Marugame Uchiwa - Những chiếc quạt giấy đầy màu sắc cho ngày hè oi bức
Chiếc quạt Uchiwa là một sản phẩm được làm bằng tay từ đầu tới cuối, nó gồm có thân được làm từ tre và đầu được làm từ giấy có trang trí hoặc bằng vải. Phần nan của quạt được làm từ loại tre vót rất mảnh và có tính đàn hồi cao. Du khách thường mua làm quà tặng người thân trong các chuyến du lịch Nhật Bản.
CẤU TẠO
Người ta sử dụng giấy washi – là một loại giấy truyền thống có hoa văn rất đẹp để tạo nên phần đầu quạt, bên cạnh đó thì loại vải hoa – loại vải cotton thường được dùng để may các bộ yukata cũng rất được ưa chuộng bởi tính bền và hoa văn rất phong phú. Những họa tiết có trên quạt thường có hình chuông gió, chuồn chuồn, cỏ lau, bông lúa … đây đều là những hình ảnh thân quen của mùa hè của Nhật Bản nói riêng và của các nước có khí hậu nhiệt đới trên thế giới nói chung.
Các mẫu vải hoa dùng để tạo ra quạt Uchiwa thường có họa tiết hình chuồn chuồn, chuông gió, bông lúa, cỏ lau, hoa bìm bìm…Chúng đều là những hình ảnh thân quen của mùa hạ không chỉ của Nhật Bản mà còn đối với mọi người khi có dịp xem qua về văn hóa Nhật bản. Có 3 vùng nổi danh với kỹ thuật làm quạt Uchiwa, đó là tại cố đô Kyoto, thành phố Tateyama của tỉnh Chiba và thành phố Marugame của tỉnh Kagawa (ở Marugame còn có cả bảo tàng quạt Uchiwa).
Những chiếc quạt sản xuất từ các vùng này luôn có vẻ độc đáo hơn cả, có lẽ bởi phong cách trang trí trên chiếc quạt. Ngành sản xuất quạt Uchiwa từng là một trong những ngành thủ công phát triển cực thịnh tại Nhật Bản, đặc biệt là vào khoảng thể kỷ 17 – 19. Ngày nay, phần lớn xưởng sản xuất thường nhập các thân quạt bằng nhựa có xuất nguồn từ Trung Quốc.
LỊCH SỬ
Thành phố Marugame là nơi có lịch sử cung cấp nan tre để làm quạt cho các vùng trên cả nước Nhật. Tại đây cũng tập trung nhiều thợ làm quạt giấy nên Marugame có rất nhiều cơ hội được làm những chiếc quạt mang nhiều màu sắc đặc trưng của các vùng. Chính sự kết hợp giữa các yếu tố của các vùng đã tạo nên chiếc quạt giấy “Marugame Uchiwa” bây giờ.
Ngày nay, người ta gọi những chiếc quạt tre được làm tại tỉnh Marugame mang tổng hòa các yếu tố trên là quạt giấy “Marugame Uchiwa”. Có thời, quạt giấy “Marugame Uchiwa” được coi như một phụ kiện trang phục của võ sỹ đạo. Từ sau thời Meji, người ta gọi Marugame là địa phương của ngành sản xuất quạt giấy. Hiện nay, quạt giấy “Marugame Uchiwa” chiếm 80% – 90% thị phần sản phẩm quạt giấy tại Nhật Bản.
Sau sự hỗn loạn của chiến tranh cho đến khi kết thúc thời kỳ khôi phục kinh tế, trên thị trường bắt đầu xuất hiện quạt máy, điều hòa, thành phố khí đốt ngày càng phổ biến, tính năng của chiếc quạt giấy trong cuộc sống thường ngày của người Nhật Bản dần mất đi và cơ hội sử dụng quạt giấy như một vật dụng ngày càng giảm. Cùng với sự thay đổi của thời đại, ngành sản xuất quạt giấy cũng dần thay đổi.
Với mục tiêu sản xuất được số lượng lớn trong thời gian ngắn, người ta đã in họa tiết nhiều màu sắc cho quạt theo công nghệ in Ôp-set, để giảm bớt chi phí người ta đã làm quạt bằng nhựa Polypropylence, trên thị trường xuất hiện nhiều loại quạt của Trung Quốc, thậm chí còn xuất hiện cả máy dán giấy bồi bằng máy.
Ngày nay, ngoài mục đích quảng cáo và thúc đẩy bán hàng, quạt giấy với những nét độc đáo riêng còn được bán tại các ngôi đền nổi tiếng của Nhật và được sử dụng trong dịp lễ hội mùa hè. Những người có tinh thần yêu thiên nhiên thường thay đổi nhiệt độ của máy điều hòa, sử dụng quạt giấy để quạt mát và sử dụng quạt giấy cho nhiều việc khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Mặt khác, cùng với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao về mặt thời gian và sự sung túc, một trào lưu mới về việc khẳng định lại những mặt tốt đẹp của văn hóa truyền thống bắt đầu được khơi nguồn. Gần đây, trước tình trạng ngày càng nóng lên của trái đất, những người làm quạt giấy của tỉnh Kagawa (Nhật Bản) hướng tới làm những chiếc quạt mà “nhìn thôi cũng thấy mát”, với những họa tiết vui mắt để mọi người có thể sử dụng quạt một cách hữu ích, thay cho việc sử dụng điều hòa nhằm bảo vệ môi trường.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Shiruko - Chè đậu đỏ
Shiruko là món chè nấu từ đậu đỏ azuki đun sôi trong hỗn hợp...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Truyện tranh khiêu dâm có phải là văn hoá 18+ ở...
Đối với các nước trên thế giới thì đề tài khiêu dâm chỉ dành...Xem thêm