Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Khi đến với đất nước này bạn sẽ cảm nhận được một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc, mỗi khi nhắc tới Nhật Bản,mọi người có thể dễ dàng nhắc tới những hình ảnh đẹp nơi đây như: núi Phú Sĩ, hoa anh đào, kimono, rượu sake, sushi … Mỗi biểu tượng lại có trong mình những nét đẹp và ý nghĩa riêng, và ai cũng đều biết đó là đại diện cho đất nước mặt trời mọc
1. Fuji – Núi Phú Sĩ Nhật Bản
Mỗi khi nhắc tới đất nước Nhật Bản người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ quanh năm phủ tuyết trắng xóa. Đây là ngọn núi linh thiêng và là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân đất nước này.
Ngọn núi Phú Sĩ cao chừng 3776m so với mực nước biển là ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Ngọn núi có hình dáng tam giác cân giống như hình chữ bát (số 8) trong tiếng Nhật. Ngọn núi Phú Sĩ được người dân Nhật Bản ví như người con gái đẹp. “Nàng” đã trở thành hình ảnh, cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân trước nay.
Cũng giống như người con gái đẹp, núi Phú Sĩ sẽ hấp dẫn người ta nhất khi được ngắm nhìn từ phía sau.
2. Sakura – Hoa anh đào Nhật Bản
Như hoa sen Việt Nam, anh đào được xem là quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Loài hoa này vô cùng khác lạ bởi cho tới khi hoa rơi, sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Người Nhật Bản, nhất là các võ sĩ đạo đặc biệt yêu thích vẻ tinh khiết, mong manh của bông hoa anh đào. Cuộc đời bông hoa anh đào ngắn ngủ, phù du nhưng lại vô cùng thanh cao, khiêm nhường. Mặc dù bông hoa đó sớm phai tàn nhưng đó lại là nét hấp dẫn đặc biệt, bởi sự tàn lụi vào đúng lúc đỉnh cao rực rõ của mình lại chính là cái đẹp cao cả nhất.
Hình ảnh cánh hoa anh đào lìa cảnh được người Nhật Bản liên tưởng tới cái chết nhẹ tựa lông hồng của những võ sĩ Samurai. Chính vì vậy người Nhật đã có câu nói rằng: “Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm võ sĩ đạo” (A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai).
Hoa anh đào được trồng ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, tư công viên, ven sống, bên bờ kênh ha trong sân vườn, biệt thự. Mỗi độ xuân về bầu trời Nhật Bản lại rực rỡ sắc hồng của những cánh hoa anh đào. Việc du lịch chỉ để ngắm hoa anh đào vào mùa xuân đã trở thành thói quen của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
3. Kimono – quốc phục của Nhật Bản
Kimono ban đầu có nghĩa là quần áo nói chung, nhưng qua thời gian với nhiều thay đổi, giờ đây nó trở thành tên gọi của trang phục truyền thống đất nước Nhật Bản.
Theo truyền thống, kimono phải được dệt từ các nguyên liệu tự nhiên như lanh, bông, lụa.
Kimono là chiếc áo rộng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình.
Áo kimono được may do ban đầu người Nhật Bản phát hiện ra kỹ thuật cắt vải thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau cho nên người thợ may không phải lo nhiều về hình dáng, kích thước của khách hàng. Và đây lại chính là điểm thuận lợi khi mặc kimono bởi nó dễ gập và phù hợp với mọi thời tiết. Chẳng hạn, do kimono được may bằng vải thấm mồ hôi nên vào mùa hè, người mặc sẽ cảm thấy rất thoáng mát, còn mùa đông để giữ ấm cho cơ thể người ta có thể mặc thành nhiều lớp. Về sau việc mặc kimono nhiều lớp trở nên phổ biến, người Nhật bắt đầu chú ý đến việc dùng màu sắc khác nhau cho mỗi lớp áo.
Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.
Cội nguồn của trang phục cổ truyền Nhật Bản có sự pha trộng từ cách ăn mặc của người Trung Hoa, Triều Tiên và Mông Cổ, sau đó được đem áp dụng cho phù hợp với điều kiện khí hậu và lối sống của người dân nơi này. Và đây cũng chính là biểu tượng cho tính cách của người Nhật Bản: học tập và dung hòa những ưu điểm từ văn hóa bên ngoài và biến chúng trờ thành nét đặc biệt của riêng mình.
4. Linh vật truyền thống
Trong truyền thống Nhật Bản, biểu tượng cá chép Koi, được xem là biểu tượng của sự bản lĩnh, tính kiên định và hoài bão của người đàn ông. Hình ảnh này thường được treo vào ngày lễ Koinobori mùng 5 tháng 5 dành cho các bé trai với mong muốn các bé trai trưởng thành khỏe mạnh và sự nghiệp trương lai sẽ thành danh như cá chép hóa rồng.
Cờ cá chép Koi thường có 3 màu là Đen, Đỏ và Xanh. Màu đen mang lại cảm giác an toàn, vững chắc như trụ cột gia đình (Daikoku-bashira – Đại Hắc Trụ), tức là tượng trưng cho Bố. Màu đỏ tượng trưng cho Mẹ, đem lại cảm giác ấm áp, như người mẹ chăn con, bao bọc gia đình. Còn màu xanh như trồi non mỗi ngày một khôn lớn, tượng trưng cho Con cái. Ba con cá chép như biểu tượng của một gia đình ấm áp, hòa thuận.
Bên cạnh đó, với người Nhật, chim Hạc cũng là một biểu tượng văn hóa đặc sắc. Nó xuất hiện trong trang phục cưới của người Nhật và nó biểu tượng cho sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Nguồn gốc sâu xa của biểu tượng này chính là từ tập tính của loài chim này. Hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sẽ sống bên nhau suốt đời không thay đổi.
5. Đền thờ ở Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản có hai tôn giáo chính đó là Phật giáo và thần đạo. Mỗi một quận ở Nhật Bản đều có ít nhất một đền thờ.
Đền thờ Yakushiji ở thành phố Nara, được xây dựng bởi Nhật hoàng Tenmu thế kỷ thứ VII là một trong những nơi thờ cúng linh thiêng nhất nước Nhật.
Trước cửa các đền thờ thần đạo ở Nhật, là hình ảnh quen thuộc của cánh cổng sơn đỏ Torii. Một trong những cánh cổng nổi tiếng nhất là cổng đền Miyajima. Cổng đền cao 16m, được làm bằng gỗ long não và được xây dựng nổi trên biển. Mỗi khi thủy triều lên, một phần chân cột đền ngập trong nước biển, vào những ngày thủy triều lớn, nó có thể ngập lên gần máu của cổng đền, tạo nên một cảnh đẹp kỳ thú được xếp là 1 trong 3 cảnh đẹp nhất nước Nhật.
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm chân” trong nước biển khi thủy triều lên. Đây là điểm khác biệt của Itsukushima với hầu hết ngôi đền, chùa khác trên đất nước Nhật Bản (vì thông thường đền, chùa được xây trên cao). Theo truyền thuyết, ngôi đền được dựng nên để tưởng nhớ tới 3 trinh nữ là con gái của vị thần biển và giông bão Susano-o no Mikoto. Để gìn giữ sự thiêng liêng mà không bàn chân người dân thường nào có thể làm xúc pham, ngôi đền và cổng đền được xây dựng trên mặt nước. Người dân Miyajima xưa kia muốn vào đền phải neo thuyền của họ ngoài cổng đền. Phụ nữ đền gần ngày sinh buộc phải rời đảo. Người già, người đau ốm cũng không được phép ở lại. Không có sự sinh và cũng không có sự chết được tồn tại ở đây.
Bài viết phổ biến
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Tori no karaage - Gà chiên kiểu Nhật siêu giòn...
Tori no karaage hay còn được gọi tắt là Karaage, một món ăn vô...Xem thêm
Cách làm cơm bò Gyudon kiểu Nhật chuẩn không...
Trong các món ăn về thịt bò của Nhật, có một món mà ngon, dễ...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Nghệ thuật tranh khắc gỗ của Nhật Bản Ukiyo-e...
Ukiyo-e là một loại nghệ thuật tranh khắc khắc gỗ của Nhật Bản...Xem thêm
Kỳ Giông khổng lồ của Nhật Bản - Nghe tên đáng...
Ōsanshōuo (オオサンショウウオ/大山椒魚?), nghĩa là "cá sơn tiêu lớn". Vì...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm