Lễ hội Setsubun ném đậu gột sạch tất cả những điều tà ác và xua đuổi linh hồn mang bệnh tật ở Nhật Bản
Lễ hội Setsubun có nguồn gốc từ đâu?
Setsubun là ngày trước khi bắt đầu mùa xuân ở Nhật Bản, nó có nghĩa là "sự phân chia các mùa", nhưng thông thường thuật ngữ này đề cập đến ngày Setsubun của mùa xuân.
Mà ngày Setsubun có tên riêng biệt là Risshun (立春), nghĩa là ngày Lập Xuân mà chúng ta hay nói và được tổ chức hàng năm vào ngày 3 tháng 2. Lễ hội Setsubun của mùa xuân có thể và trước đây được coi là một loại đêm Giao thừa, và nó được đi kèm với một nghi thức đặc biệt để gột sạch tất cả những điều tà ác của năm trước đó và xua đuổi linh hồn tà ác mang bệnh tật trong năm tới. Nghi thức đặc biệt này được gọi là mamemaki ( nghĩa là "ném hạt đậu").
Lễ hội Setsubun không phải là ngày quốc lễ, nhưng được tổ chức trong các đền chùa trên khắp nước Nhật.
Nghi thức Mamemaki của lễ hội Setsubun là như thế nào?
Vào ngày lễ hội Setsubun, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ. Phong tục rắc đậu mamemaki lần đầu tiên xuất hiện trong thời kỳ Muromachi. Nó thường được thực hiện bởi các toshiotoko (có nghĩa là người nam giới sinh vào năm tương ứng với con giáp trong hoàng đạo Trung Quốc) của gia đình, hoặc là gia chủ nam của gia đình đó. Những cử chỉ của mamemaki có sự tương tự như phong tục ném gạo của phương Tây vào những cặp vợ chồng mới cưới sau đám cưới.
Đậu nành rang (gọi là "đậu phúc" fuku mame) được ném ra ngoài cửa hoặc ném vào một thành viên trong gia đình đeo mặt nạ Oni (mặt nạ ác quỷ), trong khi mọi người nói "Ma quỷ biến đi! May mắn tới!" (鬼は外! 福は内! Oni wa soto! Fuku wa uchi) và đóng mạnh cửa. Đậu phộng (để nguyên hoặc được bọc một lớp bột giòn có vị ngọt) đôi khi được sử dụng thay cho đậu nành.
Có rất nhiều biến thể của câu tụng Oni wa soto, fuku wa uchi. Ví dụ, ở thành phố Aizuwakamatsu, mọi người tụng câu "鬼の目玉ぶっつぶせ!" (Oni no medama buttsubuse!), nghĩa là "Đập nát mắt quỷ dữ!". Đây vẫn là một hoạt động phổ biến trong các hộ gia đình, nhưng nhiều người sẽ tham dự lễ hội mùa xuân tại một số đền thờ, nơi thực hiện nghi lễ này.
Trong lễ hội Setsubun, những hạt đậu này được cho là thanh tẩy một cách tượng trung ngôi nhà bằng cách xua đuổi linh hồn tà ác mang lại sự bất hạnh và sức khoẻ xấu cho họ. Sau đó, như là một phần của việc mang lại may mắn, người ta theo thói quen thường ăn đậu nành rang, mỗi năm một lần trong cuộc đời mỗi người, và ở một số khu vực, mỗi năm một lần trong cuộc đời mỗi người cộng thêm một lần nữa, để mang lại may mắn cho năm sau.
Có nhiều lễ kỷ niệm dịp Setsubun tại các ngôi chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo trên khắp cả nước. Các tu sĩ và những vị khách được mời sẽ ném đi những hạt đậu nành rang (một số bọc bằng lá vàng hoặc lá bạc), phong bì nhỏ đựng tiền, đồ ngọt, kẹo và vật có giá trị khác.
Trong một số đền thờ lớn hơn, những người nổi tiếng và đô vật sumo thậm chí sẽ được mời tới dự; những sự kiện này được truyền hình trên toàn quốc và có hàng trăm ngàn người tham dự lễ hội Setsubun này hằng năm.
Ăn và uống gì vào ngày lễ hội Setsubun?
Ở vùng Kansai, người ta sẽ ăn những loại makizushi không cắt thành miếng gọi là ehō-maki (nghĩa là "cuộn cơm chỉ hướng may mắn"). Phong tục này bắt đầu ở Osaka, nhưng trong những năm gần đây eho-maki có thể được mua tại các cửa hàng trong khu vực Kanto và nó được công nhận là một phần của truyền thống lễ hội Setsubun.
Tại khu vực Tohoku của Nhật Bản, gia chủ (theo truyền thống là cha) sẽ lấy những hạt đậu rang nắm trong tay, cầu nguyện tại đền thờ của gia đình, và sau đó ném những hạt đậu đã được thánh hóa ra cửa.
Một số gia đình treo những đồ trang trí nhỏ từ đầu cá mòi và lá của cây Ô rô (柊鰯 hiragi iwashi, tên tiếng anh là Holly Sardine) trên lối vào nhà để các linh hồn xấu không vào được nhà. Rượu sake gừng theo truyền thống được uống vào ngày lễ hội Setsubun.
Những nghệ sĩ giải trí lưu động được chào đón trong lễ hội Setsubun để diễn các vở kịch. Việc là người biểu diễn lưu động khiến cho họ có lợi thế trong những trường hợp như thế này, vì họ có thể mang các vong hồn đi theo mình.
Các phong tục khác trong thời gian Setsubun bao gồm các điệu múa tôn giáo, lễ hội, và mang các dụng cụ thường được để bên ngoài vào trong nhà, để ngăn không cho các linh hồn làm hại họ. Bởi vì Setsubun cũng được coi là tách biệt khỏi thời điểm thông thường, mọi người cũng có thể thực hiện việc đảo ngược vai trò.
Bao gồm việc những cô gái trẻ vấn tóc theo phong cách người già và ngược lại, đeo trang phục cải trang và ăn mặc chuyển đổi giới tính. Phong tục này vẫn được thực hiện bởi các geisha và khách hàng của họ khi đang giải trí trong dịp lễ hội Setsubun.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm