Thanh kiếm của Samurai phần 1
Từ ngàn xưa khi nhắc đến vũ khí của Nhật bản thì hầu như ai cũng biết đến thanh kiếm của Samurai. Và tùy theo từng giai đoạn lịch sử mà nó sẽ có những tên gọi khác nhau. Thanh kiếm Nhật là biểu trưng cho lòng dũng cảm, sự trung trành và một tinh thần thượng võ của các võ sĩ Nhật Bản. Chúng ta hãy thử tìm hiểu sơ qua về cách làm một thanh kiếm Nhật, những bí mật của thanh kiếm này cũng như nguồn gốc xuất hiện của nó....Thanh kiếm Katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ. Giá trị của một thanh kiếm là dù có trải qua bao nhiêu trận chiến thì nó vẫn còn sắc bén và không hề có một vết nứt. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm nhưng chỉ với một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị.
Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào. Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.
Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.
Nhưng không hẳn cây kiếm nào được rèn ra cũng phục vụ cho một mục đích tốt đẹp, Có những cây kiếm trở thành điều nguyền rủa cho những ai sở hữu nó nhưng lại thèm khát sức mạnh vô địch của nó.
Muramasa là thanh bảo kiếm huyền thoại hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng quốc gia ở Tokyo. Thanh bảo kiếm này được ra đời từ khi nào vẫn còn gây tranh cãi tuy nhiên khá nhiều tài liệu tại Nhật Bản khẳng định đây là binh khí của Muramasa Sengo, một kiếm sĩ - thợ rèn nổi tiếng sống ở thời kỳ Muromachi (thế kỷ 14 đến 16, Nhật Bản).Muramasa Sengo vốn là đệ tử của nghệ nhân rèn kiếm lừng danh Okazaki Goronyudo Masamne nên ông cũng sở hữu những kỹ năng rất điệu nghệ, được mọi người trọng vọng.

Tương truyền rằng do Muramasa vốn có tà tâm nên không được sư phụ truyền thụ những bí kiếp rèn kiếm đỉnh cao nhất, nên gã thầm ôm hận trong lòng. Một hôm, Muramasa đã lén ăn cắp bí kíp luyện “thần kiếm” để tự rèn nên một “bảo bối” cho mình. Nhưng thật không may, sư phụ đã phát hiện ra. Vì quá tức giận nên sư phụ đã cầm thanh kiếm chặt một nhát đứt lìa cổ tay của đệ tử.
Bị trừng phạt, Muramasa trong lòng càng thêm phẫn uất. Ông quyết định cầm lấy “bảo bối” rồi bỏ đi mang theo quyết tâm sẽ đánh bại thanh thần kiếm của sư phụ mình rèn nên. Tuy nhiên, tâm địa độc ác tàn nhẫn của Muramasa đã nhập vào thanh kiếm. Kể từ đó, thanh gươm mang tên chủ nhân Muramasa bị người đời nhìn với anh mắt ruồng ghét, được coi là thứ “tà kiếm”, “yêu kiếm”, một thứ yêu thuật khát máu bị kỳ thị...xem tiếp phần 2
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm