Đoản đao Wakizashi có giống với kiếm Nhật truyền thống không ?
Nếu như đã quen thuộc với hình ảnh cây kiếm huyền thoại của Nước Nhật với độ cong được thiết khế tinh xảo và đặc biệt sắc lẹm thì đoản đao wakizashi chính là phiên bản mini của kiếm Nhật thời bấy giờ. Được thiết kế nhỏ gọn nhưng về phần tinh xảo lại không thua kém gì phiên bản lớn, chúng được phát minh ra nhằm song hành với loại kiếm lớn thông thường.
Tìm hiểu thêm về Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản
Đôi nét về đoản đao wakizashi
Wakizashi (Kanji: 脇差 Hiragana: わきざし?), nghĩa là "đâm vào hông", là loại gươm truyền thống của Nhật Bản (nihontō, 日本刀, にほんとう được dùng bởi tầng lớp samurai thời kì phong kiến). Wakizashi được dùng vào khoảng thế kỉ 15 hoặc 16. Wakizashi được dùng như một thanh kiếm để đỡ hoặc hỗ trợ, nó cũng được sử dụng trong cận chiến, để chặt đầu địch thủ bại trận và đôi khi để thực hiện seppuku.
Wakizashi là một trong số nhiều loại kiếm ngắn được samurai sử dụng, bao gồm yoroi tōshi, chisa-katana và tantō. Ban đầu, khái niệm wakizashi không được sử dụng để xác định loại kiếm có một chiều dài phần lưỡi cụ thể nào cả và chỉ là một từ rút gọn của "wakizashi no katana" (kiếm đâm vào hông), khái niệm này được sử dụng cho kiếm với mọi kích cỡ.
Mãi cho đến năm 1638 trong thời Edo, khi những người cai trị Nhật Bản cố gắng chỉnh đốn lại các loại kiếm và những nhóm xã hội nào được phép mang chúng, thì độ dài của katana và wakizashi mới được chính thức xác lập.
Trong quyển "Kiếm Nhật", Kanzan Satō viết rằng có vẻ như không có yêu cầu đặc biệt nào cho wakizashi và cho rằng wakizashi có thể đã phổ biến hơn tantō vì chúng thích hợp để chiến đấu trong nhà hơn. Ông cũng đề cập đến phong tục để katana lại ở ngoài cửa khi đi vào lâu đài hoặc cung điện trong khi vẫn được mang wakizashi vào trong.
Tìm hiểu thêm về Ý nghĩa đằng sau của kiếm Nhật
Trong khi chỉ có tầng lớp samurai mới được phép mang katana, wakizashi với chiều dài hợp pháp (ko-wakizashi) có thể được mang bởi tầng lớp chonin bao gồm cả các thương nhân. Đây là một điều khá phổ biến khi đi lại để phòng trộm cướp. Wakizashi thường được đeo bên hông trái. được giữ bởi khăn buộc hông (uwa-obi hay himo).
Wakizashi có lưỡi dài khoảng 30 đến 60 cm, những thanh wakizashi có độ dài gần bằng katana được gọi là o-wakizashi và thanh có độ dài gần với "tantō" được gọi là ko-wakizashi. Wakizashi được đeo cùng với katana là một dấu hiệu chính thức cho thấy người đeo nó là một samurai hoặc một kiếm sĩ thời kì phong kiến Nhật Bản. Khi được đeo cùng nhau chúng được gọi là daishō, nghĩa là cặp to-lớn (đại-tiểu).Katana là thanh lớn, dài và Wakizashi là thanh đi kèm của nó. Wakizashi là thanh kiếm hỗ trợ cho katana nhưng không phải chỉ là một phiên bản nhỏ của katana, chúng có thể được rèn đúc khác nhau và có mục đích, cách phối hợp khác nhau.
Người Nhật cũng dùng phương pháp bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo nên những làn sóng trang điểm cho lưỡi kiếm. Khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng đã hoàn thành, một loại hợp chất đặc biệt gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên trên mặt lưỡi kiếm rồi để cho khô.
Sau đó người ta dùng một thanh tre để khắc lên lớp bùn những hoa văn rồi lại để vào trong lò nung tiếp, lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Trong giai đoạn này lưỡi kiếm được bao bằng đất và tro kia phải nóng đến mức có "màu của Mặt Trăng tháng 2 hay tháng 8". Lớp bùn đó chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm mỏng nhất, các nơi khác dày hơn để khi nung lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau tuỳ theo từng khu vực
Tìm hiểu thêm về Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời
Lưỡi thép, phần cứng nhất của thanh kiếm mà người ta gọi là hamon có những hạt khác nhau gọi là nie và nioi. Nie (nước sôi) tượng trưng cho tinh thần hùng dũng, cứng cỏi, nioi (hương thơm nhìn được) tượng trưng cho sự cao thượng, quý phái. Những hạt này có được do sự gập đi gập lại và cũng là một thứ dấu hiệu của mỗi trường vì mỗi phương pháp có những vân riêng.
Nioi mắt thường không trông thấy, chỉ gợn lên một làn sương mỏng như giải ngân hà một đêm sao. Hạt nie thì to hơn, trông lấm tấm như móc buổi sáng hay một chùm tinh tú. Những ba văn (hamon) đó được đặt tên, hoặc mây, sóng biển, dãy núi, hoa... cũng giống như người Trung Hoa đặt tên cho vân trên bảo kiếm của họ. Người thợ không phải chỉ đúc một thanh kiếm tốt mà còn làm sao cho mỹ thuật, đó mới thực là vấn đề.
Nét cong của thanh kiếm Nhật không phải chỉ do kỹ thuật rèn hay đập mà còn là một biểu trưng văn hoá xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, chùa chiền, cung điện, kể cả thư pháp. Người Nhật vẫn cho rằng nếu đúc một thanh kiếm thẳng băng thì không những thô kệch mà còn quá thực dụng, không nói lên tính nghệ thuật của người võ sĩ. Chính vì thế, họ luôn luôn tạo những đường cong, uốn lên lượn xuống để biến một vũ khí chiến đấu thành một tác phẩm. Tiến trình rèn thép, các loại chất liệu trong mỗi giai đoạn đến nay vẫn còn là những bí mật nghề nghiệp không truyền ra ngoài và cũng là thước đo sự tài hoa, khéo léo cũng như "tay nghề" của các bậc sư.
Tìm hiểu thêm về Tìm hiểu về nghệ thuật thư pháp Shodo
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm