Đền thờ Fushimi Inari Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với rất nhiều đền chùa cổ. Là quốc gia với nền tảng tôn giáo chủ yếu là thần đạo nên hiện giờ còn rất nhiều ngôi đền nổi tiếng rải rác khắp đất nước và tập trung chủ yếu ở Kyoto. Trong số những ngôi đền đó là đền thờ Inari - nữ thần lúa gạo có tên gọi là Fushimi Inari. Đây là ngôi đền nổi tiếng nhất, có lịch sử lâu đời từ những năm 794 nằm tọa lạc tại Kyoto.
Fushimi Inari Taisha (伏見稲荷大社) là một ngôi đền nằm ở dưới chân núi Inari thờ phụng vị thần Inari (稲荷大神) là vị thần của Cáo, của đất đai, gạo, trà và sake, của Nông nghiệp và Công nghiệp, thần của sự Giàu có và thành công. Đền bao gồm những con đường mòn lên núi và nhiều với nhiều đền thờ nhỏ hơn trong đó khoảng 4 km và mất khoảng 2 giờ để đi lên. Đến thăm Fushimi Inari chúng ta có thể ngắm nhìn hàng ngàn chiếc cổng màu đỏ quanh những con đường mòn xinh đẹp.
Lịch sử
Ngôi đền được xây dựng năm 711 dưới sự bảo trợ của triều đình trong những năm đầu của thời kì Heian trên ngọn đồi Inari vì thế ngôi đền mang tên Fushimi Inari là vậy. Sau này vào năm 965, ngôi đền nổi tiếng này được dời xuống chân đồi Inari như ngày nay giữa những cây tuyết tùng Nhật Bản to lớn. Ngồi đền này là một trong 4 vạn đền thờ của đạo Shito (Thần đạo) trên khắp nước Nhật Bản thờ vị thần Inari, một vị thần được cả nước Nhật sùng kính, là vị thần của Cáo, của đất đai, gạo, trà và sake, của Nông nghiệp và Công nghiệp, thần của sự Giàu có và thành công của đất nước xứ sở Phù Tang.
Cũng như tất cả đền thờ thần Inari, ngôi đền Fushimi có một ngôi chính điện sơn màu đỏ thẳm được nối liền với dãy hành lan với hai hàng cột hai bên hun hút sơn màu đỏ son và vô số các pho tượng bằng đá, sứ giả của thần Inari là một con cáo. Theo truyền thuyết thì cáo chính là con vật truyền tin của nữ thần Inari nên xung quanh đền có rất nhiều bức tượng cáo được tạc tỉ mỉ, nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau.
Qui mô- Kiến trúc:
Mặc dù kiến trúc điện thờ rất thu hút và đáng để ghé thăm, nhiều du khách lại chỉ đến để khám phá khu vực xung quanh. Nổi bật ở chỗ, con đường dẫn đến ngôi đền được gọi là Senbon Torii (千本鳥居) nghĩa là “Vạn cổng Torii” (Torii là cổng trước mỗi ngôi đền thờ thần của Nhật Bản) ước tính có đến hơn 10000 cánh cổng Torii xếp dày đặc thành 2 hàng, cả 2 hàng dẫn từ chân núi Inari lên đến tận ngôi đền trên đỉnh núi. Một người bình thường muốn thăm đền sẽ mất 2-3 tiếng đi bộ dưới con đường cổng Torii này. Ở trên mỗi cổng có ghi ngày tháng và tên của những công ty đã tặng những cổng Torii này cho ngôi đền với niềm tin rằng việc làm đó sẽ mang lại may mắn và thành đạt cho công ty. Giá của mỗi cổng Torii này cũng không hề rẻ, cổng nhỏ có giá 400.000 yên và giá tăng dần theo kích cỡ, có thể lên đến 1 triệu yên.
Điều thú vị:
Những con đường mòn trên núi xung quanh điện thờ có cổng torii (cổng đền Nhật Bản) dọc toàn bộ lối đi. Những chiếc cổng này được các cá nhân và công ty quyên tặng và mỗi chiếc cổng đều có tên của người quyên tặng và ngày quyên tặng được viết ở mặt sau. Đi trên những con đường dày đặc cổng trông như một đường hầm. Đèn lồng thắp sáng con đường vào những ngày ảm đạm. Điện thờ bằng đá, chạm khắc, thác nước và ao hồ tô điểm dọc theo những con đường, khiến những con đường mòn trở thành một nơi tuyệt vời để chụp ảnh.
Cáo được coi là sứ giả của thần Inari, tạo nên dấu ấn đặc sắc tại ngôi đền này, một trong những điểm tham quan lịch sử miễn phí của Kyoto. Du khách sẽ thấy những bức tượng bằng đồng của loài động vật này khắp địa điểm tham quan; một số con ngậm chìa khóa kho gạo.
Tượng Cáo ở Fushimi Inari
Chuyến đi trở lại lên đỉnh núi phải mất từ hai đến ba giờ, nhưng đáng để du khách dành thêm thời gian dừng chân tại một trong những nhà hàng trên đường để nếm thử udon (một loại mì), đậu hũ chiên và sushi cùng trà nóng hoặc một chén rượu saké. Thậm chí có những quầy hàng bán bùa.
Những lá bùa được bày bán ở Fushimi Inari
Nếu du khách quyết định leo thẳng lên đỉnh núi, du khách sẽ được tưởng thưởng bằng tầm nhìn khắp Kyoto, và càng leo cao thì càng có ít người. Nơi đây cũng đáng để du khách lang thang cho đến chập tối, khi những chiếc đèn lồng được thắp sáng, đem đến cho khung cảnh một vẻ đẹp kỳ ảo.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Amaterasu vị thần được người dân Nhật Bản tôn thờ
Thần sai một thần thợ rèn độc nhỡn làm một tấm gương thật...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Khi nhìn thấy Hạc Trắng ở Nhật bạn sẽ là người...
Truyền thuyết “hạc đền ơn” ở Nhật, đó là một con hạc gặp nạn...Xem thêm
Chiếc khăn Tenugui thần kỳ của xứ anh đào
Chắc hẳn khi nói về văn hóa Nhật Bản chúng ta không thể không...Xem thêm