Món Nhật Bản


Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng sợ nhưng lại đáng yêu

Nhật bản là một quốc gia trù phú về thiên nhiên và ẩn mình dưới những thiên nhiên hùng vĩ được ban tặng là sự xuất hiện của những loài vật kỳ lạ. Kỳ lạ nhất chắc phải nói đến giống Kỳ giông khổng lồ đặc trưng Nhật Bản (danh pháp khoa học: Andrias japonicus) là một loài kỳ giông đặc hữu Nhật Bản, nơi nó được gọi là Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì hình dáng nó nhìn giống như là một con cá tròn trĩnh dễ thương khác với hình ảnh những con kỳ giông hung dữ khác. Với chiều dài lên đến 1,5 mét, nó là loài kỳ giông được xếp lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc.

kỳ giông nhật bản

Kỳ giông khổng lồ của Nhật Bản, chỉ sống giới hạn trong các suối nước lạnh và trong, sống hoàn toàn dưới nước và sinh hoạt về đêm. Không giống như những loài kỳ giông khác rụng mang sớm trong chu kỳ sống của chúng, chúng chỉ ngoi đầu lên mặt nước để lấy không khí mà không mạo hiểm ra khỏi nước và lên mặt đất. Ngoài ra do kích thước lớn và thiếu mang, chúng bị hạn chế ở khu vực nước chảy và chứa nhiều ôxy. Khi bị đe dọa, loài kỳ nhông này có thể tiết ra một chất màu trắng đục có mùi mạnh có mùi giống như sơn tiêu Nhật Bản (Zanthoxylum piperitum), vì thế tên của nó trong tiếng Nhật là cá sơn tiêu khổng lồ.

kỳ giông nhật bản

Loài này có thị lực rất kém, và sở hữu các tế bào đặc biệt cảm giác bao phủ da của nó, chạy từ đầu đến chân. Những tế bào cảm giác có hình dạng như lông phát hiện rung động nhỏ trong môi trường, và khá giống với các tế bào lông của tai trong của con người. Tính năng này cần thiết để giúp nó săn mồi do thị lực kém của nó. Nó có quá trình trao đổi chất chậm và thiếu các đối thủ cạnh tranh tự nhiên. Nó là một loài sống lâu, với cá thể nuôi nhốt sống lâu kỷ lục ở Natura Artis Magistra, Hà Lan, sống đến 52 năm. Trong tự nhiên chúng có thể sống đến 80 năm.

kỳ giông nhật bản

Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản lần đầu tiên được những người châu u lập danh lục khi bác sĩ nội trú trên đảo Dejima ở Nagasaki là Philipp Franz von Siebold bắt được một cá thể và vận chuyển nó về Leiden, Hà Lan, vào thập niên 1820. Loài này được chọn là loài vật biểu tượng quốc gia đặc biệt vào năm 1951 và đã được bảo vệ. Nó là một loài sống sót từ Thượng kỷ Jura, cách đây khoảng 140 triệu năm.Kỳ nhông khổng lồ Nhật Bản này có chiều dài khoảng 1,5m, nặng khoảng 20kg, chuyên sinh sống vào ban đêm và được xếp vào dạng cực quý hiếm.

kỳ giông nhật bản

Loài kỳ nhông có kích thước lớn thứ hai trên thế giới có chiều dài khoảng 1,8m, nặng 63,5kg.Ít ai biết rằng, với thân hình đồ sộ, vẻ ngoại hình xấu khủng khiếp như vậy nhưng đây là một sinh vật khá hiền lành. Chúng rất hiền lành và thân thiện chỉ ăn côn trùng, ếch nhái, cá.
Đặc biệt hơn, không giống những loài kỳ nhông khác rụng mang sớm trong chu kỳ sống, loài vật này chỉ ngoi đầu lên mặt nước để lấy không khí mà ít khi dám mạo hiểm bản thân chui ra khỏi mặt nước để lên bờ.Ngoài ra do kích thước lớn và thiếu mang, chúng gặp khá nhiều hạn chế trong việc đi lại ở khu vực nước chảy và chứa nhiều oxy.

kỳ giông nhật bản

Khi bị đe dọa, kỳ nhông này sẽ tiết ra một chất đục trắng có mùi hắc mạnh, gần giống mùi tiêu Nhật Bản (Zanthoxylum piperitum). Bởi lẽ đó mà người Nhật Bản thường gọi chúng bằng cái tên khá dễ thương - Osanshouo - nghĩa là chú cá hạt tiêu khổng lồ.Osanshouo có đôi mắt bé tí hin cùng thị lực kém nhưng lại sở hữu các tế bào cảm giác đặc biệt, bao phủ trên da, trải dài từ đầu đến chân. Những tế bào cảm giác này nhỏ, tơ như lông, cực kỳ nhạy bén như phần lông tai trong của con người - giúp cho vật chủ có thể phát hiện con mồi và "né" kẻ thù.

trứng kỳ giông nhật bản

Tuy sống sót được 140 triệu năm nhưng hiện tại, loài kỳ nhông khổng lồ này lại đang rơi vào tình trạng khá nguy kịch bởi vấn nạn ô nhiễm môi trường. Bởi lớp da của chúng rất nhạy cảm với bên ngoài, các chất độc, chất thải nhân tạo rất dễ xâm nhập qua da và tấn công nội tạng con vật. Điều này làm số lượng của kỳ nhông giảm đi nhanh chóng.Ngoài ra việc săn bắt quá mức cũng góp phần không nhỏ đẩy loài vật bí ẩn này đến bên bờ vực tuyệt chủng. Hiện nay, hành động này đã bị cấm nhưng vẫn chưa thể có cái nhìn quá lạc quan về sự tồn tại của loài này.

trứng kỳ giông nhật bản

Kỳ giông khổng lồ Nhật Bản từng là chủ đề của các truyền thuyết và tác phẩm nghệ thuật ở Nhật Bản, ví dụ như trong tác phẩm ukiyo-e của Utagawa Kuniyoshi.Người ta cho rằng sinh vật thần thoại Nhật Bản nổi tiếng được biết đến như kappa trên thực tế là kỳ giông khổng lồ Nhật Bản nó tượng trưng cho đức tính hiền lành và sức khỏe dẻo dai của con người xứ phù tang này.

kỳ giông nhật bản

4,407 chars | 2017/11/21 08:00

Xem thêm bài viết liên quan

Du lịch đến Nhật Bản vào tháng 12

Du lịch đến Nhật Bản vào tháng 12

04/12/2017, Kiến thức về Du lịch
Tháng 12 là một năm sôi động của năm tại Nhật Bản khi năm kết thúc và mọi người bắt đầu chuẩn bị cho năm mới.
Thích thú với những chuyến tàu vô cùng dễ thương và ấn tượng ở Nhật Bản

Thích thú với những chuyến tàu vô cùng dễ thương và ấn tượng ở Nhật Bản

12/05/2017, Kiến thức về Du lịch
Với những điều kiện sẵn có Nhật Bản đã sáng tạo nên một điều kì diệu chính là kết hợp giữa các chuyến tàu lửa vô cùng hiện đại và hình ảnh các nhân vật trong truyện tranh lại với nhau. Ngày nay để những chuyến đi...
Cách nhập cư tại Nhật Bản

Cách nhập cư tại Nhật Bản

22/08/2017, Kiến thức về Du lịch
Dưới đây là một giới thiệu cơ bản về hệ thống nhập cư Nhật Bản. Vui lòng liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản gần nhất hoặc văn phòng nhập cư ở Nhật để được tư vấn chính thức.
Những loài động vật siêu đáng yêu chỉ có ở Nhật Bản

Những loài động vật siêu đáng yêu chỉ có ở Nhật Bản

09/06/2017, Kiến thức về Du lịch
Thỏ nâu (hay còn gọi là “thỏ khóc”) là một phân loài nhỏ đặc biệt của của loài thỏ mà có thể tìm thấy ở bất cứ đâu ở châu Á và thế giới. Những chú thỏ mũm mĩm, dễ thương này được cho là nguồn cảm hứng để sáng tác nên nhân vật Pikachu huyền thoại trong truyện Pokemon...
Phòng tắm công cộng Sento ở Nhật Bản bạn đã thử chưa?

Phòng tắm công cộng Sento ở Nhật Bản bạn đã thử chưa?

22/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Giá vé của một phòng tắm công cộng Sento trung bình 300 đến 500 yên cho người lớn (100 đến 300 yên cho trẻ em dưới 12 tuổi). Phòng tắm công cộng Sento có 2 gian riêng biệt cho nam giới và phụ nữ. Cả hai gian thường được đánh dấu bởi một tấm màn treo noren dài.
Những trải nghiệm cho chuyến du lịch Nhật Bản hấp dẫn hơn (phần 1)

Những trải nghiệm cho chuyến du lịch Nhật Bản hấp dẫn hơn (phần 1)

25/05/2017, Kiến thức về Du lịch
Từng là thủ đô của Nhật Bản trong một khoảng thời gian rất dài, Kyoto sở hữu một bộ sưu tập đồ sộ các điểm đến được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Bên cạnh đó, vùng đất cố đô còn tự hào bởi những đặc trưng văn hóa như khu phố geisha...
Độc đáo với vẻ đẹp của loài kì giông khổng lồ Nhật Bản

Độc đáo với vẻ đẹp của loài kì giông khổng lồ Nhật Bản

24/05/2017, Kiến thức về Du lịch
Vòng đời tương tự như của loài kỳ giông lưỡng cư, ngoại trừ nó không lên cạn và vẫn ở dưới nước trong suốt cuộc đời. Cụ thể, đến mùa sinh sản kỳ giông khổng lồ Nhật Bản bơi ngược lên các dòng suối miền núi để đẻ trứng. Kỳ giông đực phóng tinh dịch lên trứng do kỳ giông cái đẻ ra. Ấu trùng sinh ra...
Nhật Bản, những điều nên thử lúc về đêm (Phần 2)

Nhật Bản, những điều nên thử lúc về đêm (Phần 2)

26/04/2017, Kiến thức về Du lịch
Yakatabune là một phong cách truyền thống của Nhật Bản trên sông dành cho các tầng lớp quí tộc. Với nội thất Nhật Bản là sàn tatami . Du lịch trên biển ăn tối Yakatabune có sẵn tại nhiều địa điểm ở Nhật Bản. Du lịch trên biển của vịnh Tokyo đặc biệt phổ biến và thường bao gồm nomihoudai...
Làm thế nào để ăn ở một nhà hàng tại Nhật

Làm thế nào để ăn ở một nhà hàng tại Nhật

15/08/2017, Kiến thức về Du lịch
Nhật Bản có rất nhiều nhà hàng có nhiều món ăn vô tận. Trong khi mỗi nơi khác nhau, những điểm sau đây sẽ giúp cho việc ăn uống tại Nhật Bản trở thành một trải nghiệm thú vị.
Trải nghiệm suối nước nóng (onsen) phần 1

Trải nghiệm suối nước nóng (onsen) phần 1

28/12/2017, Kiến thức về Du lịch
Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia có nguồn suối nước nóng (người Nhật gọi đó là các "Onsen") dồi dào nhất trên thế giới: trên khắp chiều dài Nhật Bản có khoảng 150 suối nước nóng và 1400 các nhánh suối nhỏ. Ngâm mình trong các suối nước nóng với nhiệt độ khoảng từ 25°C à 60°C hay có n...