Món Nhật Bản


Amaterasu vị thần được người dân Nhật Bản tôn thờ

Amaterasu được miêu tả trong Kojiki (Cổ Sự Ký) là thần mặt trời, sinh ra từ Izanagi, cùng với em trai bà, thần gió bão Susano'o, và thần Mặt Trăng Tsukuyomi. Trong Kojiki, Amaterasu được miêu tả là vị thần tỏa ra ánh sáng và thường được nói đến như thần mặt trời vì hơi ấm và lòng nhân ái đối với những người thờ phụng bà. Một số huyền thoại khác nói rằng Amaterasu sinh ra từ nước.
amaterasu
Phần lớn các thần thoại về bà xoay quanh việc bà tự giam mình trong hang vì hành động của người em trai. Trong một thời gian dài, cả 3 vị thần được tôn thờ đều hòa hợp và cả thế giới đều êm ấm. Một ngày, Susano'o, trong cơn say, giẫm phải đồng lúa của Amaterasu, lấp đầy tất cả các kênh mương của bà, ném thứ ô uế vào cung điện và đền thờ của bà. Omikami yêu cầu em trai mình dừng lại nhưng ông ta mặc kệ, thậm chí còn ném xác một con ngựa lang trắng đã lột da vào người hầu gái của bà lúc đó đang dệt vải. Người con gái bị chết bởi một thoi cửi buộc bung ra ngoài và đâm xuyên qua người (trong Kojiki, nó đâm vào bộ phận sinh dục).
amaterasu
Amaterasu hết sức bất bình bèn lánh vào Thiên Nham Cung (hang trời) lấp kín cửa vào, vì vậy dương gian chìm đắm trong tăm tối không còn ngày đêm. Nàng tuyên bố hễ chư thần còn chấp nhận cho Susano-o sống chung, nàng sẽ ở lì trong Thiên Nham Cung không xuất hiện nữa. Chư vị thần linh hết sức bối rối, cùng tập hợp trên dòng Thiên Hà cạn khô, thoạt còn ít, sau đông dần, tới tám triệu vị, bàn nhau kiếm cách nào hiệu nghiệm nhất khiến Amaterasu rời khỏi Thiên Nham Cung. Vị thần mưu cơ là Taka-mi-misubi nói: "Thường thường nữ thần Amaterasu ló dạng mỗi khi nghe tiếng gà gáy, vậy chúng ta nên buộc chạc, rồi cho những con gà trống thật tốt giọng đậu lên đó thay phiên nhau gáy." Việc đó được thực hiện ngay, nhưng vô hiệu quả. Amaterasu vẫn bằn bặt trong cùng thẳm Hang Trời. Thần mưu cơ Taka-mi-misubi lại tìm ra kế gợi trí tò mò của nữ thần Mặt Trời.
amaterasu
Thần sai một thần thợ rèn độc nhỡn làm một tấm gương thật sáng, đặt trước Hang Trời. Trên tấm gương thần có treo những chuỗi ngọc trắng hình cánh cung và những đồ lễ tết bằng chỉ bạch, rồi tất cả hát lễ van vái (norito.) Tuy nhiên cuộc vận động của chư thần chỉ hiệu nghiệm khi nữ thần Amano Uzume xuất hiện với một vũ khúc đặc biệt ngộ nghĩnh, Amaterasu nghe tiếng chư thần cười vang, động lòng hiếu kỳ mở hé cửa hang. Rồi cất tiếng hỏi lớn: "Ta ngỡ vắng ta, tám triệu chư vị thần linh sẽ buồn bã trong đêm tối dày đặc, làm sao chư vị lại vui cười hả hê như vậy được?" Nữ thần Uzume lanh trí trả lời ngay: "Làm sao chúng tôi vui ư? Xin thưa, vì bọn chúng tôi đã kiếm được một vị nữ thần mới nhan sắc còn kiều diễm hơn Người nữa." Nghe vậy Amaterasu càng động lòng hiếu kỳ, và lòng ghen tức nữa, bèn mở rộng cửa bước ra, thoạt nhận thấy bóng mình phản ánh rỡ ràng trong gương. Một vị thần tiến tới cầm lấy tay Amaterasu, chư thần khác lập tức chăng dây ngang phía sau, chặn lối vào động. Kể từ lúc đó ánh sáng lại chan hoà khắp dương thế, ngày đêm lại bắt đầu vận chuyển.
amaterasu
Sau đó bà cử cháu trai Ninigi-no-Mikoto đến bình định Nhật Bản: cháu gọi bà bằng kỵ trở thành Thiên hoàng đầu tiên, Thiên hoàng Jimmu. Ông có ba thần khí: thanh kiếm (Kusanagi), viên ngọc (Yasakani no magatama), và gương (Yata no kagami) trở thành ba thần khí Nhật Bản (Sanshu no Jing). Amaterasu được tôn thờ là người sáng tạo ra việc canh tác lúa gạo và lúa mì, trồng dâu, nuôi tằm, quay tơ, dệt vải. amaterasuKukai nổi tiếng với việc liên kết Amaterasu với Dainichi Nyorai (Đại Nhật Như Lai), hình ảnh trung tâm của Phật giáo. Do đó, Amaterasu được cho là hiện thân thần thánh của Phật Vairocana.
đền Ise
Ngôi đền quan trọng nhất của bà, đền Ise (Y Thế thần cung), nằm ở Ise phía Đông đảo Honshū. Ngôi đền bị dỡ đi và xây lại mỗi 20 năm. Trong ngôi đền, bà được tượng trưng bằng một tấm gương, là một trong ba thần khí của Nhật Bản. Đền Ise được cho là ngôi nhà của Amaterasu. Tuy vậy, ngôi đền này không được mở cửa cho công chúng. Bà được tế lễ vào ngày 17 tháng 7 với đám rước trên khắp cả nước. Hội ngày đông chí 21 tháng 12 kỷ niệm ngày bà ra khỏi hang núi.

3,996 chars | 2017/06/14 06:58

Xem thêm bài viết liên quan

Niềm tự hào về văn hóa Omotenashi của người Nhật

Niềm tự hào về văn hóa Omotenashi của người Nhật

05/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Điều thứ ba là thái độ tiếp khách nồng hậu như vậy cần đến từ tấm lòng chân thành chứ không phải miễn cưỡng. Và người Nhật quan niệm rằng để có thể quan tâm, nghĩ đến người khác thì bản thân mình cần có sự thư thả trong tâm hồn , tinh thần giống như quan niệm về cốc nước chỉ rót thêm nước vào đượ...
Quá trình hình thành đất nước Nhật Bản (Đến năm 710)

Quá trình hình thành đất nước Nhật Bản (Đến năm 710)

27/09/2017, Văn hóa đặc trưng
Trong suốt thời kỳ Jomon (13000 TCN đến 300 TCN), cư dân các hòn đảo của Nhật Bản là những người thu hoạch, ngư dân và thợ săn. Jomon là tên của đồ gốm của thời đại.
Nghi thức táng lễ của người Nhật Bản

Nghi thức táng lễ của người Nhật Bản

09/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Cái chết mà điều mà bất kì con người nào cũng đều phải trải qua và ở mỗi quốc gia, mỗi đất nước sẽ có những hình thức những kiểu cách khác nhau để tiến hành lễ mai táng cho người đã khuất. Chúng ta thường nhìn ở sự nhận cái chết ở góc độ đau thương điều đó hoàn toàn hợp lý và chính đáng tuy nhiên...
Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

01/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Thân gà tròn và rộng với phần lưng (giữa cổ và lông mã) cực ngắn. Vì cơ thể nhỏ nên lưng gà cũng không dài rất, rộng và nếu nhìn ngang thì nó có hình chữ U. Nhưng hình dáng được miêu tả như trên chỉ có khi gà còn nhỏ còn khi trưởng thành phần thân ngắn, thấp, rộng và bộ ngực rất đầy đặn, tròn và ...
Vẻ đẹp thanh thoát của Miko Nhật Bản

Vẻ đẹp thanh thoát của Miko Nhật Bản

09/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Về tên gọi trong tiếng Nhật của Vu nữ, ngoài cách gọi chính là Miko (巫女), đôi khi các từ như 神子- Fujo, 舞姫- Mai Hime, 御神子- Mikanko cũng được sử dụng. Trước đây, Vu nữ đảm nhiệm các công việc như múa các điệu múa mang tính nghi lễ, thực hiện các nghi lễ cầu nguyện, ra quẻ bói, truyền đạt ý chỉ của ...
Thú vị về những điều trên tàu điện ngầm ở Nhật Bản

Thú vị về những điều trên tàu điện ngầm ở Nhật Bản

20/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Nói chuyện với người lạ không có gì đáng sợ: Bạn lên tàu điện ngầm và quên quẹt thẻ? Dù vốn tiếng Nhật của bạn chỉ bập bõm, và bạn e rằng người Nhật không nói tiếng Anh thạo thì cũng chẳng có gì đáng ngại. Hãy cố gắng giao tiếp và giải thích với nhân viên ga tàu khi gặp sự cố. Theo Matador Networ...
Ukai - phương pháp bắt cá bằng cách vận dụng loài chim biển độc đáo của Nhật Bản

Ukai - phương pháp bắt cá bằng cách vận dụng loài chim biển độc đáo của Nhật Bản

31/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Ukai là một phương pháp truyền thống đánh bắt cá hồi nhỏ của Nhật bằng cách vận dụng loài chim biển được gọi là u (cormorants) ở sông Nagaragawa, nổi tiếng với dòng suối trong tỉnh Gifu. Các huấn luyện viên chính của cormorants trang phục trong trang phục cổ đại tự do thao túng 10-12 cormorants b...
Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

12/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Cùng với đó khu rừng thông hơn 200 năm tuổi được trồng để chắn cát và hạn chế sự xâm thực nước biển cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ có một cây thông duy nhất của khu rừng đã trở thành biểu tượng của thành phố...
Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

15/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Hội sinh thái của Nhật Bản thậm chí còn đặt tên khu vực xung quanh Hồ Shirakoma là "Rừng rêu bao phủ", thậm chí còn có 1 cuốn sách về dòng đời của Rêu được xuất bản. Ngắm rêu đã trở thành một hoạt động ngoài trời được yêu thích tại đất nước Mặt trời mọc...
Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Ngày Tết của người Nhật cũng là ngày để người trong gia đình làm lễ đón thần Toshigami (vị thần năm mới). Với những nhà có để Kamidana (ngăn thờ), người trong gia đình đó sẽ tập trung lại trước Kamidana và cùng nhau chắp tay cầu khấn...