Món Nhật Bản


Lễ Hội On-matsuri điều bí ẩn đằng sau chiếc mặt nạ

Từ xưa mặt nạ đã tồn tại trong đời sống văn hóa của người Nhật, ước tính từ cách đây khoảng 2000 năm. Mặc dù đất nước mặt trời mọc phát triển về công nghiệp nhưng vốn dĩ đi lên từ nông nghiệp, cũng dễ hiểu khi yếu tố tâm linh được người dân ở đây khá coi trọng. Hằng năm, họ đều làm những nghi lễ cúng bái với mục đích cầu thần linh cho mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa hay quốc gia được thịnh vượng. Văn hóa Nhật chứa đựng rất nhiều câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, các bạn có thể đến du lịch Nhật Bản, và tận mắt chứng kiến, khám phá sự hấp dẫn của đất nước này.

bí ẩn chiếc mặt nạ

Mùa lễ hội mặt nạ On-matsuri ở Đền Kasuga, Nara thường bắt đầu vào tháng 12 hằng năm, mỗi lễ hội, lễ cúng của người Nhật Bản đều mang câu chuyện về một vị thần nào đó. Tại buổi lễ, người Nhật sẽ mang một chiếc mặt nạ, tượng trưng cho vị thần ấy để thực hiện lễ nghi cúng bái, phát lộc cho dân chúng. Thành phố Hamada hiện giờ vẫn còn có một lễ hội lâu đời, có tên là On-matsuri . Trong lễ hội này, họ biểu diễn khá nhiều điệu múa diễn tả thế giới thần linh khá sinh động. Mỗi điệu nhảy lại ẩn chứa câu chuyện trong đó. Qua đó có thể thấy cuộc sống tinh thần tại xứ sở Phù Tang khá phong phú, đa dạng.Một vị thần cũng nổi tiếng khác đó là Ebisu, cai quản và hộ mệnh cho nền thương mại, nông nghiệp và ngư nghiệp. Đối với người Nhật, vị thần này sẽ chở che ruộng đồng, đem lại nhiều may mắn, thịnh vượng cho công việc làm ăn, kinh doanh. Mặt nạ mô phỏng vị thần này luôn hiện lên nụ cười thân thiện.

bí ẩn chiếc mặt nạ

Trong truyện tranh của người Nhật, Susano'o no Mikoto là thần sấm sét và thần biển, chính vị thần này đã tiêu diệt Yamata no Orochi, một con quái vật thần thoại. Thần này có chân mày rậm, mắt to cùng miệng rộng, hai hàm răng nghiến chặt toát lên sức mạnh cường tráng. Cáo cũng thường xuất hiện trong các truyền thuyết, những chiếc mặt nạ cáo là biểu tượng của tai ương, điềm chẳng lành.Một vị thần khác cũng không thể thiếu đó là thần lửa Hyottoko. Truyền thuyết kể rằng, vị thần này xưa là bé trai hay sử dụng ống tre để thổi lửa, đại diện của sự thịnh vượng, ấm no. Bên cạnh thần lửa là Okame, vị thần mang lại sự phúc. Hai vị thần này luôn đi kèm với nhau, bổ sung tương trợ cho nhau.

bí ẩn chiếc mặt nạ

Không giống như văn hóa Trung Quốc, đối với văn hóa Nhật, rồng lại được coi là đại diện của thần nước, thần sẽ ban cho chúng sinh những cơn mưa để xua tan nạn hán hán, ảnh hưởng mùa màng, đời sống. Đó là ý do vì sao mặt nạ rồng lại thường xuất hiện trong các lễ cầu mưa ở xứ sở hoa anh đào. Để tham gia đám rước đeo mặt nạ tại đền Kasuga, xem các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc trên đường phố và cầu mong cho một năm nhiều may mắn khi du lịch đến Nhật Bản mùa lễ hội On-matsuri du khách phải đến Nhật Bản trước thang 12 để tham dự.Trong suốt 4 ngày lễ hội, thời điểm thu hút nhất chính On-matsuri tổ chức vào ngày 17 hoặc 18 tháng 12 hằng năm. Các tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc như Kagura – được coi là âm nhạc dành riêng cho các vị thần, Bugaku, hoặc Nhã nhạc đi kèm với múa truyền thống.Các tiết mục này mô tả văn hóa, phong tục tập quán cổ xưa, nói lên lòng biết ơn, đức tin của con người đối với thần linh, và mang gía trị nghệ thuật biểu diễn đặc sắc.

bí ẩn chiếc mặt nạ

bí ẩn chiếc mặt nạ

Những năm qua, On-Matsuri được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Năm nay, lấy cảm hứng từ lễ hội Kasuga Wakamiya, Lễ hội mặt nạ On-Matsuri đã tái hiện đầy sống động không gian văn hóa Nhật Bản qua các hoạt động phong phú và đa dạng. Tại lễ hội, các bạn trẻ được chiêm ngưỡng những chiếc mặt nạ đầy màu sắc và được tô vẽ tỉ mỉ với những ý nghĩa khác nhau thể hiện những nét đặc trưng của nghệ thuật cosplay và hình ảnh đất nước, con người Nhật Bản.

bí ẩn chiếc mặt nạ

Bên cạnh đó, lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn như: tìm hiểu kiếm đạo, thử bắn cung, mặc thử Yukata, bói Tarot, múa Yosakoi truyền thống, thử bắn cung hay học một vài kỹ thuật cơ bản của môn võ Nhật Bản truyền thống; hóa trang thành các nhân vật hoạt hình nổi tiếng,…Thông qua đó, Lễ hội mặt nạ On-Matsuri đã mang đến cho các bạn trẻ Việt Nam cơ hội để tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng của nước bạn; đồng thời tạo ra không gian văn hóa giải trí độc đáo, giúp kết nối cộng đồng các bạn trẻ yêu thích văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam.

bí ẩn chiếc mặt nạ

4,191 chars | 2017/10/17 09:27

Xem thêm bài viết liên quan

Thú vị với lễ hội Tamaseseri - tranh bóng cầu may ở Nhật Bản

Thú vị với lễ hội Tamaseseri - tranh bóng cầu may ở Nhật Bản

18/05/2017, Lễ hội của mùa Đông
Là đất nước được biết đến với rất nhiều các lễ hội thú vị khác nhau, xứ sở mặt trời mọc luôn là địa điểm yêu thích của rất nhiều khách du lịch. Đến với Nhật Bản mọi người sẽ được đắm mình trong các không gian lễ hội vô cùng màu sắc và độc đáo. Có rất nhiều lễ hội thú vị...
Lễ hội mùa đông Yuki Matsuri - sự kiện mùa đông lớn nhất Nhật Bản

Lễ hội mùa đông Yuki Matsuri - sự kiện mùa đông lớn nhất Nhật Bản

24/01/2018, Lễ hội của mùa Đông
Sapporo Tuyết Liên hoan ( さっぽろ雪まつりSapporo Yuki-matsuri ) là một lễ hội được tổ chức hàng năm tại Sapporo , Nhật Bản, hơn bảy ngày trong tháng Hai. Công viên Odori , Susukino , và Tsudome là những địa điểm chính của lễ hội. Các ngày Tuyết vào năm 2017 là từ 6 đến 12 tháng 2 tại các địa điểm Odori ...
Lễ hội Hatsu-uma

Lễ hội Hatsu-uma

24/07/2015, Lễ hội của mùa Đông
Lễ hội Hatsu-uma là một sự kiện tôn giáo trong đền Inari - Jinja vào ngày đầu tiên trong tháng hai âm lịch, trong đó có một lịch sử hơn 460 năm. Khi đó mọi người cầu nguyện cho một vụ thu hoạch dồi dào hạt, cầu nguyện cho sức khỏe của vật nuôi, cây trồng tốt cùng với sức khỏe tốt của mọi người và...
Tìm hiểu ngày lễ tình nhân tại Nhật Bản.

Tìm hiểu ngày lễ tình nhân tại Nhật Bản.

26/07/2017, Lễ hội của mùa Đông
Không giống như ở Việt Nam, lễ tình nhân tại Nhật Bản là một ngày đặc biệt đối với các đấng mày râu. Vào ngày này người có nhiệm vụ tặng quà là phái yếu. Có vẻ nam giới Nhật quá may mắn vì trong ngày đó chỉ có nữ giới là người tặng quà mà thôi, mà chỉ một món quà duy nhất: chocolate.
Người Nhật đón mùa lễ giáng sinh như thế nào - Phần 1

Người Nhật đón mùa lễ giáng sinh như thế nào - Phần 1

22/12/2017, Lễ hội của mùa Đông
Lễ Giáng Sinh (25/12) không phải là ngày quốc lễ ở Nhật Bản nhưng trước đó 2 hôm, ngày 23/12 là một ngày quốc lễ bởi vì đó ngày sinh của Thiên Hoàng nên không khí tưng bừng kéo dài suốt từ ngày 23 tới Giáng Sinh. Lễ Giáng Sinh được du nhập từ phương Tây, khi các nhà truyền đạo Thiên Chúa đến Nhật...
Hoành tráng với lễ hội tuyết Sapporo ở Nhật Bản

Hoành tráng với lễ hội tuyết Sapporo ở Nhật Bản

09/06/2017, Lễ hội của mùa Đông
Diễn ra tại Hokkaido vào tháng 2 hàng năm, có thể nói “Sapporo Snow Festival” là lễ hội tuyết nổi tiếng nhất Nhật Bản. Được tổ chức lần đầu vào năm 1950, đến năm 2015 là lần thứ 66. Tại Công viên Odori, thành phố Sapporo – địa điểm tổ chức đầu tiên trong lễ hội – bạn sẽ được chiêm ngưỡng những tá...
 Bonden Matsuri - Cây đũa thần đánh dấu cho các vị thần rơi xuống thế giới phần 1

Bonden Matsuri - Cây đũa thần đánh dấu cho các vị thần rơi xuống thế giới phần 1

25/01/2018, Lễ hội của mùa Đông
Bonden matsuri được tổ chức xung quanh quận Akita, nhưng đây là đảo duy nhất trong đó một con sông bị vượt qua. Chất kết dính đầy màu sắc (cây đũa phép thiêng liêng lớn) băng qua sông là một cảnh mùa đông phổ biến trong khu vực này. Bonden là một cây đũa phép thiêng liêng có chiều dài gần 4 mét, ...
Truyền thuyết của Namahage Matsuri và sự thay đổi của nó theo thời gian Phần 1

Truyền thuyết của Namahage Matsuri và sự thay đổi của nó theo thời gian Phần 1

01/02/2018, Lễ hội của mùa Đông
Namahage ( 生剥 ) trong truyền thống văn hóa dân gian Nhật Bản, miêu tả bởi những người đàn ông mặc khổng lồ ogre mặt nạ và áo choàng rơm truyền thống ( mino ) trong nghi lễ một năm mới của Oga bán đảo diện tích Akita Prefecture ở bắc Honshū , Nhật Bản. Những người đàn ông kinh khủng mặc quần áo, t...
Truyền thuyết của Namahage Matsuri và sự thay đổi của nó theo thời gian Phần 2

Truyền thuyết của Namahage Matsuri và sự thay đổi của nó theo thời gian Phần 2

01/02/2018, Lễ hội của mùa Đông
Đây là sự kiện được truyền lại từ thời cổ đại xung quanh thành phố Oga, quận Akita. Namahage là tên của vị thần kỳ lạ giống một con quỷ, được gọi là oni. Vào đêm giao thừa, một nhóm 2 hoặc 3 thanh thiếu niên làng được cải trang thành một vị thần khá kỳ cục gọi là Namahage, đeo mặt nạ lớn, áo mưa ...
Lễ hội Wakakusa độc nhất vô nhị, chỉ có ở Nhật Bản

Lễ hội Wakakusa độc nhất vô nhị, chỉ có ở Nhật Bản

26/04/2017, Lễ hội của mùa Đông
Lúc đầu, ngọn núi Wakakusa được bao phủ hoàn toàn bằng cỏ lau, xung quanh sườn là những cây hoa anh đào, và sẽ nở rực rỡ vào mùa xuân. Nhưng đến khi bước sang mùa đông lạnh giá, ngọn núi này sẽ chuyển sang màu vàng úa do cỏ đã héo đi, hoa anh đào cũng không còn nữa mà rơi rụng phủ kín cả sườn đồi...