Nghi thức táng lễ của người Nhật Bản
Cái chết mà điều mà bất kì con người nào cũng đều phải trải qua và ở mỗi quốc gia, mỗi đất nước sẽ có những hình thức những kiểu cách khác nhau để tiến hành lễ mai táng cho người đã khuất. Chúng ta thường nhìn ở sự nhận cái chết ở góc độ đau thương điều đó hoàn toàn hợp lý và chính đáng tuy nhiên ở một góc độ khách quan việc chết là một thời điểm, một giai đoạn "nhất định phải đến" ở mỗi cuộc đời con người. Ở Nhật Bản văn hóa luôn là yếu tố vô cùng hấp dẫn để thu hút du khách đến với đất nước này và nghi thức mai táng người đã khuất cũng là một điều thu hút rất nhiều sự chú ý với những người yêu thích văn hóa của xứ sở mặt trời mọc. Đối với người Nhật Bản nghi lễ tang ma có tính chất rất quan trọng trong cuộc đời con người. Do đó, trình tự của các nghi lễ tang ma (từ khi phát tang đến khi mai táng kết thúc) đều phải tuân thủ những qui định của luật pháp và phong tục tập quán của dân tộc. Có thể thấy, nghi lễ tang ma của Nhật Bản cũng có sự khác biệt bởi yếu tố vùng miền nhưng nhìn chung không quá lớn. Sự khác biệt dễ thấy nhất là ở hình thức mai táng (thổ táng hay hỏa táng), cách thức tiến hành tang lễ (tại nhà hay ở chùa). Hầu hết tang lễ ở Nhật Bản tiến hành theo nghi thức Phật giáo nếu như không có yêu cầu đặc biệt về tôn giáo của người đã khuất. Cùng với đó, nhưng kiêng kỵ xung quanh nghi lễ tang ma cũng được mọi người tuân thủ nhằm tránh sự không may cho tang chủ, gia đình, dòng tộc. Sau khi tắm rửa cho người đã khuất, người ta dùng vải bông trắng khâm liệm rồi mặc trang phục Kimono mầu trắng, mặc mặt trái và từ bên trái trước. Áo được vắt, buộc về bên trái đồng thời tránh sử dụng kéo mà chủ yếu là dùng hồ dán lại. Tóm lại, trang phục của người chết hoàn toàn mầu trắng, cả thắt lưng, mũ, bao tay, bít tất cũng vậy.
Phần lớn các lễ mai táng được tổ chức theo đạo phật. “Giọt nước của khoảnh khắc cuối cùng” (末期の水” matsugo no mizu”) là hành động của người thân trong gia đình của người đã khuất danh cho người đã khuất cụ thể là việc làm ẩm hay ướt nhẹ môi của người đã khuất (trước và sau khi người đã khuất vừa qua đời). Vì đa số người dân Nhật Bản tổ chức lễ mai táng theo đạo phật nên nghi lễ mai táng của người Nhật có phần hơi giống các quốc gia có dân số phần lớn là người theo đạo phật. Với các nước hiều gia đình Nhật bản vẫn giữ bàn thờ Phật tổ, hay còn gọi là butsudan , bàn thờ này sẽ được dùng trong các lễ Phật; và rất nhiều gia đình còn có đền thờ Shinto, còn gọi là kamidana. Một chiếc bàn nhỏ được đặt hoa, hương và một cây nến sẽ được đặt bên cạnh giường người chết. Đôi khi người ta sẽ đặt một con dao găm trên ngực người chết để xua đuổi tà ma.
Khi một người qua đời gia đình, người thân và đông nghiệp sẽ được thông báo. Con trai cả đảm đương, bắt đầu bằng việc liên hệ với một ngôi đền để lên lịch tổ chức đám tang hoặc nếu chưa có con hoặc đã có con mà chưa có con trai thì tùy vào hoàn cảnh và tình huống linh động sẽ có người đứng ra đảm nhiệm tang lễ. Tính theo lịch âm sáu ngày của người Trung Quốc, có một số ngày sẽ đẹp hơn những ngày khác, đặc biệt là ngày thứ hai, ngày được gọi là tomobiki, hiểu nôm na là “kéo bạn bè đi cùng với mình” ( “tomo” nghĩa là bạn bè, “hiku” nghĩa là kéo, mặc dù ý nghĩa ban đầu có phần khác biệt) và vì vậy mà ngày này được coi là một ngày tồi tệ cho một đám tang nhưng là một ngày tốt cho một đám cưới.
Do cuộc sống ngày càng văn minh và hiện đại nên các nghi lễ truyền thống đã không còn nguyên bản như trước chỉ những khu vực tương đối hẻo lánh hay những vùng quê thì nghi lễ lễ này mới được giữ nguyên. Sau khi vừa vua đời thi hài sẽ được làm sạch và bít thất khiếu (thất khiếu: các “lỗ” nói chung trên cơ thể con người) bằng vải hoặc gạc. Lễ nhập quan ( được gọi là nōkan) đôi khi cũng được tổ chức, trong lễ, người tổ chức tang lễ chuyên nghiệp sẽ chuẩn bị tất cả và đặt thi hài vào quan tài ( nghi lễ này đã được tái hiện trong bộ phim Departures năm 2008). Ngày nay, nghi lễ này hiếm khi được tổ chức, và có lẽ là chỉ giới hạn ở những vùng nông thôn nơi mà những tập tục cổ vẫn được lưu truyền. Dù có tổ chức lễ nhập quan hay không, thi hài nữ giới sẽ được mặc kimono trắng và thi hài nam giới sẽ được mặc âu phục hoặc kimono. Đôi khi sẽ có cả công đoạn trang điểm cho thi hài. Thi hài khi nằm trong quan tài sẽ được đặt trên đá khô. Những vật dụng như một bộ kimono trắng, một đôi dép, sáu đồng xu để qua sông Sanzu ( tương tự như sông Styx, dòng sông dưới âm phủ mà người chết phải trả tiền để đi qua) và đồ mã các món đồ mà người mất yêu thích ( ví dụ như thuốc lá hay kẹo) được đặt trong quan tài, mà sau đó sẽ được đặt trên bàn thờ cho đêm canh thức. Thi hài được đặt nằm hướng về phía bắc hoặc là phía tây. Trong Phật giáo, hướng Tây là hướng dẫn tới lãnh vực của Đức Phật A Di Đà. Khi còn sống, cả nam và nữ giới đều đặt vạt trái của kimono hoặc yukata lên trên vạt phải. Nhưng nếu người mất được mặc kimono truyền thống, vạt phải kimono sẽ nằm trên vạt trái.
Hình ảnh bộ Mofuku kimono chỉ được mặc trong lễ tang của họ hàng gần và toàn bộ bộ kimono này có màu đen.
Nhìn chung, nghi lễ tang ma của dân tộc Nhật Bản không chỉ biểu hiện ở tính cộng đồng mà còn bao hàm ý nghĩa cảm thông, chia sẻ của mọi người trước sự mất mát tới thân nhân của người đã khuất. Qua đó còn là mong muốn người đã khuất được siêu thoát đồng thời phù hộ cho những người đang sống sự bình yên và may mắn trong cuộc đời.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Tori no karaage - Gà chiên kiểu Nhật siêu giòn...
Tori no karaage hay còn được gọi tắt là Karaage, một món ăn vô...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm