Tam Đại Quốc Bảo Thành cổ kính nổi tiếng Nhật Bản
Thành Himeji là một trong ba tòa thành cổ nhất Nhật Bản, có bề dày lịch sử lâu đời, trải qua biết bao biến cố cùng với sự bào mòn của năm tháng nhưng vẻ đẹp của tòa thành vẫn được người dân xứ sở hoa Anh Đào bảo tồn kĩ lưỡng. Nằm ở miền Trung Nhật Bản cách thành phố Tokyo 650km về phía Tây, thành Himeji được người dân Nhật Bản xem như một quốc bảo, Lâu đài Himeji mang biệt danh là “ White Heron” vì các bức tường của nó được che phủ bằng một lớp thạch cao trắng. Tòa lâu đài này được xây dựng bằng gỗ chứ không phải bằng đá, chính vì vậy mà người ta phải quét một lớp thạch cao trắng để chống cháy ở tất cả các bức tường, cũng như toàn bộ cấu trúc bên trong bên ngoài.
Theo các tài liệu còn lưu giữ thì vào năm 1333, Norimura Akamatsu - người đứng đầu quận Harima đã xây dựng thành Himeji trên đỉnh ngọn đồi Himeyama cao 45,6m so với mực nước biển sau đó năm 1346 con trai của ông Sadanori tiếp tục xây dựng để mở rộng tòa thành này. Năm 1601, Terumasa Ikeda bắt đầu đào ba hào xung quanh thành và cuối cùng đã hoàn thành nó vào năm 1609. Hào bên ngoài là phía Bắc của ga tàu JR Himeji ngày nay. Sau Ikedas, Tadamasa Honda đã xây dựng thêm một số bức tường ở phía Tây.
Nói về kiến trúc của thành Himeji chúng ta có thể thấy được nét riêng biệt về tòa thành này từ cái nhìn đầu tiên. Trước hết, Nhật Bản bắt đầu công cuộc Duy Tân Minh Trị tiến hành cải cách đất nước, tiếp thu văn hóa phương Tây vào năm 1868, nhưng kiến trúc toàn thành nhìn từ bên ngoài vào vừa có những đường nét cong với mái vòm to theo lối kiến trúc của các cung điện thời xa xưa (lối kiến trúc cổ điển của phương Đông đặc biệt là Trung Hoa) vừa có nét bề thế của phương Tây (một lối kiến trúc mà sau này mới được phổ biến trên toàn thế giới). Từ lâu, người Nhật đã ý thức được giá trị bảo tồn của lâu đài Himeji. Vì thế, đất đai xung quanh khu vực lâu đài hầu như không được phép dùng để xây dựng nhà cửa cho dân sinh sống, không có một toà nhà cao tầng nào mọc lên để “tranh giành” khoảng không gian chỉ dành riêng cho lâu đài. Tòa thành được làm hoàn toàn từ gỗ và được xây dựng rất kiên cố.
Cả lâu đài có tổng cộng 6 tầng lầu được dựng nên bởi những chiếc cột gỗ có đường kính lớn chống thẳng nhằm mục đích chịu lực. Có những cột to được xác định niên đại bằng phương pháp khoa học có niên đại cách đây những 780 năm, thuộc loại đại cổ thụ hiếm thấy và được làm từ loại gỗ bách. Các xà ngang, xà dọc cũng được làm từ gỗ, ngay cả những vách ngăn cũng được làm từ những ván gỗ xẻ, không sơn mà vẫn mang máu sắc tự nhiên của vỏ gỗ. Kỹ thuật liên kết giữa các cột và xà cũng là kỹ thuật ghép mộng như kỹ thuật dựng đình chùa ở ta.Đặc biệt, cầu thang nối các tầng được thiết kế không trùng nhau ở cùng một vị trí toạ độ mà được bố trí rải rác tạo nên những góc hiểm giúp cho công việc phòng thủ lợi hại. Bên trong tòa thành bao gồm nhiều ngôi nhà với lối kiến trúc nhất quán, thông với nhau bởi các lối đi ghập ghềnh.
Có nhiều phòng nhỏ dọc theo hành lang, có phòng dành cho tướng lĩnh, phòng dành cho binh sĩ và phòng dành cho phụ nữ. Đặc biệt bên trong tòa thành còn có một tòa án nhỏ, nơi thường dành riêng cho các võ sĩ Samurai làm lễ tự vẫn theo đúng nghi thức Seppuku. Điểm dộc đáo của lâu đài là có những dãy hành lang dài hun hút, quanh co. Lâu đài có rất ít cửa sổ được mở mà chỉ có những cửa sổ hẹp hình chữ nhật vì đây là một pháo đài chuyên dùng để phòng thủ. Đường đi trong lâu đài dích dắc, cửa sổ phào đài ở những góc lợi hại, thuận tiện cho quân sĩ bắn những mũi tên lửa, bắn súng, đổ đá và nước chì lỏng vào quân địch, mà nếu có tấn công thì quân địch phải vượt qua những dốc đồi thẳng đứng mới tới được tầng cao của lâu đài.
Himeji được xây dựng nên dưới thời của một võ sĩ đạo mà mỗi khi nhắc đến võ sĩ đạo chúng ta phải nhắc đến sakura loài hoa Anh Đào nổi tiếng của Nhật Bản. Loài hoa có truyền thuyết gắn liền với võ sĩ đạo cũng như khi nhắc đến Himeji không thể không nhắc đến hoa Anh Đào và Himeji đẹp nhất vào mùa hoa Anh Đào nở cũng như không nơi nào ngắm hoa Anh Đào đẹp bằng Himeji.
Himeji được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Nơi đây không chỉ là một địa điểm đẹp của riêng Nhật Bản mà trong mắt bạn bè thế giới đây cũng được công nhận là một nơi đẹp và cần được giữ gìn. Mặc dù sau thời chiến các lối đi trong tòa thành đã có các bản chỉ dẫn nhưng các du khách vẫn thường xuyên bị lạc với lối kiến trúc theo kiểu mê cung này.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm