Những chiếc mặt nạ tâm linh ở Nhật bản
Trong cuộc sống của người Nhật Bản họ luôn tin vào những vị thần. Họ cầu nguyện thần thánh để được mùa, được bình an hay được thịnh vượng quốc gia. Mỗi lễ hội liên quan tới một hoặc vài vị thần, trong buổi lễ người ta đeo mặt nạ Nhật Bản đại diện cho thần linh để thực hiện hình thức tế lễ hoặc ban phát lộc đến cho từng người.
Mặt nạ Nhật Bản có lịch sử tồn tại rất lâu ở Nhật. Theo nhận định của giới nghiên cứu, có thể nó ra đời cách đây hơn 2000 năm.
Tại thành phố Hamada thuộc tỉnh Shimine ngày nay vẫn còn lưu giữ một lễ hội có lịch sử lâu đời. Lễ hội mang tên IwamiKagura. Tại buổi lễ, người ta trình diễn những điệu múa sinh động tái hiện thế giới thần thoại nhằm bày tỏ lời cảm tạ đối với thần linh. Qua những động tác và điệu múa, mỗi nhân vật vào vai thần linh lần lượt kể lại một câu chuyện thần thoại. Và do đó, thế giới thần thoại và cuộc sống tâm linh của Nhật Bản rất đa dạng.
Thần Ebisu là vị thần hộ mệnh trong ngư nghiệp, nông nghiệp và thương mại. Thần che chở cho ngư dân, cai quản ruộng đồng và mang lại sự thịnh vượng trong kinh doanh. Gương mặt thần Ebisu lúc nào cũng bóng láng với nụ cười hồn nhiên.
Mặt nạ thần ebisu với nụ cười hồn nhiên
Trong chuyện thần thoại của Nhật Bản, Susano’o no Mikoto là thần biển và sấm sét. Thần đã tiêu diệt quái vật Yamata no Orochi. Thần có đôi mắt mở to, chân mày rậm, miệng rộng với hàm răng nghiến chặt. Biểu tượng của một cơ thể cường tráng.
Chiếc mặt nạ mô phỏng hình dáng của loài cáo tượng trưng cho điềm gỡ và tai ương. Cáo là con vật thường xuất hiện trong các câu chuyện truyền thuyết của người Nhật.
Hyottoko là nhân vật nam đại diện cho thần lửa. Khởi nguyên của thần lửa Hyottoko là một bé trai chuyên dùng một ống tre để thổi lửa trong bếp. Thần lửa tượng trưng cho sự thịnh vượng. Nhân vật nữ Okame luôn đi kèm và bổ sung cho thần lửa. Theo quan niệm của người Nhật, Okame mang lại hạnh phúc.
Ngoài ra, trong văn hóa hài kịch các chiếc mặt nạ cũng được sử dụng, tiêu biểu là kịch noh. Đây là kịch mang màu sắc cuốc sống của Nhật cũng như được coi là quốc hồn của Nhật Bản. kịch noh có 5 hình thái chính là Kanzen, Komparu, Hosho, Kongo và Kita. Khi biểu diễn mặt nạ có nhiều sắc thía biểu cảm theo tậm trạng của vai diễn cùng các nhạc cụ truyền thống trên nền lời những câu thơ thất – ngữ, ít câu, ít chữ nhưng mang nhiều ẩn ý, ý nghĩa
Theo quan niệm của người Trung Quốc, rồng là con vật dũng mãnh có thể hô mưa gọi gió và là biểu tượng cho hoàng đế. Khi truyền sang Nhật Bản, người dân nơi đây xem rồng là Thần nước – vị thần ban cho họ những cơn mưa khi trời hạn hán. Vì vậy, trong các nghi lễ cầu mưa ở Nhật, luôn có sự xuất hiện của những chiếc mặt nạ mang hình rồng.
Mặt nạ Nhật Bản đại diện cho không chỉ đời sống tâm linh mà còn cả đời sống văn hóa, quan niệm thẩm mĩ rất truyền thống. Ngày nay, tuy không còn phổ biến rộng rãi, nhưng mặt nạ vẫn là thứ không thể thiếu trong các lễ hội. Tinh hoa của đất nước được thể hiện trong một đồ vật tưởng như nhỏ bé
Bài viết phổ biến
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Phong tục đầu năm xin quẻ cầu may của xứ sở mặt...
Năm mới đến, người Nhật tìm về sự thanh bình, tĩnh lặng bằng...Xem thêm
6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn...
Văn hóa được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi nó hình...Xem thêm
Osechi - Cỗ Tết Nhật Bản (Món ăn Tết Nhật Bản)
“Osechi ryori” là bữa ăn mà hầu hết người Nhật Bản dùng vào...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Osechi - Món ăn truyền thống vào dịp Tết ở Nhật...
Ngày xưa, món này đa phần đều do người trong gia đình tự tay...Xem thêm
Cách nấu lẩu Sukiyaki ngon tuyệt chuẩn vị như...
Theo truyền thống, lẩu sukiyaki được nấu trong nồi gang, thịt...Xem thêm
Khám phá rượu Shochu Nhật Bản nổi tiếng và cách...
Shochu (燒酒, しょうちゅう) là một thứ rượu trắng của Nhật Bản, được...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm