Món Nhật Bản


Takoage (凧あげ) Trò chơi dân dã của Nhật Bản mà ai cũng biết

Từ thời Edo, thả diều đã được phổ biến rộng rãi, và người ta thường thả diều chúc mừng sinh nhật các bé trai. Người Nhật cho rằng, con diều càng bay cao thì ước nguyện sẽ thành sự thật, em bé sẽ càng khôn lớn mạnh khỏe. Diều được sáng tạo ra cách đây khoảng 2.000 năm ở Trung Quốc. Diều lần đầu tiên được du nhập vào Nhật Bản vào thời Heian (năm 794 – 1185), khi chúng được biết đến như “paper hawks” (những con diều hâu giấy) giống như ở Trung Quốc. Diều vốn là trò chơi được dùng để cầu nguyện cho đứa bé trưởng thành và tương lai hạnh phúc nhưng bây giờ nó được coi là một trong những hoạt động của Tết. Tako ( thả diều) một trò chơi truyền thống của Nhật Bản. Tako được các bé trai và bé gái Nhật Bản yêu thích, nó chiếm giữ một phần trong trái Tim nhỏ bé của các em. Tako có thể nhìn thấy trong những Bộ manga hay anime và nổi bật nhất là Bộ Doraemon.

thả diều tuổi thơ

Tako bắt nguồn từ Trung Quốc và lần đầu tiên xuất hiện tạo Nhật Bản là khi một vị tu hành đạo Phật ở Nhật Bản dưới đó mang về. Những con diều đầu tiên này được mô tả theo hình dáng của một số loài chim, với cách làm và trang trí đơn điệu. Sau đó những người Nhật Bản đã tự chế tác ra những con diều với kích thước cỡ bự sử dụng cho việc nâng người thợ lên cao để mang các công cụ phục vụ cho việc trang trí mái đình – chùa của vùng. Đó là lý do trong bản khắc gỗ cổ còn lưu lại hình ảnh con người cùng những con diều lớn bay trên bầu trời. Tako phát triển hưng Thịnh nhất là vào thời Edo. Khi đó chúng xuất hiện dưới nhiều dạng, gồm diều 4 cạnh và 6 cạnh, những hình vẽ trên diều thường là những hình vẽ và hoa văn truyền thống.

thả diều tuổi thơ

Vào thời Heian, diều chủ yếu được dùng để trao đổi những lời nhắn gửi. Người ta vẫn cho rằng diều được sử dụng để trao đổi tin tức băng qua các hào luỹ và vào trong các thành trì. Trong 1.000 năm lịch sử ở Nhật Bản, diều đã trải qua những bước phát triển tuyệt vời, chủ yếu là vì Nhật Bản có những vật liệu chất lượng cao như giấy, tre và dây để thả diều. Việc làm diều trở nên phổ biến, trên khắp nước Nhật người dân đã sáng tạo ra nhiều kiểu diều khác nhau. Song thời hoàng kim thực sự của diều là triều đại Edo (1603 – 1868). 

thả diều tuổi thơ

Vào thời đó, giá của giấy đã rất cao đến nỗi chỉ có tầng lớp quý tộc mới có thể chơi diều, song dần dần chúng được mở rộng ra cả trong giới thường dân. Với sự phát triển của nghệ thuật in bằng bản khắc và sử dụng nhiều màu trong nghệ thuật in ukiyo-e, những kỹ thuật này đã bắt đầu được áp dụng cho diều, mà thành quả là tạo ra vô số cánh diều với những bức tranh rực rỡ màu sắc. Diều được ưa thích đến nỗi người dân thường thả chúng trên vùng đất của samurai, vì họ có thể tưởng tượng họ là người kiểm soát những ông chủ của họ. Thực tế là, thú tiêu khiển này được ưa chuộng đến nỗi các quan chức thời Mạc phủ đã từng ngăn cấm thả diều. Có lẽ ngày nay ở Nhật Bản có nhiều loại diều hơn bất kì nước nào khác trên thế giới.

thả diều tuổi thơ

Hình ảnh con rùa và con sếu cũng được yêu thích bởi đó là biểu tượng cho cuộc sống dài lâu. Diều cũng được thả để tránh tai ương. Chúng thường được trang trí bộ mặt của ma quỷ để cầu mong sự an lành cho cả gia đình, đảm bảo tránh khỏi bệnh tật và điều bất hạnh. Một số diều có khuôn mặt với cái lưỡi dài nhô ra, kể từ đó điệu bộ này được hiểu là xua đuổi linh hồn ma quỷ. Một nét đặc trưng khác, thả diều cũng là một trò chơi mà cắt đứt dây của một con diều khác là một thắng lợi.

thả diều tuổi thơ

Một loại diều rất phổ biến trong các gia đình thương nhân thời xưa được gọi là yakkodako. Những con diều này được mô phỏng theo hình người, với hai cánh tay duỗi sang hai bên, trong tư thế rất ngộ nghĩnh. Các thương nhân làm những chiếc diều này theo chân dung những người đầy tớ của họ.Trước đây, thả diều là một trong những thú tiêu khiển lúc nhàn rỗi của người Nhật. Mọi người cùng thả một con diều khổng lồ, đôi khi bao kín cả một khoảng rộng hơn 100m2. Trong những cuộc thi thả diều, đấu thủ phải cố gắng để làm đứt dây diều của đối phương để giành lấy chiến thắng.

thả diều tuổi thơ

Hiện nay, Tako đã trở thành một lễ hội lớn của Nhật Bản. Với hơn 130 kiểu dáng khác nhau được in màu sặc sỡ. Hàng năm , trên đất nước Nhật Bản diễn ra hàng trăm cuộc thi diều lớn và nhỏ thuộc các lễ hội văn hóa ở nhiều vùng. Thu hút hơn 3 triệu lượt khách và hàng chục đội tham gia thi đấu.Tako đưa mọi người lại gần nhau hơn, mang lại niềm vui, sự phấn khích, và hơn thế nữa là cảm nhận được tinh thần đồng đội mọi lúc mọi nơi. Do đô thị hoá nên số lượng địa điểm có thể thả diều ngày càng ít đi. Một vài địa điểm cho phép thả diều, như ở các công viên lớn hay dọc theo bờ của những con sông lớn.

thả diều tuổi thơ

 Vì trẻ em ngày nay rất say sưa trong việc xây dựng những mô hình bằng chất dẻo hay chơi trò chơi vi tính, nên chúng không có thời gian dành cho việc làm diều hay thả diều, và chúng dường như đã quên trò chơi truyền thống này. Song gần đây, một vài lớp ở trường học đã bắt đầu dạy học sinh về các nghề thủ công trong những tiết học dữ trữ của các hoạt động ngoại khoá, một trong những nghệ thuật họ đã dạy là cách làm diều. Hơn nữa, những người chơi diều trên khắp đất nước ngày càng quan tâm đến việc làm và thả diều truyền thống tại các địa phương. Hàng năm rất nhiều kiểu dáng diều mới và độc đáo dựa trên các loại diều xưa được sáng tạo ra. Do đó, nghệ thuật làm diều không hề bị mai một, mà thực tế đã có một sự phục hồi nho nhỏ.

5,244 chars | 2017/11/30 10:01

Xem thêm bài viết liên quan

Trò chơi xếp hình karuta đã giúp trẻ nhỏ nhiều như thế nào ?

Trò chơi xếp hình karuta đã giúp trẻ nhỏ nhiều như thế nào ?

17/12/2018, Trò chơi dân gian
Đối với trẻ nhỏ việc bổ sung kiến thức và tư duy ngay từ bé là chuyện vô cùng cần thiết. Ngoài việc đọc sách vỡ, truyện tranh cho bé các bậc phụ huynh còn phải thưởng xuyên cho bé chơi các trò chơi có tính logic và nghệ thuật để thúc đẩy sự hình thành não bộ của trẻ như là xếp hình Lego, nấu ăn, ...
Trò chơi tạo hình bằng dây Ayatori ở Nhật Bản

Trò chơi tạo hình bằng dây Ayatori ở Nhật Bản

29/06/2015, Trò chơi dân gian
Trò này cũng thường được xem là trò chơi của con gái. Dùng một sợi dây dài khoảng 120cm, cột hai đầu lại với nhau để tạo thành một vòng tròn. Mục đích là dùng sợi dây và các ngón tay để thắt hình...
Kendama - Trò chơi nhìn đơn giản nhưng lại thách thức người chơi rất nhiều

Kendama - Trò chơi nhìn đơn giản nhưng lại thách thức người chơi rất nhiều

30/10/2017, Trò chơi dân gian
Kendama là một trò chơi sâu với hơn 1.000 kỹ thuật khác nhau để người chơi cố gắng để làm chủ. Nó có thể chơi bất cứ nơi nào và bởi bất cứ ai, cả nam giới và phụ nữ, người già và trẻ. Các trò chơi được cho là hữu ích trong việc phát triển sự tập trung và kiên trì. Những ngày này, tuy nhiên, đồ ch...
Trò chơi dân gian "cầu lông quẹt mực" ở Nhật Bản thú vi đến mức nào

Trò chơi dân gian "cầu lông quẹt mực" ở Nhật Bản thú vi đến mức nào

30/11/2017, Trò chơi dân gian
Hanetsuki ban đầu phục vụ như một nghi lễ trong các phép trừ quỷ, nhưng nó đã trở thành một trò chơi cho các cô gái trong giai đoạn Muromachi (1333-1568). Người Nhật Bản cổ đại tin rằng bệnh tật có thể được mua từ muỗi, được ăn chuồn chuồn. Những con chim bay trong trò chơi Hanetsuki tượng trưng ...
Hứng thú với trò chơi tung hứng

Hứng thú với trò chơi tung hứng

05/06/2015, Trò chơi dân gian
Kendama là một loại đồ chơi mà từ lâu đã nổi tiếng ở Nhật Bản đối với trẻ em và cả người lớn. Trong khi nó có thể xuất hiện đơn giản ở cái nhìn đầu tiên,...