Món Nhật Bản


Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản

Nguồn gốc của Lễ hội Tanabata

Lễ hội Tanabata còn được gọi là Lễ hội Sao - là một lễ hội của Nhật Bản có nguồn gốc từ Lễ hội thất tịch của Trung Quốc. Lễ hội Tanabata được tổ chức dựa theo cuộc gặp của các vị thần chức nữ Orihime và Ngưu Lang Hikoboshi.

Theo truyền thuyết, Ngưu Lang và Chức Nữ bị ngăn cách nhau bằng dải ngân hà. Và họ chỉ có thể gặp nhau một lần mỗi năm vào ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch. Lễ hội Tanabata thay đổi theo từng đất nước, riêng ở Nhật cũng là mồng bảy tháng bảy nhưng lại là dương lịch.

Tanabata - Truyền thuyết dải ngân hà ngăn cách lứa đôi phần 2

Phiên bản khác của Ngày lễ Thất tịch ở Nhật Bản

Lễ hội Tanabata "phiên bản" Nhật Bản có truyền thuyết là: Orihime là con gái của Ngọc Hoàng, Nàng dệt khung cửi và thêu thùa rất khéo. Khi đến tuổi lấy chồng, Ngọc Hoàng cho nàng lấy chàng chăn bò Hikoboshi sống ở bên kia dải Ngân Hà. Nhưng sau khi lấy nhau, hai vợ chồng Orihime và Hikoboshi mải mê vui chơi bỏ bê công việc ở Thiên đình, khung cửi mạng nhện giăng đầy còn con bò của HIkoboshi thì lang thang khắp nơi. Ngọc Hoàng nổi giận đùng đùng, ra lệnh chia cách hai người ở hai đầu sông Ngân và chỉ cho phép hai người mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7.

Tanabata - Truyền thuyết dải ngân hà ngăn cách lứa đôi phần 1

Nguồn gốc tên "Thất tịch" của lễ hội Tanabata

Từ đó, tên của lễ hội được viết theo chữ Hán là Thất tịch ("Đêm mồng 7") - nhưng với ý nghĩa đề cao tính bản địa, lễ hội được gọi là "Tanabata" đồng âm với từ "Khung cửi" của Ohirime trong truyền thuyết của Nhật Bản.

Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản, trong đó mọi người viết mong muốn của họ trên các dải giấy nhỏ và đầy màu sắc và treo chúng lên các nhánh tre. Thuật ngữ Nhật Bản cho các giấy tờ này là tanzaku. Ngoài ra, một số người cũng trang trí các nhánh tre bằng nhiều loại giấy trang trí và đặt chúng bên ngoài nhà của họ.

Lễ hội Tanabata đã trở nên phổ biến rộng rãi trong thời đại Edo. Vào thời điểm này, những cô gái có người yêu đi làm ăn xa đều viết lên những vạt vải hình chữ nhật dài và treo lên những nhánh tre, tựa như những dải ngân hà - gửi thương nhớ và cầu mong ngày sớm được trùng phùng với người thương của họ.

Còn ở Việt Nam, tương truyền nếu ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ có người yêu đó! Các bạn FA đã thử chưa nè?

2,178 chars | 2018/05/09 07:51

Xem thêm bài viết liên quan

Nét đặc sắc của lễ hội Nebuta

Nét đặc sắc của lễ hội Nebuta

04/05/2018, Lễ hội của mùa Hè
Nebuta và Neputa là một loại lễ hội mùa hè liên quan đến Tanabata được tổ chức tại các thị trấn xung quanh quận Aomori. Lễ hội Nebuta cùng với Lễ hội Kanto của Akita và Tanabata của Sendai tạo thành Tohoku Sandai Matsuri (Ba lễ hội lớn của vùng Tohoku ).
Lễ hội diều Hamamatsu

Lễ hội diều Hamamatsu

08/02/2018, Lễ hội của mùa Hè
Lễ hội diều này được tổ chức trong ba ngày vào ban ngày, hơn 100 con diều đang bay trên bầu trời trên Nakatajima Dunes, một trong ba cồn cát lớn nhất ở Nhật Bản, nhìn ra biển Enshunada. Ở đây bạn có thể nhìn thấy nhiều diều lớn với kích thước 3,5 mét đến 3,5 mét. Rồi đến tiếng kèn, cuộc chiến bắt...
Lễ hội Daimonji, lễ hội đưa tiễn các vong hồn

Lễ hội Daimonji, lễ hội đưa tiễn các vong hồn

01/07/2015, Lễ hội của mùa Hè
Daimonji Gozan Okuribi hay còn gọi là sự kiện lễ hội lửa Daimonji là một sự kiện được tổ chức vào khuya ngày 16 tháng 8, khi đó 1 biểu trưng chữ "Nhân" trong tiếng Trung Hoa đồ sộ được đốt cháy trên các sườn dốc của ngọn núi chung quanh lưu vực sông Kyoto.
Lễ hội Hakata Gion Yamakasa

Lễ hội Hakata Gion Yamakasa

01/07/2015, Lễ hội của mùa Hè
Hakata Gion Yamakasa ( 博多祇園山笠 ) là một lễ hội của Nhật Bản tổ chức từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 7 tại Hakata, Fukuoka. Lễ hội được tập trung vào Kushida Jinja. Lễ hội nổi tiếng với Kakiyama, nặng khoảng một tấn và được mang theo diễu hành quanh thành phố như một điều quen thuộc được thực hiện hàng...
Lễ hội ngắm trăng Tsukimi ở Nhật Bản có gì thú vị?

Lễ hội ngắm trăng Tsukimi ở Nhật Bản có gì thú vị?

05/04/2018, Lễ hội của mùa Hè
Nếu du lịch Nhật Bản vào mùa thu bạn sẽ được đi dạo dưới những con phố ngập tràn ánh sáng vàng mông lung, huyền ảo. Ánh sáng này đến từ đâu ? Đó là từ những chiếc đèn lồng treo dọc theo từng con phố nhỏ, những ánh nến le lói trong đêm lạnh. Nơi đây đón tết trung thu không ào ào và náo nhiệt mà đơ...
Lễ hội Sanno

Lễ hội Sanno

09/06/2015, Lễ hội của mùa Hè
Nếu bạn có dự định ghé thăm đất nước mặt trời mọc trong mùa hè này thì đây là một sự lựa chọn hoàn toàn chính xác bởi vì vào tháng 6 này đất nước Nhật Bản mà cụ thể thành phố Tokyo sẽ diễn ra một lễ hội được xem là một trong những lễ hội đặc sắc nhất Nhật Bản đó là lễ hội Sanno.
Chagu Chagu Umako (Lễ hội ngựa) trả ơn vụ mùa bội thu của Nhật Bản

Chagu Chagu Umako (Lễ hội ngựa) trả ơn vụ mùa bội thu của Nhật Bản

30/03/2018, Lễ hội của mùa Hè
Một điều thú vị về lễ hội là thời tiết vào tháng 6 thực sự là mùa mưa, nhưng kỳ lạ, ngày Chagu Chagu luôn luôn được tổ chức luôn luôn được ban phước với ánh nắng mặt trời. Trong khi tháng 6 là tháng nông dân thu dọn mùa trồng lúa, lễ hội trong những ngày xưa được tổ chức để tưởng thưởng cho ngựa ...
Độc đáo cờ cá chép Koinobori

Độc đáo cờ cá chép Koinobori

24/05/2017, Lễ hội của mùa Hè
Ngày hội cá chép hay còn gọi là lễ Đoan Ngọ. Ngày lễ này không chỉ được tổ chức Trung Quốc mà còn tổ chức ở Nhật Bản cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên ở Nhật Bản ngày tết lễ Đoan Ngọ lại là ngày hội của cá chép...
Nét đặc sắc của lễ hội Kanto

Nét đặc sắc của lễ hội Kanto

11/09/2017, Lễ hội của mùa Hè
Kanto Matsuri là lễ hội liên quan đến Tanabata tại thành phố Akita , tổ chức hàng năm từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 8. Điểm nổi bật của lễ hội là màn trình diễn ấn tượng về kỹ năng mà người biểu diễn cân bằng kanto (dài cọc tre) với các dãy đèn lồng giấy gắn vào đầu.
Daimonji - Lễ đốt chữ Đại báo hiệu cho các linh hồn trở về nhà

Daimonji - Lễ đốt chữ Đại báo hiệu cho các linh hồn trở về nhà

07/02/2018, Lễ hội của mùa Hè
Daimonji (大 文字), nhân vật có nghĩa là "lớn" hoặc "tuyệt vời": vào Daimonji-Yama / Higashi-Yama, Nyoigatake lúc 8:00 PM Myō / Hō (妙 · 法), các nhân vật có nghĩa là " pháp tuyệt diệu " (đề cập đến giáo lý của Phật giáo): vào Matsugasaki, Nishi-Yama / Higashi-Yama lúc 8:10 PM Funagata (舟 形), hình...