Món Nhật Bản


Cách viết thiệp đầu năm mới theo phong tục của người Nhật

Vào đầu năm mới ở các quốc gia thường có phong tục viết thiệp gửi cho nhau với những lời chúc thân thương cầu mong cho nhau có một năm mới với nhiều may mắn và thành công. Và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Phong tục gửi thiệp năm mới Nengajo là một trong những phong tục đặc trưng của Nhật Bản, đây là cách người ta gửi cho nhau những lời chào hỏi nhau vào dịp đầu năm mới. Phong tục này cũng có ở một số nơi ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Dưới đây là cách viết một tấm thiệp đơn giản.
 Nengajo
Và sau đây là cách viết thiệp đầu năm mới của người Nhật, cùng tìm hiểu và nếu yêu thích cách viết thiệp này mọi người cũng có thể viết để dành tặng những người yêu thuong của mình đấy!
1.Số bưu điện
Số bưu điện của người nhận gồm 7 chữ số phải ghi rõ vào các ô trống ở phía trên bên phải. Trong trường hợp không rõ số bưu điện, bạn có thể tra trên internet thông qua địa chỉ người nhận.
2.Địa chỉ người nhận
Địa chỉ của người nhận nên ghi cách một dòng phía dưới số bưu điện, và ghi theo cột dọc, từ phải qua trái. Địa chỉ tốt hơn hết nên ghi bằng chữ Kanji, lưu ý số 10 không ghi là 十 mà ghi là 一〇. Các bạn đừng quên ghi tên chung cư và số phòng nhé.
 Nengajo
3.Tên người nhận
Về nguyên tắc, tên người nhận phải được ghi ở giữa tấm thiệp, cách khoảng 2 dòng tính từ số bưu điện xuống. Tên người nhận nên ghi chữ to hơn so với các chữ khác ở phần địa chỉ. Sau tên người nhận phải có chữ 様. Nếu gửi tới 2 người trở lên thì sau tên mỗi người cũng phải ghi chữ 様. Nếu gửi tới một tập thể thì sau tên của tập thể phải ghi chữ 御中. Nếu bạn có ý gửi tới từng người từng người trong tập thể đó thì ghi chữ御一同様. Với học sinh, nếu gửi tới giáo viên của mình thì thay vì ghi 様 thì có thể dùng 先生.
4.Tên và địa chỉ người gửi
Có thể ghi tên và địa chỉ người gửi ở mặt trước hoặc mặt sau của tấm thiệp đều được. Để cho mặt trước dễ nhìn, người Nhật đa số đều ghi vào mặt sau của tấm thiệp. Nếu ghi vào mặt trước, nên ghi chữ thật nhỏ.
 Nengajo
5.Viết chữ 年賀
Tấm thiệp được bày bán in sẵn thường đã có chữ 年賀 ở mặt trước tấm thiệp. Trong trường hợp tấm thiệp tự làm, bạn phải ghi rõ chữ 年賀 vào tấm thiệp để bưu điện phân loại. Nếu không ghi, tấm thiệp của bạn sẽ có khả năng được chuyển tới trước ngày 1 tháng 1.

2,159 chars | 2017/06/08 02:53

Xem thêm bài viết liên quan

Chim cú ở Nhật Bản có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc hay không ?

Chim cú ở Nhật Bản có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc hay không ?

06/12/2017, Văn hóa đặc trưng
Ở Việt Nam, chim cú bị coi là quỷ dữ vì chim cú kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Chim cú kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới. Chim cú từ lâu đã gắn liền với ma lực và phép thuật trong thần thoại phương Tây và được xem như biểu tượng của sự ...
Ý nghĩa đằng sau của kiếm Nhật

Ý nghĩa đằng sau của kiếm Nhật

19/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Đối với samurai, hay giới quý tộc quân sự, ở Nhật Bản tiền công nghiệp, một thanh kiếm không chỉ là vũ khí mà đó còn là một phần của linh hồn. Hai trong số các thanh kiếm trong bộ sưu tập này tạo thành một daisho (có nghĩa là "lớn và nhỏ"), bao gồm một katana (có nghĩa là "thanh kiếm dài") và wak...
Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 1)

Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 1)

20/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Nhật Bản có một nền văn hóa hấp dẫn không giống như bất kỳ nước nào khác và sẽ để lại ấn tượng lâu dài với bạn. Đây là một phần của những gì làm cho nó như một quốc gia duy nhất để tìm hiểu...
Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

Những điều thú vị về nàng Geisha nổi tiếng xinh đẹp vang bóng một thời

18/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Mineko Iwasaki rời gia đình để đi học múa truyền thống tại một okiya (các khu nhà đào tạo geisha), tại quận Gion, Kyoto. Tới năm 15 tuổi, Iwasaki trở thành một maiko (geisha học việc) và khi mới 21 tuổi, Mineko Iwasaki đã trở thành geisha lẫy lừng nhất Nhật Bản...
Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

07/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau 9 năm thành lập, các tác phẩm pha lê của Kozo Kagami đã được triển lãm ở Chicago, Paris, New York, Brussels… và từ đó thế giới đã biết đến tài điêu khắc tuyệt mỹ của ông. Vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa Shigeko Higashikuni và hoàng tử Mori...
Vài nét về sinh vật truyền thuyết Kitsune của Nhật Bản

Vài nét về sinh vật truyền thuyết Kitsune của Nhật Bản

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Điểm dễ thấy nhất ở Kitsune là nhiều đuôi, chúng có thể có đến 9 đuôi. Một Kitsune càng có nhiều đuôi thì càng mạnh và tuổi đời càng lớn, cứ mỗi 100 năm tuổi thì một cái đuôi sẽ mọc thêm. Như vậy thì sau 800 năm, một Kitsune sẽ có đủ 9 đuôi (1 cái mọc lúc mới sinh, 8 cái mọc trong quá trình sống)...
Cách người Nhật nuôi dưỡng nguồn thu từ đại dương

Cách người Nhật nuôi dưỡng nguồn thu từ đại dương

14/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Tính đến năm 2004, 12% diện tích thềm lục địa Nhật Bản ẩn chứa 20 triệu m3 “đá ngầm” nhân tạo, với đủ loại chất liệu nhưng phổ biến nhất là bằng thép. Các khối bê tông thường xuyên được sử dụng. Người ta cũng xây dựng những ngọn tháp bằng thép cao 35 m, nặng 92 tấn đặt tạo ra bức tường lớn kết hợ...
Cá KOI - Những chiến binh Ramurai thực thụ

Cá KOI - Những chiến binh Ramurai thực thụ

03/10/2017, Văn hóa đặc trưng
Người xưa còn kể lại rằng khi một chú cá Koi bị bắt, nó sẽ chờ đợi con dao mổ thịt mà không có một sự sợ hãi nào. Đó chính là sự dũng cảm của một chiến binh Samurai khi phải đối mặt với thanh gươm trong trận chiến.....
Shoujo Manga - truyện tranh dành cho thiếu nữ Nhật Bản

Shoujo Manga - truyện tranh dành cho thiếu nữ Nhật Bản

09/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Nhiều tác phẩm vô cùng nổi tiếng và rất được yêu thích ở Nhật Bản như: Princess Knight-1953 của Tezuka Osamu, Rosr of Versailles- Hoa hồng Véc xây, Sailor moon – Thủy thủ mặt trăng của tác giả Takeuchi Naoko,.. đã tạo nên tiếng vang và vị trí quan trọng trong văn hóa manga ở Nhật Bản...
Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

12/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Cùng với đó khu rừng thông hơn 200 năm tuổi được trồng để chắn cát và hạn chế sự xâm thực nước biển cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ có một cây thông duy nhất của khu rừng đã trở thành biểu tượng của thành phố...