Tròn xoe mắt với dâu tây Nhật Bản
Vị ngọt thanh, hương thơm hấp dẫn, căng tròn mọng nước, đó là những đặc điểm nổi bật của quả dâu tây Nhật Bản. Dâu tây là loại trái cây được cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ ở xứ hoa anh đào ưa thích nhất. Người Nhật không chỉ sử dụng dâu tây làm hoa quả tươi mà còn làm nguyên liệu chế biến bánh ngọt hoặc mứt.
Hình ảnh giống dâu tây trắng độc đáo được trông ở Nhật Bản.
Du nhập vào Nhật Bản từ giữa thế kỷ 19 nhưng đến năm 1900, dâu tây mới bắt đầu được trồng ở quốc gia châu Á này. Hiện nay, mỗi năm, Nhật Bản sản xuất khoảng 170.000 tấn dâu tây với giá trị thị trường lên đến 150 tỷ yên, tương đương 31.000 tỷ đồng Việt Nam. Mỗi tỉnh trồng 1 giống dâu tây khác nhau, điều này vừa giúp tạo sự đa dạng trên thị trường nội địa vừa tăng tính đặc thù cho sản phẩm của từng địa phương. Dâu tây được trồng trên khắp nước Nhật, từ tỉnh Hokkaido ở miền Bắc đến tỉnh Okinawa ở miền Nam. Nhờ sự phân bố khu vực canh tác trải dài này nên những quả dâu tây chín mọng có mặt ở các kệ hàng của siêu thị suốt năm.
Hầu hết các loại dâu tây Nhật Bản đều ngọt, song hàm lượng đường có khác nhau. Kích thước trái dâu cũng không đồng đều, có giống dâu trái lớn, có giống cho trái nhỏ. Dâu tây Nhật Bản có nhiều loại, tùy vào giống dâu mà hình dáng trái khác nhau. Ví dụ như dâu tây trắng là món quà được ưa chuộng trong lễ cưới hoặc sinh nhật.
Dâu tây xuất xứ từ 2 tỉnh Tochigi và Fukuoka nổi tiếng với chất lượng hảo hạng. Tochigi là địa phương trồng dâu tây số 1 ở Nhật Bản và được mệnh danh là vương quốc dâu tây. Ở đây có loại dâu ngon nhất nước Nhật, tên của nó là Tochiotome. Dâu Tochiotome khi chín có màu đỏ tươi, trái thon dài, hương thơm và vị ngọt đậm đà. Mỗi trái dâu nặng khoảng 15 gram. Loại dâu này có thể bảo quản dài ngày trong điều kiện nhiệt độ thích hợp.Tỉnh Fukuoka đứng hàng thứ 2 trong danh sách xếp hạng các vùng trồng dâu tây ở Nhật. Dâu Amaou là đặc sản của địa phương này. Đây là giống dâu tây cho trái lớn, mỗi trái dâu chín có trọng lượng từ 20 đến 30 gram. Trái dâu Amaou có hình dáng hơi tròn, hàm lượng đường cao. Loại dâu này là mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của tỉnh Fukuoka.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm