Món Nhật Bản


Lễ Shichi-go-san đánh dấu ngày con trưởng thành

Nếu đến thăm Nhật Bản vào giữa tháng 11, bạn sẽ có dịp ngắm nhìn những cô cậu bé dễ thương xúng xính trong bộ Kimono hay Hakama truyền thống, theo chân ba mẹ đến đền Thần đạo dự lễ Shichi-go-san. Mỗi đứa trẻ cầm trên tay thanh kẹo Chitose ame (kẹo ngàn năm) có hai màu trắng, đỏ – những màu thường dùng trong các dịp tốt lành – đi kèm với chiếc túi giấy dài in hình hạc rùa (biểu tượng của sự trường thọ) hay shouchikubai (tùng, trúc, mai).
Shichi-go-san là lễ hội thường niên được tổ chức vào giữa tháng 11 hàng năm, để đánh dấu sự trưởng thành của những đứa trẻ khi chúng tròn 3, 5, 7 tuổi. Shichi-go-san có nghĩa chỉ các con số “bảy, năm và ba”. Những con số này đánh dấu bước trưởng thành quan trọng trong cuộc đời những đứa trẻ.

ngày con lớn khôn

ngày con lớn khôn

Tài liệu ghi chép rằng lễ Shichi-go-san hiện nay bắt nguồn từ thời Edo, khi tướng quân Tokugawa Iemitsu lo lắng cho đứa con trai ốm yếu của mình là Tokumatsu (người sau này chính là vị Tokugawa Shogun thứ 5, Tsunayoshi) nên đã đến đền thần để cầu nguyện vào ngày 15/11 năm con trai ông lên 5 tuổi.
Vào thời Edo, tỉ lệ sinh tồn của trẻ sơ sinh chỉ đạt khoảng 50%, với nguyên nhân tử vong chủ yếu là do các bệnh truyền nhiễm như đậu mùa và sởi. Cả những gia đình quý tộc cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng hạn trong 55 đứa con của vị Shogun thứ 11 Ienari Tokugawa có tới 32 người qua đời khi chưa đầy 2 tuổi
Đó là lý do khiến người Edo tin rằng: “Khi chưa tròn 7 tuổi, mọi đứa trẻ đều thuộc về Thượng đế” (Nana-sai made ha, Kami no uchi). Kể từ khi được sinh ra, tất cả các đứa trẻ đều được xem như đang đứng chênh vênh giữa hai thế giới, và chưa hoàn toàn thuộc về thế giới con người. Chỉ từ sau ngày sinh nhật lần thứ 7, đứa trẻ mới thực sự trở thành ichinin-mae (người trưởng thành) và khi đó mới được ghi tên trong sổ hộ tịch.

ngày con lớn khôn

ngày con lớn khôn

Ngày nay, tuy ở mỗi địa phương có tập tục khác nhau nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung. Đối với các bé gái 3 tuổi, đây là thời điể đầu tiên có thể quấn tóc theo cách của người lớn. Những bé trai 5 tuổi sẽ được tặng Hakama, một loại kimono truyền thống của nam. Còn với các bé gái 7 tuổi sẽ được tặng Obi, khăn quàng tay lụa để măc cùng kimono.
Vào những ngày này, ông bà, bố mẹ, anh chị sẽ đưa những bé đến 3,5,7 tuổi mặc những bộ kimono sặc sỡ tới các đền để cám ơn thần linh đã phù hộ cho chúng được khỏe mạnh và xin được chúc phúc. Khi tới thăm các ngôi đền, các bố các mẹ sẽ mua cho con mình kẹo 1000 năm (chitose-ame). Kẹo có hình dáng như chiếc que với rất nhiều mày nhừn phổ biến là trắng, hồng hoặc đỏ và được đựng trong một chiếc túi mang hình ảnh tượng trưng của loài sếu và rùa – hai loài động vật truyền thống, tượng trưng cho sức khỏe và cuộc sống lâu bền ở Nhật Bản. Kẹo và chiếc túi thể hiện niềm hi vọng của cha mẹ rằng con cái họ sẽ sống lâu và giàu có.

ngày con lớn khôn

ngày con lớn khôn

Shichi-go-san ngày nay có ý nghĩa đơn giản hơn, nhưng với các bậc cha mẹ Nhật Bản, đó luôn là một dịp lễ xúc động và hạnh phúc, khi được chứng kiến thêm một nghi thức nữa chứng tỏ đứa con yêu dấu của mình đã lớn khôn.
Ngày nay, hầu hết các bậc phụ huynh ở Nhật Bản xem ngày lễ Shichigosan như một ngày tốt lành cho trẻ em. Đó là ngày để chúc sức khỏe và hạnh phúc. Bên cạnh đó, Shichigosan vẫn là ngày đầu tiên mà các trẻ em nhận bộ Kimono đầu tiên.Shichigosan thường được tổ chức tại khu phố của gia đình Shinto Shrine. Trẻ em được cho bùa may mắn và một loại kẹo đặc biệt tượng trưng cho sức khỏe, phát triển và tuổi thọ có tên gọi là Chitose Ame ("kẹo ngàn năm kẹo "). Sau đó , các gia đình thường có một bữa tiệc nhỏ tại nhà.Hơn thế nữa, các gia đình có thể lưu giữ hình ảnh của các bé tại một studio ảnh trong khoảng thời gian này.

ngày con lớn khôn

3,592 chars | 2017/10/16 09:52

Xem thêm bài viết liên quan

Cùng nhau kéo co tại lễ hội nổi tiếng ở Okinawa

Cùng nhau kéo co tại lễ hội nổi tiếng ở Okinawa

25/05/2017, Lễ hội của mùa Thu
Tục lệ này đã có mặt từ dưới triều đại vua Ryukyu và nó mang ý nghĩa cám ơn trời đất đã ban cho người dân Okinawa một vụ mùa bội thu. Người ta chia làm 2 đội: đội bên Đông và đội bên Tây Ở Okinawa thời vào thời xa xưa con người ta cho rằng ở phía đông nơi mặt trời mọc là “thế giới của thần linh” ...
Lễ hội "bảy - năm - ba" (Shichi go san)

Lễ hội "bảy - năm - ba" (Shichi go san)

01/07/2015, Lễ hội của mùa Thu
Shichi-Go-San (七五三, lit. "Seven-Five-Ba") là một truyền thống nghi thức của đoạn văn và liên hoan ngày ở Nhật Bản dành cho bé gái ba và bảy tuổi và ba hoặc năm tuổi bé trai , được tổ chức hàng năm vào ngày 15 tháng 11 để kỷ niệm sự phát triển và hạnh phúc của trẻ nhỏ. Vì nó không phải là một ngày...
Lễ hội Nagasaki Kunchi - lễ hội của tháng 10

Lễ hội Nagasaki Kunchi - lễ hội của tháng 10

02/10/2017, Lễ hội của mùa Thu
Nagasaki Kunchi là lễ hội của đền Suwa được tổ chức hàng năm ở Nagasaki vào ngày 7-9 tháng 10. Lễ hội được tổ chức trong khoảng 400 năm và kết hợp các khía cạnh khác nhau của văn hoá Trung Quốc và Hà Lan.
Độc đáo với ngày Tết Trung Thu ở xứ xở Phù Tang

Độc đáo với ngày Tết Trung Thu ở xứ xở Phù Tang

04/05/2017, Lễ hội của mùa Thu
Nếu như ở Việt Nam, mặt trăng vào Tết Trung Thu mang hình tượng của chị Hằng và chú Cuội ngồi gốc đa thì ở Nhật lại là hình tượng của chú Thỏ Ngọc đang giả bột làm bánh mochi. Chú Thỏ Ngọc là biểu tượng rất thiêng liêng đối với người Nhật...
Lễ hội Jidai - mô phỏng lịch sử Kyoto một cách chân thức

Lễ hội Jidai - mô phỏng lịch sử Kyoto một cách chân thức

18/09/2017, Lễ hội của mùa Thu
Jidai Matsuri là một lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 22 tháng 10, kỷ niệm ngày thành lập Kyoto . Nó bao gồm một cuộc diễu hành lớn đi từ Cung điện Hoàng gia đến Đền Heian .
Lễ hội phong kiến Hakone Daimyo Gyoretsu

Lễ hội phong kiến Hakone Daimyo Gyoretsu

01/02/2018, Lễ hội của mùa Thu
...lễ hội là việc tái hiện một đám rước daimyo, có khoảng 200 người dân mang trang phục lịch sử. Các trang phục có lịch sử chính xác với sự chú ý tuyệt vời đến chi tiết và bao gồm các chiến binh samurai, nhân viên tòa án, geisha và công chúa xinh đẹp Nhật Bản...
Tết Trung Thu Nhật Bản có gì ?

Tết Trung Thu Nhật Bản có gì ?

29/09/2020, Lễ hội của mùa Thu
Hằng năm cứ đến ngày 5/8 âm lịch là lễ Trung Thu hay còn được gọi là lễ Đoàn Viên được diễn ra linh đình, sở dĩ có tên gọi là Đoàn Viên vì lễ tết Trung Thu này được tổ chức vào mùa thu, khí trời mát mẻ. bạn có từng thắc mắc về Tết Trung Thu Nhật Bản trông như thế nào, trẻ em Nhật Bản sẽ đón Trun...