Món Nhật Bản


Nghệ Thuật Thủ Công Handmade-Tượng Chibi Nhật Có Giống Nghệ Thuật Tò He Việt Nam Không?

Hiện nay nghệ thuật thủ công luôn được nhiều người chú ý và yêu thích, vậy nghệ thuật thủ công Handmade - Tượng Chibi Nhật có gì giống và khác nghệ thuật Tò He của Việt Nam không, hãy monnhatban.com tìm hiểu xem nhé.

Nghệ thuật thủ công Handmade - Tượng Chibi Nhật cần sử dụng đến nguyên liệu chính là đất sét Nhật, loại đất sét này có tính tự khô sau khi tiếp xúc với không khí một thời gian nhất định, được cấu tạo theo thành phần gồm keo và thực phẩm chín, nên sau khi khô sẽ cứng rắn như nhựa, bền theo thời gian, màu sắc không phai. Còn về nghệ thuật Tò He Việt Nam, được làm tự bột chứ không phải từ đất sét như đồ Handmade - Tượng Chibi Nhật, thành phần gồm bột gạo và nếp trộn lại là nấu chín, sau khi nặn tiếp xúc với không khí một thời gian, cũng sẽ tự khô, cứng lại như loại đất sét nhật.

Giới thiệu về Tò He Việt nam

Là nghệ thuật có lịch sử xuất hiện rất lâu tại Việt Nam, Theo lời của các cụ già làng thì Tò He đã xuất hiện hơn 300 năm trước, Nhưng đến giờ vẫn không biết ai là nghề tổ của nghệ thuật Tò He Việt Nam và cũng không biết là đã xuất hiện từ bao giờ. Ở làng Xuân La, xã Phượng Dực, Phú Xuyên - Hà Tây, nơi đây được biết đến Nghệ Thuật Tò He Việt Nam  xuất hiện, tại đây hơn 3 phần tư người trong làng đều biết nặn Tò He, từ các cụ già, đến những em bé chưa biết đọc biết viết đều cũng biết nặn tò he. Nghe người trong làng kể lại, từ xưa nơi đây làng Xuân La có đôi tay khéo léo, dùng bột gạo để nặn các loại thực phẩm trái cây như chuối, mâm xôi, mâm ngũ quả,... đến các con vật như trâu, heo, bò, gà,... để làm đồ cúng lễ với màu sắc tự nhiên. Do nguyên liệu được làm hoàn toàn bằng bột gạo chín nên có thể ăn được nên được rất nhiều người yêu thích từ trẻ em đến người lớn. Về sau, những vật phẩm này được gắn thêm những chiết kèn ống sậy, có đính mạnh nha, có thể phát ra những âm thanh khi thổi tò te tò te, có lẽ đây là nguồn gốc xuất hiện tên Tò He sau khi tò te đọc chệch âm thành Tò He.

to-he-con-vat

Nghệ Thuật Tò He Việt Nam, chỉ truyền lại cho con trai và con dâu trong nhà, nên cách làm, nặn bột cũng rất bí truyền. Khâu làm bột là bí quyết chính của nghề. Nếu làm bột không tốt sẽ làm hỏng các thành phẩm sau khi nặn xong, bị khô dễ tróc vỡ. Nguyên liệu chính bao gồm bột gạo và nếp xay nhuyển, theo tỉ lệ 10 bột gạo thì 1 phần nếp, giúp giữ độ dẽo dai của bột. Sau khi bột được trộn đều, đem luộc chín và nhào đều tay.  Tiếp theo chia bột ra nhiều phần để nhuộm màu, các màu sắc của bột được lấy từ các màu sắc của các loại thực phẩm như, gất, nghệ, lá riềng để tạo ra các màu sắc cho bột. 

bot-nan Bột nặn Tò He

 nhao-bot Nhào Bột Làm Nguyên Liệu Nặn Tò He

Nghệ Thuật Tò He Việt Nam ngày nay được nhiều người biết đến và các bạn bè quốc tế cũng biết đến nghệ thuật này. Hiện nay, các nghệ nhân nặn Tò He cũng đã phát triển hơn, thay vì nặn các con vật, trái cây, hiện hay cũng có thể nặn ra các nhân vật truyện tranh, các con vật huyền thoaị, hay cũng có thể nặn ra hình người như nghệ thuật Handmade - Tượng Chibi Nhật, chỉ cần quan sát trực tiếp khách đối diện, các nghệ nhân tò he cũng có thể làm ra các bức tượng chỉ sau 20-30 phút, hoặc có thể nhìn qua hình ảnh để tạo ra các món quà lưu niệm cho khách làm quà. Sau khi nặn xong, chỉ cần tiếp xúc với không khí một thời gian các bức tượng khô lại có thể bảo quản được rất lâu, không phai màu, làm quà tặng, hay lưu niệm rất ý nghĩa.

san-pham

Nghệ thuật Handmade - Tượng Chibi Nhật và nghệ thuật Tò He Việt Nam cũng có nhiều điểm giống và khác nhau, nhưng đều mang bản sắc của nghệ thuật thủ công, được nhiều người biết đến. Có lẽ 2 nghệ thuật này cũng có nguồn gốc  như nhau, nhưng đến hiện giờ vẫn không thể biết được sự xuất hiện của 2 nghệ thuật này có từ bao giờ. Nhưng có lẽ nghệ thuật Handmade - Tượng Chibi Nhật có sự phát triển rỏ rệch hơn, các loại đất sét nặn được sản xuất theo công nghệ hiện đại, có độ bền và được nhiều người biết đến và học hỏi cách làm, còn nghệ thuật Tò He Việt Nam được làm từ bột gạo và nếp, mạng bản sắc dân tộc lịch sử hơn nên được ít người biết đến cách làm và học hỏi. Hiện nay tò he, thành phần tạo màu không còn như xưa, các màu sắc được trộn với màu thực phẩm để đáp ứng nhu cầu về các loại màu sắc để tạo hình nên không thể ăn được như xưa, nhưng dù sao tò he cũng thật sự gần gũi với cuộc sống của người Việt Nam, với những hình ảnh đơn giản, những tình cảm đặc biệt, trí tuệ của người Việt và còn mang cả cái hồn của làng quê Việt Nam qua nghệ thuật Tò He.

tuong-dat-set-nhat Tượng Đất Sét Nhật

tuong-to-he Tượng Tò He Việt Nam

Trên đây là bài viết về nghệ thuật Handmade - Tượng Chibi Nhật Và Nghệ Thuật Tò He Việt Nam, hi vọng qua bài viết trên các bạn có thể bổ xung thêm cho mình vài điều bổ ích nhé.

5,368 chars | 2019/07/15 04:20

Xem thêm bài viết liên quan

Thú vị với phong tục viết chữ đầu năm mới ở Nhật Bản

Thú vị với phong tục viết chữ đầu năm mới ở Nhật Bản

23/05/2017, Thủ công Nhật Bản
Và đến ngày 15 tháng 1 hàng năm, trong lễ hội của lửa tiễn đưa thần linh, người ta sẽ đem bản viết lên chùa để đốt với niềm tin rằng lửa đốt càng cháy cao bao nhiêu cũng có nghĩa là chữ viết càng đẹp và ý chí mà người viết gửi gắm vào chữ đó càng mạnh bấy nhiêu...
Tại sao tượng chibi lại thường xuất hiện trong đám cưới nhật ?

Tại sao tượng chibi lại thường xuất hiện trong đám cưới nhật ?

17/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Các bạn có để ý trong ngày cưới ở Nhật Bản tại saôthường thấy hình ảnh chibi của cô dâu chú rể xinh đẹp có có khuôn mặt hao hao giống với chủ nhân bữa tiệc trên chiếc bánh cưới của họ không ? Đây cũng là điều mà monnhatban.com cũng muốn giới thiệu cho bạn về phong tục cưới hỏi và tại sao tượng ch...
Nghệ thuật gấp giấy origami và câu chuyện về cô bé Sadako Sasaki

Nghệ thuật gấp giấy origami và câu chuyện về cô bé Sadako Sasaki

09/08/2018, Thủ công Nhật Bản
Một số mẫu hình trong nghệ thuật gấp giấy origami nổi tiếng nhất là hạc giấy Nhật Bản. Truyền thuyết nói rằng, nếu bạn gấp đủ 1000 con hạc giấy (gọi là senbazuru), ước muốn của bạn sẽ thành hiện thực...
Marugame Uchiwa - Những chiếc quạt giấy đầy màu sắc cho ngày hè oi bức

Marugame Uchiwa - Những chiếc quạt giấy đầy màu sắc cho ngày hè oi bức

09/04/2018, Thủ công Nhật Bản
Người ta sử dụng giấy washi – là một loại giấy truyền thống có hoa văn rất đẹp để tạo nên phần đầu quạt, bên cạnh đó thì loại vải hoa – loại vải cotton thường được dùng để may các bộ yukata cũng rất được ưa chuộng bởi tính bền và hoa văn rất phong phú. Những họa tiết có trên quạt thường có hình c...
Cách làm đồ Handmade - Tượng Chibi Nhật Bản

Cách làm đồ Handmade - Tượng Chibi Nhật Bản

16/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Hiện nay, các loại đồ Handmade luôn được sự quan tâm của rất nhiều người, các món đồ thủ công này được làm quà tặng rất ý nghĩa, mang cảm xúc, tình cảm của người gửi trao đến nguời nhận bằng những món quà làm thủ công như đồ Handmade - Tượng Chibi Nhật Bả...
Ukiyo-e nghệ thuật tranh khắc gỗ truyền thống của Nhật Bản phần 2

Ukiyo-e nghệ thuật tranh khắc gỗ truyền thống của Nhật Bản phần 2

29/03/2018, Thủ công Nhật Bản
Bộ tranh Fuji đầu tiên mang tên Ba mươi sáu cảnh núi Phú Sĩ ( gồm tất cả 46 tác phẩm) ra đời là một tiếng vang lớn, vượt qua biên giới của xứ sở nơi ngọn Phú Sĩ ngự trị, tác động sâu sắc đến trào lưu hội họa đương thời ở châu u, đưa ông trở thành một danh họa vĩ đại trong làng hội họa thế giới. K...
Tượng Chibi Nhật Bản Món Quà Ý Nghĩa

Tượng Chibi Nhật Bản Món Quà Ý Nghĩa

09/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Các dịp lễ, sinh nhật, tặng một món quà cho người thân, bạn bè thì thật là ý nghĩa. Trong những năm gần đây, có một món quà rất ý nghĩa thay thế các món quà quen thuộc như hoa hồng, socola, thì Tượng Chibi Nhật Bản là món quà đang được rất nhiều người chu...
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e và lịch sử hình thành

Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e và lịch sử hình thành

29/03/2018, Thủ công Nhật Bản
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản mô tả những chủ đề về phong cảnh, những câu chuyện trong lịch sử, về các nhà hát hay các khu vui chơi giải trí. Đề tài trong Ukiyo-e thường là đề tài về hưởng thụ, với những cảnh chính diễn ra trong nhà hát, quán ăn,…
Câu chuyện về Hạc Giấy Senbazuru và điều ước của cô bé Sadako Sasaki

Câu chuyện về Hạc Giấy Senbazuru và điều ước của cô bé Sadako Sasaki

03/04/2018, Thủ công Nhật Bản
Hình ảnh cô gái nhỏ bé ngồi cạnh khung cửa sổ và không ngừng gấp hạc đã làm rung động bao nhiêu trái tim của con người. 644 là con số cuối cùng mà Sadako Sasaki để lại vì cô quá yếu và không thể gấp được nữa đó cũng là ngày cô rời khỏi thế giới.Để tưởng nhớ hành động của cô mọi người đã chung tay...
Nghệ thuật tranh nhuộm Katazome

Nghệ thuật tranh nhuộm Katazome

24/05/2017, Thủ công Nhật Bản
kỹ thuật Katazome chắc chắn bắt đầu từ việc tạo in hoa văn trên vải là lụa để may trang phục trước, sau đó mới được các họa sĩ ứng dụng để làm tranh. Lối in hoa văn trên vải bằng sáp của người H’mong, người Dao và vài sắc tộc khác ở Việt Nam, lối in vải Batik ở Indonesia cũng có nhiều nét tương t...