Món Nhật Bản


Cách người Nhật nuôi dưỡng nguồn thu từ đại dương

Là quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn thực phẩm đến từ biển, từ xa xưa, người Nhật đã biết “nuôi dưỡng nguồn thu” bằng cách tạo cảnh quan, môi trường phù hợp cho cá biển sinh sản. Kể từ thời Trung cổ, ngư dân Nhật Bản đã sử dụng những kết cấu bằng tre rất lớn, nhằm tạo cảnh quan để khuyến khích cá biển sinh sản. “Ngôi nhà” nhân tạo cho cá cổ nhất được cho là có từ năm 1650, và một số văn bản ghi nhận người Nhật đã sử dụng phương pháp này phổ biến trong giai đoạn 1789-1801.
nhà cho cá
Kể từ năm 1930, chính quyền Nhật đã bắt đầu hỗ trợ ngư dân lắp đặt những dải kết cấu ngầm dưới đáy biển, đặc biệt là từ năm 1952. Cho đến nay, chính phủ tiếp tục đầu tư nghiên cứu và phát triển hoặc hỗ trợ tài chính cho các dự án lớn với kinh phí cả tỷ USD/năm.
Họ xem các dải kết cấu ngầm là giải pháp để gia tăng sản lượng hản sản trong vùng nước chủ quyền. Đối với các dự án nhỏ, Chính phủ Nhật hỗ trợ 50% chi phí, với các dự án lớn là 70%.
Tính đến năm 2004, 12% diện tích thềm lục địa Nhật Bản ẩn chứa 20 triệu m3 “đá ngầm” nhân tạo, với đủ loại chất liệu nhưng phổ biến nhất là bằng thép. Các khối bê tông thường xuyên được sử dụng. Người ta cũng xây dựng những ngọn tháp bằng thép cao 35 m, nặng 92 tấn đặt tạo ra bức tường lớn kết hợp dòng chảy để chặn sinh vật phù du.
Đã có khoảng 350 mô hình dải đá ngầm nhân tạo ra đời, đáp ứng nhiều loại nhu cầu về điều kiện môi trường của các loại sinh vật biển được xây dựng ở 20.000 điểm trên khắp quần đảo Nhật Bản.
Các nghiên cứu về hành vi của cá cho thấy, việc phát triển đáy biển nhân tạo đáp ứng được nhu cầu di trú cũng như vị trí thống trị của các loài bản địa. Những công trình ngầm lớn nhất có thể lớn hàng ngàn m3. Tiến sỹ Yoshinori Ogawa và tiến sỹ Hiroshi Kakimoto là hai chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về môi trường nhân tạo cho sinh vật biển, nói, các dải kết cấu ngầm ở nước này có tác dụng về nhiều mặt. Chúng giúp tăng trưởng số lượng cá, giúp đội tàu đánh cá tăng cơ hội và khả năng đánh bắt, vì không chỉ giúp cá sinh sản, sinh trưởng tốt mà còn giúp ngư dân dễ dàng xác định nơi có nhiều cá.
nhà cho cá
Môi trường nhân tạo còn đặc biệt hữu ích đối với các loài cá di cư sống ở tầng đáy và tầng nước mặt. Các kết cấu nhân tạo thường được đặt chắn lối di chuyển của các loài cá di trú, chặn lại đàn cá trong một thời gian, giúp ngư dân có thêm cơ hội đánh bắt.
Một loạt các ghi nhận và so sánh giữa khu vực có dải kết cấu nhân tạo và khu vực thông thường được thực hiện dọc bờ biển thuộc quận Niigata cho thấy, các loài cá ăn đáy và ăn nổi thường tập trung đậm đặc xung quanh các kết cấu ngầm nhân tạo so với khu vực đáy biển trống, với cùng điều kiện lý hóa. Chức năng thứ hai của dải kết cấu ngầm ở Nhật Bản, tại những khu vực có xung đột giữa các tàu đánh lưới rà loại lớn và những tàu nhỏ thả câu, là ngăn chặn cách đánh lưới rà bởi kết cấu của dải công trình ngầm sẽ phá hỏng lưới. Điều này cho phép các tàu nhỏ đánh bắt với các phương tiện truyền thống, bền vững hơn.
Một số nghiên cứu ở Nhật Bản cũng cho thấy, số loài cá đánh bắt được ở dải kết cấu ngầm đa dạng hơn so với đánh bắt ở vùng đáy biển quang đãng. Do vậy, có thể kết luận rằng, môi trường nhân tạo có thể thay đổi số lượng và tỷ lệ các chủng loại, từ cơ cấu một hệ sinh thái các loài sống ở đáy biển phẳng sang một hệ sinh thái tôm cá sống dựa vào các dải đá ngầm.

nhà cho cá
Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi này là rất có lợi, bởi những loài cá được tìm thấy ở dải kết cấu ngầm như cá quân (rockfish) hay cá hanh đỏ, thường có giá cao hơn so với những loài sống ở đáy biển bằng phẳng. Một câu hỏi là các dải công trình ngầm thực sẽ tăng số lượng cá đến mức nào vẫn chưa được giải đáp. Mặc dù người Nhật đã đầu tư lớn cho các công trình ngầm dưới biển này, nhưng vẫn chưa trả lời được thấu đáo vấn đề, theo một số chuyên gia quốc tế. Các số liệu cho đến nay vẫn chưa thực sự đầy đủ và có thể dẫn đến những kết luận đáng tin cậy ở mức cao.

3,836 chars | 2017/06/14 06:26

Xem thêm bài viết liên quan

Chim cú ở Nhật Bản có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc hay không ?

Chim cú ở Nhật Bản có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc hay không ?

06/12/2017, Văn hóa đặc trưng
Ở Việt Nam, chim cú bị coi là quỷ dữ vì chim cú kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Chim cú kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới. Chim cú từ lâu đã gắn liền với ma lực và phép thuật trong thần thoại phương Tây và được xem như biểu tượng của sự ...
Gặp gỡ Maiko trong một ryotei truyền thống

Gặp gỡ Maiko trong một ryotei truyền thống

26/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Bất cứ ai quan tâm đến nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản đều biết rằng để xem một geisha, hãy để một mình gặp một người, đó là một chuyện rất may mắn và thường tốn kém. Điều này cũng đúng đối với một maiko, có thể là một geisha học nghề, hoặc một geisha dưới 25 tuổi.
Vẻ đẹp và ý nghĩa của quốc hoa Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của quốc hoa Nhật Bản

19/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Xuất hiện tại nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí là tại những vùng đất châu Mỹ xa xôi, nhưng nhắc đến hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tại đây, hơn 200 loài hoa anh đào đã được phát hiện. Hoa anh đào, hay là Sakura trong tiếng Nhật, là một loài hoa vô cùng đặc ...
Vẻ đẹp thanh thoát của Miko Nhật Bản

Vẻ đẹp thanh thoát của Miko Nhật Bản

09/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Về tên gọi trong tiếng Nhật của Vu nữ, ngoài cách gọi chính là Miko (巫女), đôi khi các từ như 神子- Fujo, 舞姫- Mai Hime, 御神子- Mikanko cũng được sử dụng. Trước đây, Vu nữ đảm nhiệm các công việc như múa các điệu múa mang tính nghi lễ, thực hiện các nghi lễ cầu nguyện, ra quẻ bói, truyền đạt ý chỉ của ...
Cách viết thiệp đầu năm mới theo phong tục của người Nhật

Cách viết thiệp đầu năm mới theo phong tục của người Nhật

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Về nguyên tắc, tên người nhận phải được ghi ở giữa tấm thiệp, cách khoảng 2 dòng tính từ số bưu điện xuống. Tên người nhận nên ghi chữ to hơn so với các chữ khác ở phần địa chỉ. Sau tên người nhận phải có chữ 様. Nếu gửi tới 2 người trở lên thì sau tên mỗi người cũng phải ghi chữ 様. Nếu gửi tới mộ...
Nét đẹp trong con người Nhật Bản

Nét đẹp trong con người Nhật Bản

26/05/2017, Văn hóa đặc trưng
“Với người Nhật, họ tin tưởng, biết chắc chuyến tàu tiếp theo sẽ đến và họ sẽ lên được tàu. Tin tưởng chắc chắn phần họ mong đợi trong xếp hàng sẽ đến và họ yên tâm xếp hàng, mọi người đều đồng thuận trong văn hóa này.”...
Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

23/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Okamaya đã sản xuất gang đun nước và ấm trà cho trà trong hơn ba năm rưỡi. Nó hiện đang dẫn đầu bởi Koizumi Nizaemon, xuống đến thế hệ thứ mười của Koizumi Goroshichi Kiyoyuki, người sáng lập của nó.
Đền Hasedera ngôi đền cổ nằm trên núi

Đền Hasedera ngôi đền cổ nằm trên núi

24/10/2017, Văn hóa đặc trưng
Đền Hasedera nằm ở vùng núi phía đông của trung tâm Sakurai . Ngôi đền được thành lập vào năm 686, và bây giờ là ngôi đền đầu của ngôi trường Bunzan của Phật giáo Shingon
Cách đi tàu hỏa và tàu điện ngầm tại Nhật

Cách đi tàu hỏa và tàu điện ngầm tại Nhật

16/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau đây là hướng dẫn về cách sử dụng tàu hỏa và tàu điện ngầm ở Nhật Bản.
Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

15/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Hội sinh thái của Nhật Bản thậm chí còn đặt tên khu vực xung quanh Hồ Shirakoma là "Rừng rêu bao phủ", thậm chí còn có 1 cuốn sách về dòng đời của Rêu được xuất bản. Ngắm rêu đã trở thành một hoạt động ngoài trời được yêu thích tại đất nước Mặt trời mọc...