Thanh kiếm của Samurai phần 2
Kể từ đầu thế kỷ 16, Muramasa lưu lạc khắp nơi và trải qua nhiều đời chủ nhân, từng là bảo vật dưới triều Mạc phủ Tokugawa. Tuy nhiên, suốt nhiều năm sau đó, Muramasa khiến người ta sợ hãi bởi những chủ nhân của nó thường chịu chung số phận rất đoản mệnh. Ở thế kỷ 16 và 17, triều đại phong kiến còn cấm các Samurai được sử dụng Muramasa. Dù vậy, sức hút của nó vẫn rất mạnh mẽ, đến nỗi danh tướng nổi tiếng Tokugawa còn dùng một thanh kiếm giả và lấy tên là Muramasa. Tuy nhiên khi các triều đại phong kiến sụp đổ và bước sang thời kỳ hiện đại, Muramasa không còn là thứ bị nguyền rủa nữa. Ngược lại, người ta bắt đầu coi nó là một tuyệt tác, một bảo vật chứa đựng nhiều giá trị văn hóa và được cất giữ trong bảo tàng.
Sức mạnh tuyệt hảo và vẻ đẹp của thứ bị nguyền.Thanh bảo kiếm Muramasa có chiều dài 70,9 cm, rộng 2,4 cm, chuôi khá ngắn (14,5 cm). Trải qua gần 7 thế kỷ nhưng đến nay, nó vẫn còn nguyên vẹn và là một trong những thanh kiếm đẹp, sắc bén bậc nhất của Nhật Bản. Có lần người ta đã làm thí nghiệm để thử độ sắc bén của Muramasa, bằng cách nhúng thanh kiếm xuống suối, sau đó thả những chiếc lá lên lưỡi kiếm. Lập tức người ta đã phải trầm trồ khi tất cả những chiếc lá đều bị cắt ngọt làm đôi khi vừa chạm nhẹ vào lưỡi kiếm.
Có những giai thoại truyền rằng Muramasa từng được chủ nhân dùng để lấy mạng kẻ thù chỉ bằng một nhát chém, dễ như “ăn kẹo”. Năm 1823, một võ sĩ mang tên Matsudaira Geki đã dùng Muramasa để chiến đấu với với 5 kẻ thù và giành chiến thắng chỉ trong nháy mắt. Trận chiến xảy ra ở một thư viện mang tên Nishimaru. Và chỉ bằng 3 nhát chém, Matsudaira Geki đã lần lượt kết liễu Honda Iori, Toda Hikonoshin, Numata Sakyo.
Thấy vậy, hai nạn nhân còn lại là Kami Goro và Mabe Genjuro đã vô cùng kinh hãi, định bỏ chạy tuy nhiên Matsudaira Geki đã không cho họ một cơ hội sống sót.Muramasa được cho là có sức sát thương khủng khiếp, chỉ cần rút nó ra khỏi vỏ là có thể cảm nhận được một luồng khí lạnh toát ra ngay lập tức. Thậm chí theo những truyền thuyết, lưỡi của Muramasa sắc bén đến nỗi khi nó được kiếm sĩ dùng để xuất chiêu, người ta chỉ có thể nhìn thấy máu chảy sau khi thanh kiếm được thu vào vỏ.
Ngoài ra, thứ vũ khí này cũng từng được sử dụng trong các cuộc ám sát nổi tiếng tại Nhật Bản. Trong đó, nạn nhân nổi bật phải kể tới hai ông cháu Matsudaira Hirotada và Matsudaira Kiyoyasu, dưới triều đại Togugawa Ieyasu. Theo một số tài liệu ghi lại, trong quá khứ đã từng có một số kiếm sĩ còn dùng thanh Muramasa để tự sát, do đó thanh bảo kiếm này càng khiến người đời sợ hãi.
Về sau có một số phiên bản kiếm khác được chế tạo và cũng lấy tên Muramasa. Tuy nhiên, chỉ thanh đầu tiên được coi là một bảo vật tuyệt tác có một không hai trên đời.
Một số thanh kiếm nổi tiếng của xứ phù tang.
Thanh kiếm yêu thuật Muramasa
Tương truyền rằng do Muramasa tâm không chính, cũng bởi không được Masamune truyền lại bí quyết kiểm soát nhiệt độ khi nung kiếm nên anh ta ôm hận trong lòng, liền ăn cắp bí quyết của thầy để tự rèn kiếm cho mình. Sau khi phát hiện ra sự việc, Masamune đã tức giận cho một nhát kiếm chặt đứt cổ tay của cậu học trò. Muramasa bỏ đi mang theo quyết tâm sẽ đánh bại thanh kiếm do người thầy Masamune rèn.
Cúc Nhất văn tự
Vào thời đại Kamakura, Hoàng đế Toba đã ra lệnh cho Ichimonji (Nhất văn tự) rèn ra thanh kiếm Samura này. Thanh kiếm dài 78,48cm, lưỡi kiếm rất dài, thân kiếm dài và mỏng. Gần tay cầm có khắc hình bông hoa cúc 16 cánh biểu tượng của hoàng gia (có người nói rằng hình hoa cúc được khắc trên chuôi kiếm), bên dưới còn khắc một chữ nhất (一) nên được đặt tên là Cúc Nhất văn tự. Thanh kiếm này đến nay đã có lịch sử hơn 700 năm.
Mikazuki Munechika
Thanh kiếm thứ năm đại biểu cho Nhật Bản, là thanh kiếm nổi tiếng Mikazuki Munechika – một trong Thiên hạ ngũ kiếm, đây là kiệt tác của Sanjo Munechika – một trong những nghệ nhân rèn kiếm sớm nhất Nhật Bản. Thanh kiếm này được đánh giá cao cả về tính mỹ thuật cũng như chất liệu, nó đã được chính phủ Nhật Bản phong là quốc bảo.
Doujigiri
Truyền thuyết kể rằng, trong thời kỳ thống trị của Thiên hoàng, võ sỹ Minamotos Yorimitsu thuộc gia tộc Minamotos đã dùng thanh kiếm này để giết con yêu quái ăn thịt người Shuten Douji trên núi Oeyama ở nước Tanba. Nhờ câu chuyện nổi tiếng này, cái tên Dojigiri mới bắt đầu được biết đến.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm