Món Nhật Bản


Lễ hội "bắt nạt con nít" kỳ lạ chỉ có tại Nhật Bản vào đầu xuân

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa độc đáo, ít bị pha trộn với những nền văn hóa khác nên vẫn giữ nguyên được những nét văn hóa rất riêng của mình. Đó là văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh, các lễ hội… Nói đến các lễ hội, ở Nhật Bản mỗi năm có vô vàn các lễ hội diễn ra. Nhật Bản nổi tiếng bởi những lễ hội kỳ lạ. Một trong số đó là lễ hội NakiZumou Matsuri hay Bé khóc cùng Sumo. Đây là một lễ hội có truyền thống lâu đời với lịch sử hơn 400 năm với tên tiếng Anh là Baby Sumo Cry.

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

Đây là một lễ hội hết sức đặc biệt của người Nhật Bản, người ta tương truyền có rất nhiều giã thuyết khác nhau về lễ hội kỳ lạ này. Nó ra đời vào thời kỳ Edo (1603 - 1867) và vẫn tồn tại đến ngày nay bất chấp những lời phê bình và tranh cãi thường nổ ra quanh nó. Lễ hội đặc sắc ngay từ tên gọi của nó “Sumo dọa trẻ con” lễ hội mang tính hài hước và kì lạ về cách tổ chức và ý nghĩa của nó. Điều đặc biệt nhất là ba mẹ của chúng không xót mà lại chính tay ẳm chúng đưa cho các sumo hù dọa cho đến khi chúng òa khóc bé nào khóc lơn nhất sẽ thắng.

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

Mỗi năm có từ 50 – 100 bé tham gia dự thi, nằm trong độ tuổi từ 6 đến 18 tháng tuổi. các em nhỏ mặc những bộ áo truyền thống, đeo dây lưng , do hai võ sĩ sumo bế và đứng đối diện nhau. Lúc bắt đầu phần thi, hai sumo bế hai đứa bé đứng đối diện nhau. Trọng tài sẽ hô to “Naki! Naki! Naki!” (Khóc đi! Khóc đi! Khóc đi) để cổ vũ trong khi các sumo sẽ làm mọi cách để đứa trẻ có thể khóc như làm mặt dữ dằn, dọa,… Nếu bé không khóc, thậm chí cười, thì lúc này sẽ có một nhà sư mang mặt nạ quỷ dọa cho bé khóc thét lên mới thôi. Trọng tài sẽ quyết định ai là người thắng dựa vào việc người nào làm cho đứa trẻ khóc trước. Trong trường hợp hai đứa trẻ cùng khóc thì trọng tài sẽ căn cứ vào tiếng vang, rõ ràng hơn để quyết định.

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

Nếu như những người mẹ luôn muốn những đứa con của mình ngoan, ít khóc thì lễ hội này lại mong muốn tìm ra đứa trẻ khóc to nhất, dai nhất. Sở dĩ có sự lạ lùng như vậy là do, người dân Nhật Bản quan niệm rằng, một đứa trẻ khóc to sẽ khỏe mạnh, lớn lên tự tin và nanh hơn những đứa trẻ không khóc. Bình thường, tiếng trẻ con khóc thét sẽ làm các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, khó chịu nhưng trong lễ hội Nakizumo, họ mong con mình òa khóa đầu tiên hoặc gào khóc to nhất, lâu nhất, vì tin rằng đó là một điềm lành. Những đứa trẻ như thế được coi là khỏe mạnh nhất. Theo quan niệm tâm linh, họ cho rằng tiếng khóc của trẻ con sẽ xua đuổi ma ‘quỷ trong người đứa bé để đứa bé lớn lên khỏe mạnh. Vì thế, họ có câu: “ trẻ càng khóc, càng lớn nhanh”.

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

Các võ sĩ sumo ôm bọn trẻ trong vòng tay khổng lồ, lắc nhẹ và lên giọng gầm gừ để đứa bé sợ quá bật khóc. Có người còn phải đeo mặt nạ quỷ và làm các hành động đáng sợ để mong các em bé sẽ khóc thật lớn. Nhóc con nào òa khóc đầu tiên sẽ là người chiến thắng cuộc thi. Sau một lúc, nếu các cô, cậu tí hon vẫn lì lợm không đổ lệ, một vị trọng tài sẽ xuất hiện, đeo mặt nạ truyền thống hoặc hóa trang theo phong cách dữ tợn, chạy đến trước mặt đứa trẻ, hú hét, dọa nạt để khiến nó òa khóc. Ở Nhật Bản, lễ hội dọa khóc trẻ con được tổ chức khắp mọi miền đất nước với phong tục, luật lệ biến đổi tùy theo từng vùng. Ở một số nơi, đứa trẻ đầu tiên òa khóc, lại trở thành người thua cuộc.

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

ai khóc to hơn sẽ giành chiến thắng

Người ta tin rằng tiếng khóc của bọn trẻ con có thể xua đuổi quỷ dữ và bảo vệ những đứa trẻ sơ sinh khỏi những điều xấu.Lễ hội thường niên này được tổ chức tại các đền, chùa và miếu. Một trong những nơi thu hút nhiều người tới nhất là đền Kamitori Maekawa ở Yokohama. Thời gian diễn ra sự kiện trùng với Ngày trẻ em ở Nhật Bản.Nghi lễ này được người Nhật tin tưởng và giữ gìn qua nhiều thế hệ. Họ cho rằng đây là cách xua đuổi tà ma, đem lại sức khỏe cũng như may mắn cho em bé.

3,687 chars | 2017/11/16 09:16

Xem thêm bài viết liên quan

Lễ hội Setsubun ném đậu gột sạch tất cả những điều tà ác và xua đuổi linh hồn mang bệnh tật ở Nhật Bản

Lễ hội Setsubun ném đậu gột sạch tất cả những điều tà ác và xua đuổi linh hồn mang bệnh tật ở Nhật Bản

05/12/2017, Lễ hội của Năm mới
Vào ngày lễ hội Setsubun, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ. Phong tục rắc đậu mamemaki lần đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ Muromachi. Nó thường được thực hiện bởi các toshiotoko của gia đình. Có hàng trăm ngàn người tham dự lễ hội Setsubun này hằng năm.
Ngày Tết của xứ sở "Mặt Trời Mọc" được chuẩn bị như thế nào ? Phần 2

Ngày Tết của xứ sở "Mặt Trời Mọc" được chuẩn bị như thế nào ? Phần 2

10/11/2017, Lễ hội của Năm mới
Đi chùa vào năm mới (hatsumoude): Mong ước năm mới sẽ được an khang, thịnh vượng, có nhiều sức khỏe và phát tài phát lộc, người Nhật Bản thường đi chùa vào những ngày đầu năm. Người ta sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó.Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ....
Diễu binh chào năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo phần 1

Diễu binh chào năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo phần 1

23/01/2018, Lễ hội của Năm mới
Lễ hội Nhật Bản là những dịp lễ hội truyền thống. Một số lễ hội có gốc rễ của họ trong các lễ hội Trung Quốc cách đây hàng trăm năm, nhưng đã trải qua những thay đổi lớn khi họ trộn lẫn với các phong tục địa phương. Một số khác biệt đến nỗi họ thậm chí không giống với lễ hội gốc mặc dù chia sẻ cù...
Phong tục đầu năm xin quẻ cầu may của xứ sở mặt trời mọc như thế nào ?

Phong tục đầu năm xin quẻ cầu may của xứ sở mặt trời mọc như thế nào ?

24/11/2017, Lễ hội của Năm mới
Năm mới đến, người Nhật tìm về sự thanh bình, tĩnh lặng bằng việc đi lễ đền, chùa vừa là để tham quan danh thắng, di tích lịch sử văn hoá vừa là để xin Thần, Phật cho sức khoẻ, tài lộc, hạnh phúc. Khi trở về, mỗi người thường rút một quẻ bói, tức Omikuji - được bán ở hầu khắp các đền chùa ở Nhật....
Diễu binh chào năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo phần 2

Diễu binh chào năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo phần 2

23/01/2018, Lễ hội của Năm mới
Thu hút chính là các pha nguy hiểm bậc thang. Những người đàn ông mặc trang phục lính cứu hỏa thời kỳ Edo (thế kỷ 17-19) thực hiện những pha nguy hiểm nhào lộn trên sàn tre lên những cái đầu của những người đàn ông ủng hộ họ. Những cuộc biểu tình này đã được tổ chức từ đó để cảnh báo mọi người về...
Ném đậu đầu xuân, nghi thức khai trừ ma quỷ tại Nhật Bản

Ném đậu đầu xuân, nghi thức khai trừ ma quỷ tại Nhật Bản

15/11/2017, Lễ hội của Năm mới
Tại lễ hội này, người thực hiện là người đàn ông có tuổi hợp với năm đó, tính theo 12 con giáp của Trung Quốc, hoặc cũng có thể là trưởng nam trong gia đình, người thực hiện việc rắc đậu sẽ được gọi là toshiotoko. Trong nhiều thế kỷ, người dân Nhật Bản đã thực hiện các nghi lễ với mục đích xua đu...
Ngày Tết của xứ sở "Mặt Trời Mọc" được chuẩn bị như thế nào ? Phần 1

Ngày Tết của xứ sở "Mặt Trời Mọc" được chuẩn bị như thế nào ? Phần 1

10/11/2017, Lễ hội của Năm mới
Ngày này họ dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ, gọn gàng. Họ muốn đẩy đi những vận xấu của năm cũ và đón chào một năm mới. Vào ngày này các gia đình ở Nhật Bản thường: Treo shimenawa trước cửa nhà: Với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần, những điều may mắn sẽ đến với gia đình....
Say quên lối về với "lễ ăn nhậu" Bonenkai đặc biệt của Nhật Bản

Say quên lối về với "lễ ăn nhậu" Bonenkai đặc biệt của Nhật Bản

25/10/2017, Lễ hội của Năm mới
Cũng giống như người Việt giàu tình cảm, bữa tiệc Bonenkai có ‎ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. Hàng năm, khi chưa đến tháng 12, không chỉ có các gia đình tất bật chuẩn bị cúng tổ tiên, các công ty, cơ quan cũng háo hức đón chào tiệc tổng kết năm. Với bữa tiệc ấm c...