Khám phá hoàng cung Tokyo
Ra khỏi cửa phía Tây của nhà ga trung tâm Tokyo, đi về hướng Tây theo con đường lớn được một đoạn, bạn sẽ thấy khu công viên rộng lớn có nhiều cây tùng bách và thấp thoáng phía sau là những lâu đài cổ, tường trắng, mái ngói cong. Đó chính là Hoàng cung Tokyo (Imperial Palace) mà monnhatban.com muốn giới thiệu đến các bạn hôm nay.
Sơ lược về hoàng cung Tokyo
Hoàng cung Tokyo (tiếng Nhật: 皇居, Kokyo; Hán Việt: Hoàng Cư, nghĩa đen, "nơi cư trú của hoàng đế") là nơi cư trú chính của Nhật Hoàng. Khuôn viên Hoàng cung Tokyo rộng lớn như một công viên, nằm trong khu Chiyoda của Tokyo, gần ga tàu lửa Tokyo và có nhiều tòa nhà bao gồm cả cung điện chính (Kyūden-宫殿), nhà riêng của gia đình hoàng gia, một kho lưu trữ, bảo tàng và các cơ quan hành chính. Nó được xây dựng trên trang địa điểm thành Edo, tổng diện tích bao gồm các khu vườn là 7,41 km vuông.
Lịch sử Hoàng cung Tokyo
Sau sự kiện đầu hàng của Mạc phủ và sự kiện Minh Trị Duy Tân, những người cư trú ở lâu đài, bao gồm các Tướng quân Tokugawa Yoshinobu, đã được yêu cầu dọn ra khỏi các cơ sở của lâu đài Edo. Trong năm thứ hai của Minh Trị, vào ngày 23 tháng 10 (1868), Nhật Hoàng rời Hoàng cung Kyoto đến. Phức hợp lâu đài Edo đã trở thành nơi cư trú mới của Nhật Hoàng và được đổi tên thành Thành Tokyo (东京 城, Tokyo -jō) tháng 10 năm 1868, và sau đó đổi tên thành Hoàng Thành (皇城, Kōjō) vào năm 1869. Các vụ hỏa hoạn trước đã phá hủy khu vực Honmaru chứa donjon cũ (mà bản thân nó bị đốt cháy trong ngọn lửa Meireki năm 1657). Vào đêm 05 tháng năm 1873, một đám cháy tiêu thụ Cung Nishinomaru (trước đây là nơi cư trú của shogun), và Cung Thành mới (宫城, Kyūjō) đã được xây dựng trên địa điểm này vào năm 1888.
Vị trí Hoàng cung ngày nay cũng chính là khu vực Cung điện Edo được xây dựng từ thời chính quyền Nhật Bản nằm trong tay dòng họ sứ quân Tokugawa cai trị từ năm 1603 - 1867. Leyasu Tokugawa, vị sứ quân đầu tiên trong thời kỳ Edo, đã xây dựng Cung điện Edo như một biểu tượng chính trị và kinh tế cho nước Nhật thời đó. Đến năm 1710, tức thời của sứ quân Ienobu, đây là khu Cung điện được bao quanh bởi hai lớp hào nước, với diện tích dài khoảng 5 km, theo hướng Đông sang Tây, và 3,9km, theo hướng Nam sang Bắc. Cho đến ngày nay, những lớp hào nước và các bức tường đá của Cung điện Edo vẫn được giữ nguyên.
Năm 1868, chế độ sứ quân bị dẹp bỏ, đất nước quy về một mối do nhà vua cai trị, và kinh đô được dời từ Kyoto về Tokyo. Hoàng cung được xây dựng và hoàn tất năm 1888, rồi bị không quân Mỹ tàn phá năm 1945. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoàng cung được phục chế theo cùng kiểu cũ, một số cổng và chùa nhỏ bên trong Hoàng cung được phục chế. Đến năm 1968, Hoàng cung Tokyo được trùng tu hoàn thiện như ta thấy ngày nay.
Được bao bọc bởi những tường thành cổ và hồ nước sâu, Hoàng cung Tokyo toát nên một không khí thâm nghiêm, trái ngược với nhịp sống ồn ào, náo nhiệt bên ngoài. Mỗi năm, Cung điện của Nhật Hoàng chỉ mở cửa cho dân chúng vào thăm hai lần: ngày 2.1, nhân dịp đầu năm và ngày Tết của Nhật; và ngày sinh nhật của Nhật Hoàng đương nhiệm Akihito, 23/12. Vào những ngày đó, Hoàng gia Nhật sẽ đứng trên ban công để dân chúng chúc mừng. Những ngày khác trong năm, mọi người chỉ được đứng bên ngoài cổng Hoàng cung ngắm và chụp ảnh lưu niệm. Mọi sự tiếp cận đối với gia đình hoàng tộc đều được Cơ quan Quản lý Hoàng gia (Kunaicho) kiểm soát nghiêm ngặt…
Tuy nhiên, khách thập phương đều có thể đến thăm khu vườn ngoài trời của cung điện (Kokyo Gaien), khu vườn phía Đông (Higashi Gyoen) và công viên Kitanomaru. Khu vườn ngoài trời nằm ở phía Đông Nam Hoàng cung, rất rộng, hướng về phía cung điện. Từ khu vườn ngoài trời Kokyo, trước Hoàng cung, du khách có thể nhìn thấy cây cầu Nijubashi bắc qua hào nước sâu. Đây là cây cầu bằng đá có hai nhịp, còn được người Nhật gọi là cầu Mắt kính (Meganebashi) vì trông giống như 2 tròng của một cặp kính đeo mắt. Phía sau ẩn mình giữa các hàng thông xanh là những cung điện nhỏ tường trắng, mái ngói đen, chứ không có vẻ hoành tráng, nguy nga như ta vẫn thấy ở Tử Cấm Thành, Bắc Kinh hay các cung điện ở châu u.
Hoàng cung chỉ mở cho du khách tham quan hai lần trong một năm, ngày 2 tháng 1 đón chào Năm Mới và 23 tháng 12 Sinh nhật Nhật Hòang, lúc đó Hoàng Gia Nhật sẽ hiện diện trên ban công để dân chúng chúc mừng. Những ngày còn lại sẽ có tour miễn phí thuyết minh bằng tiếng Nhật từ thứ hai đến thứ sáu và kéo dài trong vòng 75 phút.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm