Món Nhật Bản


Phong tục đầu năm xin quẻ cầu may của xứ sở mặt trời mọc như thế nào ?

Năm mới đến, người Nhật tìm về sự thanh bình, tĩnh lặng bằng việc đi lễ đền, chùa vừa là để tham quan danh thắng, di tích lịch sử văn hoá vừa là để xin Thần, Phật cho sức khoẻ, tài lộc, hạnh phúc. Khi trở về, mỗi người thường rút một quẻ bói, tức Omikuji - được bán ở hầu khắp các đền chùa ở Nhật. Omikuji được cho có nguồn gốc từ thời Heian, một nhà sư uy tín Genzan đã viết 100 lời khuyên cho cuộc sống, nên mỗi người chỉ được rút một thẻ:

Omikuji quẻ bói kì diệu

Omikuji thường có 7 loại:
·大吉 Daikichi Đại cát
· 中吉 Trung cát
· 小吉 Tiểu cát Shoukichi
·吉 Cát Kichi
·末吉 Mạt cát (tức là về cuối thì là cát), đọc là Suekichi
· 凶 Hung Kyou
· 大凶 Đại Hung Daikyou

Omikuji quẻ bói kì diệu

Thứ tự tốt trong lá số sẽ thường là 大吉 đại cát => 中吉 trung cát => 小吉 tiểu cát => 吉 cát.
Các mục trong lá số thường (có thể có) là: Nguyện Vọng(願望), Đãi Nhân(待人), Thất Vật(失物), Lữ Hành(旅行), Thương Mạ(i商売), Học Vấn(学問), Tương Trường(相場), Tranh Sự(争事), Luyến Ái(恋愛), Chuyển Cư(転居), Xuất Sản(出産), Bệnh Khí(病気), Duyên Đàm(縁談).Việc rút lá số trong tiếng Nhật là おみくじを引く Omikuji wo hiku.

Omikuji quẻ bói kì diệu

Lá số sẽ được viết theo chiều dọc từ trên xuống và TỪ PHẢI SANG TRÁI, nên cũng phải đọc theo chiều dọc và từ phải sang trái theo từng mục một. Mục đầu tiên là 願望 Nguyện Vọng, tiếp theo là 待人 Đãi Nhân, ..., 縁談 Duyên Đàm sẽ là mục cuối cùng.Bạn đừng lo khi bốc phải thẻ bói Hung hay thậm chí là Đại Hung vì đã có sẵn những vật gánh cho bạn những "xui xẻo" này rồi, nhớ gấp lại và buộc lên một khung dây đã được dựng một bên cạnh. Còn ở trong các đền chùa Nhật Bản, bạn sẽ buộc thẻ bói trên khung làm từ dây thừng và gỗ thông đấy. 

Omikuji quẻ bói kì diệu

Lý do cách "giải xui" này là từ cây thông trong tiếng Nhật đọc là matsu và nó cũng đồng nghĩa với từ chờ đợi. Khi thực hiện việc buộc lại thẻ bói trong Chùa, người Nhật tin rằng sự thiếu may mắn kia sẽ ở lại mà không xảy ra đối với bản thân và gia đình, hay có thể là, chờ đợi một sự may mắn khác? Omikuji là thẻ bói, thẻ may mắn, thường được tìm thấy ờ các đền, chùa trên toàn Nhật Bản. Kiểm tra xem bản thân mình có may mắn hay không đó là một niềm vui. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể rút được thẻ may mắn. Đó cũng có thể là thẻ không may, tiên đoán về chuyện tình cảm, kinh doanh hay sức khỏe.

Omikuji quẻ bói kì diệu

1. Chi phí

Trước đây Omikuji được đặt phổ biến trong đền, chùa và hoàn toàn miễn phí, để có một thẻ Omikuji bạn chỉ cần quyên góp một đồng 5 yên. Mọi người quyên góp đồng 5 yên, đơn giản vì đồng 5 yên có một lỗ trống ở giữa và người Nhật cũng tin rằng đây là đồng xu đem lại sự may mắn. Ngày nay một số đền đưa ra một mức phí cố định cho một thẻ Omikuji thường là 100 yên.

2. Lắc chiếc hộp


Không thể tự ý lấy chiếc thẻ theo ý mình, bạn phải lắc chiếc hộp để lấy được số của chiếc thẻ may mắn trong nhiều thẻ. Hầu hết các đền đều dùng cách này. Lắc chiếc thẻ và mong rằng bạn sẽ chọn được chiếc thẻ tốt nhất.

3. Tìm kiếm vận may


Chiếc hộp được thiết kế sao cho chỉ một cây que số rớt ra bên ngoài. Đọc số trên que gỗ. Tuy được viết bằng Hán tự nhưng chắc chắn rằng bạn sẽ đọc được vì đây là những Han tự đơn giản. Dựa vào con số trên thẻ đến lấy thẻ trong chiếc hộp có con số mà bạn vừa có được.

4. Đọc vận may

Thường thì thẻ vận may được viết bằng tiếng Anh để thuận tiện cho khác du lịch có thể đọc được nhưng không phải lúc nào thẻ cũng được dịch sang ngôn ngữ khác. Trường hợp bạn không hiểu cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật có thể nhờ giúp đỡ.
Nếu như bạn rút được thẻ đại cát, điều đó cho thấy bạn sẽ gặp được nhiều may mắn như sẽ trở nên khỏe hơn, có nhiều may mắn trong tình yêu và nhiều thứ khác. Ngược lại nếu không phải là thẻ Đại Cát mà là thẻ Đại Hung thì đây giống như là một lời nguyền, bạn sẽ gặp phải bệnh tật hay việc kinh doanh không gặp thuận lợi.

Một vài vận rủi thường đi kèm theo những lời khuyên, cho dù có gặp những điều không may như thế nào thì cũng có thể thay đổi được vận mệnh nếu như làm việc chăm chỉ và khiêm nhường. Mặt khác cũng có lời khuyên cho người có được vận may là không nên kiêu ngạo hay bất cẩn chỉ vì mình may mắn.Nếu bạn nhận được thẻ không may hã điềm tình, nếu nhận được thẻ may mắn cũng không nên vui ra mặt. Tốt nhất là hãy giữ cho khuôn mặt ở trang thái như bình thường.

5. Không bao giờ mang những điều không hay về nhà

Tại các đền, chùa thường hay tư vấn trong trường hợp bạn rút phải thẻ không may và lời khuyên là không nên mang điều không may về nhà, phần lớn mọi người đã không chú ý đến điều này. Người Nhật tin rằng có thể hoãn hoặc tránh những điều xấu bằng cách để nó lại nơi mà họ tìm thấy nó.Người Nhật thương buộc những điều xấu, không may lên cây hoặc một que gỗ ngay tại đền, chùa nơi họ có được rút được thẻ không may.Hầu hết các đền chùa không đề nghị khách tham quan vứt bỏ thẻ mang vận xui mà tạo những khu vực giúp họ lưu giữ lại những điều không may, những vị trí cụ thể trong đền, chùa để du khách có thể buộc thẻ của mình tại đó. Không bao giờ bỏ lại thẻ mang đến cho bạn sự may mắn, hãy giữ nó bên mình hoặc đặt dưới gối khi đi ngủ.

Omikuji quẻ bói kì diệu

Một số kí tự trong Omikuji
大吉
だいきち
Đại Cát
中吉
ちゅうきち
Trung Cát
小吉
しょうきち
Tiểu Cát

きち
Cát
半吉
はんきち
Bán Cát
末吉
すえきち
Mạt Cát
(Vận may trong tương lai)
末小吉
すえしょうきち
Mạt Tử Cát
(Một ít vận may trong tương lai)

きょう
Hung
小凶
こきょう
Tiểu Hung
半凶
はんきょう
Bán Hung
末凶
すえきょう
Mạt Hung
(Vận xui trong tương lai)
大凶
だいきょう
Đại Hung

5,160 chars | 2017/11/24 10:28

Xem thêm bài viết liên quan

Ngày Tết của xứ sở "Mặt Trời Mọc" được chuẩn bị như thế nào ? Phần 1

Ngày Tết của xứ sở "Mặt Trời Mọc" được chuẩn bị như thế nào ? Phần 1

10/11/2017, Lễ hội của Năm mới
Ngày này họ dọn dẹp nhà cửa rất sạch sẽ, gọn gàng. Họ muốn đẩy đi những vận xấu của năm cũ và đón chào một năm mới. Vào ngày này các gia đình ở Nhật Bản thường: Treo shimenawa trước cửa nhà: Với ý nghĩa trừ đuổi ma quỷ và chào đón những vị thần, những điều may mắn sẽ đến với gia đình....
Lễ hội Setsubun ném đậu gột sạch tất cả những điều tà ác và xua đuổi linh hồn mang bệnh tật ở Nhật Bản

Lễ hội Setsubun ném đậu gột sạch tất cả những điều tà ác và xua đuổi linh hồn mang bệnh tật ở Nhật Bản

05/12/2017, Lễ hội của Năm mới
Vào ngày lễ hội Setsubun, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ. Phong tục rắc đậu mamemaki lần đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ Muromachi. Nó thường được thực hiện bởi các toshiotoko của gia đình. Có hàng trăm ngàn người tham dự lễ hội Setsubun này hằng năm.
Diễu binh chào năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo phần 2

Diễu binh chào năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo phần 2

23/01/2018, Lễ hội của Năm mới
Thu hút chính là các pha nguy hiểm bậc thang. Những người đàn ông mặc trang phục lính cứu hỏa thời kỳ Edo (thế kỷ 17-19) thực hiện những pha nguy hiểm nhào lộn trên sàn tre lên những cái đầu của những người đàn ông ủng hộ họ. Những cuộc biểu tình này đã được tổ chức từ đó để cảnh báo mọi người về...
Diễu binh chào năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo phần 1

Diễu binh chào năm mới của lính cứu hỏa ở Tokyo phần 1

23/01/2018, Lễ hội của Năm mới
Lễ hội Nhật Bản là những dịp lễ hội truyền thống. Một số lễ hội có gốc rễ của họ trong các lễ hội Trung Quốc cách đây hàng trăm năm, nhưng đã trải qua những thay đổi lớn khi họ trộn lẫn với các phong tục địa phương. Một số khác biệt đến nỗi họ thậm chí không giống với lễ hội gốc mặc dù chia sẻ cù...
Say quên lối về với "lễ ăn nhậu" Bonenkai đặc biệt của Nhật Bản

Say quên lối về với "lễ ăn nhậu" Bonenkai đặc biệt của Nhật Bản

25/10/2017, Lễ hội của Năm mới
Cũng giống như người Việt giàu tình cảm, bữa tiệc Bonenkai có ‎ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người dân Nhật Bản. Hàng năm, khi chưa đến tháng 12, không chỉ có các gia đình tất bật chuẩn bị cúng tổ tiên, các công ty, cơ quan cũng háo hức đón chào tiệc tổng kết năm. Với bữa tiệc ấm c...
Ném đậu đầu xuân, nghi thức khai trừ ma quỷ tại Nhật Bản

Ném đậu đầu xuân, nghi thức khai trừ ma quỷ tại Nhật Bản

15/11/2017, Lễ hội của Năm mới
Tại lễ hội này, người thực hiện là người đàn ông có tuổi hợp với năm đó, tính theo 12 con giáp của Trung Quốc, hoặc cũng có thể là trưởng nam trong gia đình, người thực hiện việc rắc đậu sẽ được gọi là toshiotoko. Trong nhiều thế kỷ, người dân Nhật Bản đã thực hiện các nghi lễ với mục đích xua đu...
Ngày Tết của xứ sở "Mặt Trời Mọc" được chuẩn bị như thế nào ? Phần 2

Ngày Tết của xứ sở "Mặt Trời Mọc" được chuẩn bị như thế nào ? Phần 2

10/11/2017, Lễ hội của Năm mới
Đi chùa vào năm mới (hatsumoude): Mong ước năm mới sẽ được an khang, thịnh vượng, có nhiều sức khỏe và phát tài phát lộc, người Nhật Bản thường đi chùa vào những ngày đầu năm. Người ta sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó.Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ....
Lễ hội "bắt nạt con nít" kỳ lạ chỉ có tại Nhật Bản vào đầu xuân

Lễ hội "bắt nạt con nít" kỳ lạ chỉ có tại Nhật Bản vào đầu xuân

16/11/2017, Lễ hội của Năm mới
Nhật Bản quan niệm rằng, một đứa trẻ khóc to sẽ khỏe mạnh, lớn lên tự tin và nanh hơn những đứa trẻ không khóc. Bình thường, tiếng trẻ con khóc thét sẽ làm các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, khó chịu nhưng trong lễ hội Nakizumo, họ mong con mình òa khóa đầu tiên hoặc gào khóc to nhất, lâu nhất, vì t...