Độc đáo với ngày Tết Trung Thu ở xứ xở Phù Tang
Ở các nước Châu Á, đã phần đều có ngày gọi là Tết Trung Thu, nhưng mỗi nơi lại có mỗi tục lệ đón khác nhau. Vậy thì, hãy cùng tìm hiểu xem Tết Trung Thu ở Nhật Bản có gì thú vị nhé !
Ở Nhật, Tết Trung Thu được diễn ra đến 2 lần. Đây chính là nét khác biệt lớn nhất trong lễ Trung Thu ở Nhật so với các nước khác. Đó là Otsukimi và Zyusansa. Otsukimi diễn ra giống như Việt Nam hay Trung Quốc, vào ngày 15/8 âm lịch mỗi năm. Còn Zyusanza diễn ra sau đó khoảng 1 tháng, là vào ngày 13/9 âm lịch. Theo phong tục của người Nhật, nếu bạn chỉ ngắm trăng vào đêm 15/9 mà không ngắm vào đêm 13/9 thì bạn sẽ bị gặp nhiều xui xẻo, tai họa có thể ập tới. Khá lạ phải không nào?
Nếu như ở Việt Nam, mặt trăng vào Tết Trung Thu mang hình tượng của chị Hằng và chú Cuội ngồi gốc đa thì ở Nhật lại là hình tượng của chú Thỏ Ngọc đang giả bột làm bánh mochi. Chú Thỏ Ngọc là biểu tượng rất thiêng liêng đối với người Nhật. Đó là câu chuyện tương truyền rằng, ngày xưa mùa màng thất bát, đói khổ, thiếu ăn phải dẫn đến người và vật tranh giành nhau, thỏ yếu đuối không thể đi xa, chúng đành ngồi cạnh nhau chờ chết, lúc đó, có một chú thỏ đã tình nguyện nhảy vào đống lửa tự thiêu mình để trở thành thức ăn cho đồng loại. Khi ấy, Tây Vương Mẫu đi ngang, cảm thấy vừa xót thương vừa nể phục hành động của chú thỏ, đã lấy xương phù phép biến chú Thỏ thành ngọc và được bất tử trên cung trăng.
Ở Nhật, mỗi khi đến lễ ngắm trăng này, việc đầu tiên họ làm chính là tìm vị trí thật đẹp để được ngắm trăng một cách hoàn hảo nhất. Kế đến, là họ thường chuẩn bị cỏ lau để trang trí hoặc treo trước cửa nhà với hàm ý, cỏ lau mang lại sự sung túc, hạnh phúc tỏng gia đình, mặt khác còn có thể xua đuổi tà ma.
Tuy lễ này được du nhập từ Trung Quốc nhưng cho đến ngày nay, lễ Otsukimi đã mang một âm hưởng hoàn toàn riêng biệt, hoàn toàn Nhật Bản.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm