Món Nhật Bản


Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

Người dân và đất nước Nhật Bản luôn phải hứng chịu những cơn "cuồng nộ" của thiên nhiên và sau nhưng lần tàn phá ấy thì chỉ còn lại những hoang tàn, đổ nát và cả đau thương! Thế nhưng không vì điều đó cho người Nhật trở nên yếu đuối mà còn khiến họ trở nên ngoan cường hơn, mạnh mẽ hơn. Đã có rất nhiều lần đất nước và con người nhật Bản đã khiến cả thế giới phải ngã mũ cúi chào vì sự vực dậy mạnh mẽ của mình.Và một trong những biểu tượng mạnh mẽ "mới" của người Nhật chính là hình ảnh cây thông duy nhất còn sống lại sau trận sóng kinh hoàng ngày 11 tháng 3 năm 2011.Người dân đất nước mặt trời mọc tự hào truyền tai nhau về câu chuyện cây thông duy nhất kiên cường sống sót qua thảm họa sóng thần 11-3.
cây thông thần kì
Trước khi xảy ra trận sóng thần kinh hoàng thì đó một thị trấn nhỏ Rikuzentakata nên thơ nằm dọc theo bờ biển phía Đông Bắc Nhật Bản, có cảnh đẹp thanh bình bậc nhất, dọc bờ biển là những rừng thông xanh mướt và bãi cát trắng mịn. Nhưng vào ngày định mệnh 11-3-2011, trận sóng thần dữ dội tấn công vịnh Hirota đã biến thị trấn 23.000 cư dân này thành một đống gạch vụn và lấy đi mạng sống của gần 2.000 người nơi đây. Cùng với đó khu rừng thông hơn 200 năm tuổi được trồng để chắn cát và hạn chế sự xâm thực nước biển cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ có một cây thông duy nhất của khu rừng đã trở thành biểu tượng của thành phố là trụ lại được với cuộc sống. Cây thông trở thành biểu tượng cho hi vọng của người dân về ngày mai tươi mới và được đặt tên là “cây thông hi vọng”.
cây thông thần kì
Theo lời các cư dân ở đây cây thông như một niềm tin cho cuộc sống của họ. Một cư dân nói: “Lúc đó, chúng tôi không còn chút hi vọng nào. Vì vậy, có một thứ còn sống sót giống như là còn một tia sáng le lói giữa bóng tối vậy”.
cây thông thần kì
Ông Kazunari Takahashi, quan chức của thành phố cho hay: “Ngay từ đầu khi chúng tôi chăm sóc cây, chúng tôi cũng đã lo ngại nó sẽ chết dần do trận sóng thần đã để lại nước muối biển trên mặt đất. Chúng tôi đã chiết một nhánh nhỏ của cây thông và đây là cách để giữ cho cây thông được sống mãi. Chúng tôi cũng thu thập quả thông còn trên cây và một vài hạt còn sót lại để trồng”.
cây thông thần kì
Nhưng dù điều gì có xảy ra đi chăng nữa, cây thông biểu tượng sẽ sống mãi trên các đồng xu tưởng niệm thảm họa động đất, sóng thần mà chính phủ sắp phát hành, để gây quỹ tái thiết. Bằng cách đó cây thông không chỉ còn là biểu tượng mà còn đã góp một phần hiện vật vào việc hồi sinh thành phố.
cây thông thần kì
Đông tiền được in hình cây thông (bên trái)

2,420 chars | 2017/05/12 02:54

Xem thêm bài viết liên quan

Triển lãm toilet đặc biệt ở Nhật Bản

Triển lãm toilet đặc biệt ở Nhật Bản

05/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Japan Times đưa tin, Toto Ltd, nhà sản xuất bệ toilet lớn nhất Nhật Bản sẽ chính thức mở cửa bảo tàng vào thứ 6 ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka nơi công ty đặt trụ sở. 950 sản phẩm bao gồm bệ toilet và phòng tắm đúc sẵn sẽ được trưng bày tại triển lãm. Toto Ltd tự nhận mình là “Apple của côn...
Niềm tự hào về văn hóa Omotenashi của người Nhật

Niềm tự hào về văn hóa Omotenashi của người Nhật

05/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Điều thứ ba là thái độ tiếp khách nồng hậu như vậy cần đến từ tấm lòng chân thành chứ không phải miễn cưỡng. Và người Nhật quan niệm rằng để có thể quan tâm, nghĩ đến người khác thì bản thân mình cần có sự thư thả trong tâm hồn , tinh thần giống như quan niệm về cốc nước chỉ rót thêm nước vào đượ...
Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

23/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Okamaya đã sản xuất gang đun nước và ấm trà cho trà trong hơn ba năm rưỡi. Nó hiện đang dẫn đầu bởi Koizumi Nizaemon, xuống đến thế hệ thứ mười của Koizumi Goroshichi Kiyoyuki, người sáng lập của nó.
Bóng chày - môn thể thao được hâm mộ nhất tại Nhật Bản

Bóng chày - môn thể thao được hâm mộ nhất tại Nhật Bản

06/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Bóng chày hay còn gọi là dã cầu là một môn thể thao đồng đội; trong đó một cầu thủ của đội này (cầu thủ giao bóng) sẽ nỗ lực ném banh (kích thước vừa nắm ở tay) thật mạnh về phía cầu thủ của đội kia, và người này sẽ cố gắng đánh bật trái bóng chày bằng một cây gậy đánh bóng chày, trước khi nó đượ...
Sơ lược về Phật Giáo Nhật Bản

Sơ lược về Phật Giáo Nhật Bản

05/12/2017, Văn hóa đặc trưng
Phật giáo đã được du nhập vào Nhật Bản thông qua Trung Quốc và Hàn Quốc dưới hình thức một món quà từ vương quốc Kudara (Paikche) thân thiện của Hàn Quốc vào thế kỷ thứ 6. Trong khi Phật giáo được chào đón bởi các nhà quý tộc cầm quyền là tôn giáo mới của Nhật Bản, nhưng nó đã không lan rộng tới ...
Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 1)

Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 1)

20/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Nhật Bản có một nền văn hóa hấp dẫn không giống như bất kỳ nước nào khác và sẽ để lại ấn tượng lâu dài với bạn. Đây là một phần của những gì làm cho nó như một quốc gia duy nhất để tìm hiểu...
Kỹ thuật dệt Chirimen truyền thống

Kỹ thuật dệt Chirimen truyền thống

24/07/2015, Văn hóa đặc trưng
Chirimen là một kỹ thuật dệt truyền thống đã được phát triển vào cuối thế kỷ thứ mười sáu ở Nhật Bản. Các vải lụa hoặc vải được làm từ kỹ thuật này còn được gọi là "chirimen." Đây là loại vải có các tính năng độc đáo của các nếp nhăn mềm.
Độc đáo và vô cùng hấp hẫn với nghệ thuật kịch giấy kamishibai ở Nhật Bản

Độc đáo và vô cùng hấp hẫn với nghệ thuật kịch giấy kamishibai ở Nhật Bản

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Kami trong tiếng Nhật có nghĩa là “giấy”, còn Shibai là “diễn kịch hoặc kể chuyện”. Người nghệ sĩ đặt từng bức tranh ở phía sau một khung hình trống và thay đổi chúng dựa theo diễn biến của câu chuyện mà mình đang kể...
Chuyện ma quỷ rùng rợn ở Nhật Bản

Chuyện ma quỷ rùng rợn ở Nhật Bản

01/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Không biết các bạn như thế nào, nhưng mình nghĩ phim kinh dị về búp bê thuộc vào hạng đáng sợ nhất. Thậm trí khi chưa xem film búp bê đã mang lại cho ta một cái gì đó đáng sợ, nỗi sợ vô hình.
Những truyền thống thú vị ở Nhật Bản

Những truyền thống thú vị ở Nhật Bản

01/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Irashaimase là cách truyền thống để chào đón khách hàng ở Nhật. Về cơ bản là một cách cực kỳ lịch sự để nói "Xin mời vào!". Nó được nhân viên ở Nhật nói khi họ nhìn thấy khách hàng. Nhân viên tại các địa điểm có nhiều khách hàng như các cửa hàng bách hoá có thể nói hàng nghìn lần mỗi ngày mỗi khi...