Món Nhật Bản


Một số quy tắc cơ bản khi sang Nhật Bản mà chúng ta nên biết

Mỗi đất nước trên thế giới này đều có những nét văn hóa, quy tắc riêng của từng nơi/ Người ta có câu "nhập gia tùy tục" quả luôn luôn đúng phải không nào? Hôm nay, monnhatban.com xin phép bật mí với bạn đọc một số quy tắc tưởng chừng đơn giản nhưng lại chẳng mấy ai biết khi bước chân tới đất nước Nhật Bản, nào, cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về những quy tắc khi sang Nhật để tránh sự bỡ ngỡ nhé các bạn !

1. Kỹ năng khi tặng hay đưa danh thiếp

quy-tac-khi-sang-nhat

Danh thiếp là một phần thể hiện bản thân của ai đó. Ở Việt Nam nếu muốn gửi danh thiếp cho ai đó chúng ta có thể không coi trọng việc phải đưa như thế nào. Nhưng tại Nhật, khi nhận (hay đưa) mỗi chiếc danh thiếp chúng ta phải dùng hai tay và đối mặt với người khác, sau đó nhìn vào tấm thiệp trước khi đẩy nó đi.

Khi nhận danh thiếp nên nở nụ cười thật tươi và có ánh mắt thiện cảm trìu mến hướng về người tặng hay người nhận để thể hiện sự chân thành, tấm lòng của mình đối với họ.

2. Chấm một phần miếng sushi vào nước tương đậu

Trong các bữa ăn tại Nhật, nếu hôm nào đó bạn được ăn món sushi mà là một vị khách thì các bạn cần phải đặt miếng sushi ngược và chấm một phần vào nước tương. Trong quá trình làm việc này, các bạn nên hết sức từ tốn vì nếu vội vàng và không cẩn thận thì miếng sushi sẽ rơi cả miếng vào nước tương đậu. Và đây là hành động xúc phạm đầu bếp.

3. Trong bữa ăn

Theo đạo Phật, khi chọc đũa và phần cơm trong bát đồng nghĩa với việc bạn đang dâng cơm cho người chết. Thay vào đó, hãy đặt đôi đũa nằm ngang so với bát cơm, hoặc để đũa lên một cái đế đỡ đũa riêng (ở Nhật họ bán riêng những đế đựng đũa trong bữa cơm rất nhỏ nhắn, xinh xắn)

Ăn hết các món là một cách thể hiện sự tôn trọng gia chủ. Nếu bạn để thừa có nghĩa là đầu bếp nấu tồi.

Không nên tự rót rượu cho mình mà phải rót mời người ngồi cạnh, hoặc người đối diện, và để họ rót vào ly của mình. Khẽ nâng ly khỏi mặt bàn khi được rót rượu.

Sụt mỳ thành tiếng không bị coi là vô văn hóa khi ăn mỳ ở Nhật. Thực tế là các quán mỳ ở Nhật lúc nào cũng tràn ngập âm thanh sì soạp đó.

4. Mặc Kimono

quy-tac-khi-sang-nhat

Nếu ở tại một khách sạn kiểu truyền thống ở Nhật, bạn sẽ được cung cấp một chiếc yukata hoặc một bộ kimono bằng chất cotton. Khi bạn mặc nó, cần phải chắc chắn gập theo đúng chiều từ trái qua phải. Cách gấp ngược lại chỉ dành cho xác chết.

5. Khi đến chơi nhà

Chủ nhà người Nhật thường yêu cầu khách để giầy ở ngoài trước khi vào nhà. Cần cởi giày khi vào nhà hoặc những nơi có nền gỗ, thảm cói…Bình thường bạn sẽ được đưa một đôi dép đi trong nhà (khác với loại đi trong toilet). Tuy nhiên, cũng cần tránh để đôi chân chạm đất trước khi bước vào nhà. Hành động này có thể mang theo những bụi bẩn, và như vậy là không tôn trọng chủ nhà.

6. Nhà tắm công cộng

Nhà tắm công cộng ở Nhật rất khác biệt so với những nơi khác đó là phòng nam – nữ tắm riêng để thể hiện sự tôn trọng những người khác giới. Phòng thay đồ luôn có rổ hoặc tủ để cất quần áo, và có chăn tắm, xà phòng và dầu gội đầu. Bạn có thể mang theo khăn mặt và dầu gội vào khu vực nhà tắm. Các vòi nước được gắn dọc theo tường. Khi đã tắm sạch, bạn phải xả sạch người rồi mới đi ra khu vực khác. Đừng gây sốc khi đi lại khắp nơi với xà phòng dính đầy người.

3,181 chars | 2017/04/24 05:07

Xem thêm bài viết liên quan

Độc đáo nghệ thuật bonsai Nhật Bản

Độc đáo nghệ thuật bonsai Nhật Bản

02/06/2017, Kiến thức về Du lịch
Air Bonsai vô cùng độc đáo nhưng vẫn giữ được cho mình vẻ đẹp và duyên dáng vốn có. Để cây Bonsai có thể lơ lửng đcược phải cần đến nguồn điện hỗ trợ và phần đế có khe cắm điện ở phía dưới đáy, khi cắm vào nguồn điện thì sẽ có đèn phát sáng báo hiệu. Về cơ bản, Air Bonsai sẽ gồm hai phần: phần đế...
Khoảnh khắc tuyệt đẹp tại xứ sở Phù Tang

Khoảnh khắc tuyệt đẹp tại xứ sở Phù Tang

26/05/2017, Kiến thức về Du lịch
Mùa đông Tháng 1 -2 : Đây là thời gian bạn có thể đi trượt tuyết hoặc ngắm cảnh tuyết. Thường tuyết nhiều nhất là giữa mùa đông, từ tháng 1 tới đầu tháng 2. Bạn cần chú ý là không phải ở đâu cũng có tuyết rơi dày, thường tuyết chỉ rơi và bao phủ ở phía Bắc Nhật Bản và phía Tây Nhật Bản...
Tam Đại Quốc Bảo Thành cổ kính nổi tiếng Nhật Bản

Tam Đại Quốc Bảo Thành cổ kính nổi tiếng Nhật Bản

26/05/2015, Kiến thức về Du lịch
Thành Himeji là một trong ba tòa thành cổ nhất Nhật Bản, có bề dày lịch sử lâu đời, trải qua biết bao biến cố cùng với sự bào mòn của năm tháng nhưng vẻ đẹp của tòa thành vẫn được người dân xứ sở hoa Anh Đào bảo tồn kĩ lưỡng...
Ý nghĩa hoa Trà đỏ Nhật Bản - một món quà của mùa đông

Ý nghĩa hoa Trà đỏ Nhật Bản - một món quà của mùa đông

06/10/2017, Kiến thức về Du lịch
Cánh hoa trà đỏ rơi rụng tượng trưng cho sự chết tự do và sự phù du của cuộc đời, không mang lòng oán hận. Đặc biệt người Nhật rất thích hoa với tràng hoa đơn giản vì đối với họ dạng hoa này tiêu biểu cho tình bạn, sự thanh lịch và hòa hợp...
Độc đáo với vẻ đẹp của loài kì giông khổng lồ Nhật Bản

Độc đáo với vẻ đẹp của loài kì giông khổng lồ Nhật Bản

24/05/2017, Kiến thức về Du lịch
Vòng đời tương tự như của loài kỳ giông lưỡng cư, ngoại trừ nó không lên cạn và vẫn ở dưới nước trong suốt cuộc đời. Cụ thể, đến mùa sinh sản kỳ giông khổng lồ Nhật Bản bơi ngược lên các dòng suối miền núi để đẻ trứng. Kỳ giông đực phóng tinh dịch lên trứng do kỳ giông cái đẻ ra. Ấu trùng sinh ra...
Cây Thông bất tử - Món quà kỳ diệu của thiên nhiên

Cây Thông bất tử - Món quà kỳ diệu của thiên nhiên

13/10/2017, Kiến thức về Du lịch
Thảm họa sóng thần đã cuốn trôi cả một khu rừng gồm 70.000 cây xanh đang sinh sống, nhưng kỳ diệu thay chỉ có duy nhất một cây thông nhỏ còn sống sót. Và kể từ đó nó được biết đến như là "cây thông thần kỳ" - một biểu tưởng cho niềm hi vọng của cộng đồng bị thiên tai tàn phá và đó cũng là một đài...
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng sợ nhưng lại đáng yêu

Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng sợ nhưng lại đáng yêu

21/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì hình dáng nó nhìn giống như là một con cá tròn trĩnh dễ thương khác với hình ảnh những con kỳ giông hung dữ khác. Với chiều dài lên đến 1,5 mét, nó là loài kỳ giông được xếp lớn thứ nhì trên thế giới, chỉ sau kỳ giông khổng lồ Trung Quốc...
Cách nhập cư tại Nhật Bản

Cách nhập cư tại Nhật Bản

22/08/2017, Kiến thức về Du lịch
Dưới đây là một giới thiệu cơ bản về hệ thống nhập cư Nhật Bản. Vui lòng liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản gần nhất hoặc văn phòng nhập cư ở Nhật để được tư vấn chính thức.
Khám phá về nguồn gốc cây Bonsai bay lơ lửng trên không trung ( Phần 2)

Khám phá về nguồn gốc cây Bonsai bay lơ lửng trên không trung ( Phần 2)

28/11/2017, Kiến thức về Du lịch
Nhật Bản đã có một quyết định táo bạo và độc đáo khi kết hợp công nghệ cao với nghệ thuật để tạo ra cây cảnh (bonsai) bay đầu tiên trên thế giới. Bầu cây được đặt trên một chậu cảnh có từ tính đặc biệt giúp nó cân bằng trong không khí, và thậm chí là còn xoay vòng tại chỗ...
Thú vị mùa hè Nhật Bản

Thú vị mùa hè Nhật Bản

30/05/2017, Kiến thức về Du lịch
Mùa hè là mùa trồng lúa cũng là mùa mà đất nước chuyển sang màu xanh, từ màu xanh của lá anh đào, lá phong, cây sồi, hạt dẻ trên rừng núi cho đến màu xanh đậm hơn của những hàng thông xanh và lũy tre nhẹ nhàng phất mình trong gió. Mùa hè cũng là mùa của pháo hoa. Hầu như hàng đêm, mọi người quanh...