộc thường rất nhanh, khoảng 5 đến 10 phút thôi tránh để sợi mì mềm quá sẽ mất ngon. Khi mì chín thì cho ra rổ xả lại bằng nước lạnh rồi để cho ráo nước, bày mì lên đĩa kèm với vài viên đá để giữ độ lạnh cho mì.
Bước 2: Thái nhỏ rong biển, hành lá, củ cải trắng, gừng.
Bước 3: Nước tương chấm mì cho ra bát nhỏ, khi ăn gắp từng gắp mì kèm những sợi rong biển cùng hành lá chấm vào bát nước chấm rồi dùng lạnh. Nếu thích vị cay nồng các bạn có thể dùng kèm với gừng/củ cải trắng mài hoặc mù tạt xanh hòa cùng trong bát nước chấm.
Với món mì lạnh hiyashi chuka này bạn có thể thưởng thức ở bất kì nhà hàng Nhật Bản nào bởi vì đây là một món mì rất thông dụng và phổ biến trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Tìm hiểu thêm về Thích thú với cách ăn mì vô cùng độc đáo của người Nhật
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm