Món Nhật Bản


Nghệ thuật tranh nhuộm Katazome

Sơ lược
Đất nước Nhật Bản không chỉ nói tiếng với những món ăn, văn hóa, ẩm thực mà còn nổi tiếng với những lối kiến trúc và nghệ thuật tạo nên nét đặc trưng riêng của xứ sở Phù Tang. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về kỹ thuật nhuộm tranh Katazome. Cho đến nay ở nước ta chưa ai sử dụng kỹ thuật đó làm tranh, nhưng trong tương lai, đó cũng là một kỹ thuật rất thú vị cho phép xây dựng những tác phẩm đồ sộ kết hợp với công nghệ vi tính và in nhuộm trên lụa.
Thông thường vẽ tranh là chồng xếp các nét bút màu có tính trực tiếp, nhưng in tranh theo kỹ thuật Katazome bắt đầu từ vẽ hình trên giấy, trổ khuôn để tạo khoảng trống, bôi hồ những chỗ chưa cần có màu để chống thấm và nhuộm những chỗ trống. Nhiều lần như vậy sẽ tạo ra hòa sắc thấm đượm của bức tranh và có thể in đi, in lại chồng các sắc màu lên nhau.
katazome
Kỹ thuật này có lâu đời ở Nhật Bản với rất nhiều người thợ chuyên nghiệp luôn luôn trau dồi và cạnh tranh nhau nhằm nâng cao hơn nữa kỹ xảo thể hiện và văn hóa. Như vậy kỹ thuật Katazome chắc chắn bắt đầu từ việc tạo in hoa văn trên vải là lụa để may trang phục trước, sau đó mới được các họa sĩ ứng dụng để làm tranh. Lối in hoa văn trên vải bằng sáp của người H’mong, người Dao và vài sắc tộc khác ở Việt Nam, lối in vải Batik ở Indonesia cũng có nhiều nét tương tự với Katazome ở chỗ: chặn hình không nhuốm màu bằng sáp, chỗ không có sáp sẽ ngấm màu và tạo ra hoa văn.
katazome
Một chiếc áo với họa tiết ứng dụng kỹ thuật Katazome
Công đoạn thực hiện
Nếu để in tranh thì kỹ thuật này trở nên phúc tạp hơn với 18 công đoạn cần thực hiện tỉ mỉ. 18 công đoạn này đúc rút thành 11 bước như sau:
- Phác thảo
- Trổ khuôn
- Phết hồ
- Xóa các vết nói (xóa tsuri)
- Bốc giấy khuôn
- Kiểm tra tình trạng hồ
- Tạo nền
- Nhuộm màu
- Hấp
- Giũ nước
- Chỉnh sửa
Phác thảo trước khi có đồ họa vi tính, đương nhiên các họa sĩ hoàn toàn vẽ tay, sau đó tô bằng mực Tàu, để xác định rõ hai phần đen trắng. Với công nghệ đồ họa vi tính và design ngày nay, người ta hoàn toàn có thể chụp một bức ảnh phong cảnh, đưa vào máy tính xử lý, lấy ra phần bố cục căn bản dưới dạng đen trắng và in lên một tờ giấy để trổ khuôn. Việc này tùy theo, phần lớn các họa sĩ thích vẽ tay hơn. Tuy nhiên, xử lý trên máy tính cho người ta biết rõ các lớp sắc độ cần phân tích ra, cho việc in màu sau này, mà vẽ tay chỉ có thể cảm nhận được.
Hình đồ thường vẽ trên giấy lụa mino, một loại giấy lụa có thể phết nhựa cây màu hồng chống thấm. Sau đó dùng dao trổ đi những phần không cần thấm màu. Do việc trổ khuôn có nhiều hình đứng lơ lửng không tự đứng được trong khuôn trổ nên cần có những đường nối (gọi là tsuri). Sau đó người ta phải xóa các tsuri bằng cách phết hồ lên đó và xóa dần từng nét. Dán chặt tấm lụa vẽ được chọn từ các loại tơ do giông tằm sinh đôi dệt nên, gọi là lụa Bạch sơn trục, rồi chồng khuôn giấy lên lụa. Rồi để bỏ phần không cần thấm màu, phải đổ hồ nếp và cám gạo lên toàn bộ khuôn giấy và dàn cho đều. Đến đây thì xóa các tsuri và bóc khuôn giấy.
katazome

katazome

Việc trổ khuôn mất khoảng 2 tháng, phết hồ mất khoảng 2 tiếng, nhưng bốc khuôn thì rất nhanh. Bề mặt hồ trên tấm lụa phải cần được giữ ấm, nên phải kiểm tra thường xuyên cho khỏi nứt cho đến khi nhuộm màu xong. Để phần không hồ ngấm màu đều và đượm hơn, người ta tạo nền cho chỗ đó bằng cách tưới sữa đậu nành và giữ nguyên trong một đêm. Các chất hữu cơ trong sữa đậu nành sẽ cứng lại và màu sẽ thấm hơn, chống lại sự lỗ chỗ không ăn màu đều và màu cũng thấm vào lụa đậm hơn.
Điểm thú vị
Trước thế kỉ 19, các họa sĩ chủ yếu dùng các màu tự nhiên vô cơ hoặc hữu cơ. Nhưng sau thế kỷ 19, có nhiều màu nhân tạo, chịu ánh sáng tốt, và vô số màu sắc. Dùng màu sắc với các loại bút, chổi lông tô lần lượt lên trên tấm lụa. Khi tô màu thường xuyên dùng hồ làm bờ ngăn không cho màu nhòe theo nước. Chính thao tác này tạo nên những đường nét mềm mại, những mảng màu độc lập, sắc nét, nhuần nhuyên, có chiều sâu và độ lan tỏa. Sau đó cho lụa đã nhuộm màu vào thùng gỗ thông hấp hơi nước chừng 100 độ C, để màu không phai, ngấm sâu vào vải và có ánh màu. Cuối cùng là đem tấm lụa đó đi giũ nước sạch. Phần quét hồ thì không thấm màu, phần thấm màu hiện lên rõ hơn trong nước để họa sĩ nhìn ngắm cho kỹ.
Trên các con sông Horikawa và Kamogawa ở Kyoto xưa kia cảnh tượng họa sĩ, thợ vẽ đem lụa nhuộm màu ra giũ rất ngoạn mục. Cuối cùng là chỉnh sửa, tùy theo tình trạng của tranh mà quét thêm màu, hay phết thêm hồ tạo cảm giác sâu hơn, việc này hoàn toàn đơn lẻ, nên hầu như không thể tạo tác phẩm tương tự từ một khuôn in giấy.

4,446 chars | 2017/05/24 03:52

Xem thêm bài viết liên quan

Nghệ Thuật Thủ Công Handmade-Tượng Chibi Nhật Có Giống Nghệ Thuật Tò He Việt Nam Không?

Nghệ Thuật Thủ Công Handmade-Tượng Chibi Nhật Có Giống Nghệ Thuật Tò He Việt Nam Không?

15/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Hiện nay nghệ thuật thủ công luôn được nhiều người chú ý và yêu thích, vậy nghệ thuật thủ công Handmade - Tượng Chibi Nhật có gì giống và khác nghệ thuật Tò He của Việt Nam không, hãy monnhatban.com tìm hiểu xem nhé.
Tượng búp bê chibi Nhật Bản dùng dịp nào?

Tượng búp bê chibi Nhật Bản dùng dịp nào?

12/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Tượng chibi Nhật Bản là một món hàng được người Nhật Bản vô cùng yêu thích bởi vẻ đáng yêu, dễ thương và cũng hết sức ý nghĩa của nó. Hôm nay, monnhatban.com sẽ đưa các bạn đến với thế giới tượng búp bê chibi Nhật Bản rất hot tại đất nước này nhé.
Marugame Uchiwa - Những chiếc quạt giấy đầy màu sắc cho ngày hè oi bức

Marugame Uchiwa - Những chiếc quạt giấy đầy màu sắc cho ngày hè oi bức

09/04/2018, Thủ công Nhật Bản
Người ta sử dụng giấy washi – là một loại giấy truyền thống có hoa văn rất đẹp để tạo nên phần đầu quạt, bên cạnh đó thì loại vải hoa – loại vải cotton thường được dùng để may các bộ yukata cũng rất được ưa chuộng bởi tính bền và hoa văn rất phong phú. Những họa tiết có trên quạt thường có hình c...
Câu chuyện về Hạc Giấy Senbazuru và điều ước của cô bé Sadako Sasaki

Câu chuyện về Hạc Giấy Senbazuru và điều ước của cô bé Sadako Sasaki

03/04/2018, Thủ công Nhật Bản
Hình ảnh cô gái nhỏ bé ngồi cạnh khung cửa sổ và không ngừng gấp hạc đã làm rung động bao nhiêu trái tim của con người. 644 là con số cuối cùng mà Sadako Sasaki để lại vì cô quá yếu và không thể gấp được nữa đó cũng là ngày cô rời khỏi thế giới.Để tưởng nhớ hành động của cô mọi người đã chung tay...
Tượng Chibi Thú Cưng Nhật Bản

Tượng Chibi Thú Cưng Nhật Bản

25/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Trong cuộc sống của mỗi người hiện nay, các con vật thú cưng luôn được mọi người yêu mến, chúng luôn vui đùa tạo cho chúng ta cảm giác vô cũng thoải mái, Nhưng không phải ai cũng có điều kiện để nuôi một con thú cưng bên mình, không gian chật chội, hay bị dị ứn...
Tượng Chibi Nhật Bản "Búp Bê Chào Mừng"

Tượng Chibi Nhật Bản "Búp Bê Chào Mừng"

17/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Đám cưới, là một ngày trọng đại của mỗi người. Ngày này có thể gọi là ngày hạnh phúc nhất của cuộc đời, Trong ngày đám cưới, các món quà, phong bì luôn rất ý nghĩa, những lời chúc trăm năm, hay những lời thề vĩnh cửu mãi mãi bên nhau, giây phút trao nha...
Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản có lịch sử như thế nào?

Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản có lịch sử như thế nào?

06/02/2018, Thủ công Nhật Bản
Thư pháp Nhật Bản ( 書 道shodō ) còn được gọi là shūji ( 習字 ) là một hình thức viết thư pháp, hoặc là viết về nghệ thuật, về tiếng Nhật . Trong một thời gian dài, nhà thư pháp được ái mộ nhất trong Nhật Bản đã đi theo Vương Hy Chi, một thư pháp người Trung Quốc trong thế kỷ thứ 4, nhưng sau khi phá...
Cặn kẽ với nghệ thuật thư pháp Nhật Bản (phần 2)

Cặn kẽ với nghệ thuật thư pháp Nhật Bản (phần 2)

06/02/2018, Thủ công Nhật Bản
Thư pháp là một chủ đề tiểu học trong hệ thống giáo dục bắt buộc của Nhật Bản. Trong trường trung học, thư pháp là một trong những lựa chọn trong số các môn nghệ thuật, cùng với âm nhạc hoặc vẽ tranh. Đây cũng là hoạt động của câu lạc bộ trường trung học nổi tiếng, đặc biệt với sự xuất hiện của v...
Tại sao tượng chibi lại thường xuất hiện trong đám cưới nhật ?

Tại sao tượng chibi lại thường xuất hiện trong đám cưới nhật ?

17/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Các bạn có để ý trong ngày cưới ở Nhật Bản tại saôthường thấy hình ảnh chibi của cô dâu chú rể xinh đẹp có có khuôn mặt hao hao giống với chủ nhân bữa tiệc trên chiếc bánh cưới của họ không ? Đây cũng là điều mà monnhatban.com cũng muốn giới thiệu cho bạn về phong tục cưới hỏi và tại sao tượng ch...
Tượng Chibi Nhật Bản Món Quà Ý Nghĩa

Tượng Chibi Nhật Bản Món Quà Ý Nghĩa

09/07/2019, Thủ công Nhật Bản
Các dịp lễ, sinh nhật, tặng một món quà cho người thân, bạn bè thì thật là ý nghĩa. Trong những năm gần đây, có một món quà rất ý nghĩa thay thế các món quà quen thuộc như hoa hồng, socola, thì Tượng Chibi Nhật Bản là món quà đang được rất nhiều người chu...