Món Nhật Bản


Những phong tục đón năm mới của người Nhật.

    Khác biệt với Việt Nam và Trung Quốc, người Nhật là là một trong số ít các nước Đông Á đón năm mới theo kiểu lịch Dương. Mặc dù bị ảnh hưởng theo các nước phương Tây nhưng khi ăn tết Dương người Nhật vẫn giữ được nét đậm đà văn hóa Á Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng.

    Một số phong tục đón năm mới tiêu biểu của người Nhật.

1. Bounenkai – tiệc tiễn năm cũ.

                                     Bonenkai

   Người Nhật gọi bữa tiệc này là Bounenkai ( nghĩa là bữa tiệc để quên đi sự vất vả và khó khăn của năm cũ).

   Bữa tiệc này thường dành cho những người làm cùng cơ quan. Đây là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thỏai mái, cũng vì thế mà Bounenkai cũng rất hoành tráng và vào dịp này các nhà hàng rất đông khách. Sau bữa tiệc, ai về nhà nấy, người thì đi du lịch nước ngoài, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà, vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.

2. Dọn dẹp nhà cửa.

                                      Don Dep Nha Cua Don Nam Moi Tai Nhat Ban

  Trước khi tết ai cũng có phong tục dọn dẹp nhà cửa và người Nhật cũng thế phong tục đó của người Nhật người ta gọi là ''Susuharai''. Người Nhật sẽ lâu sạch nhà cửa cả trong lẫn ngoài để tẩy sạch những vết dơ của năm cũ để đón năm mới. Sau khi dọn dẹp xong họ sẽ trang trí Kodomatsu trước cổng, shimekazari trên trước cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu được làm từ cành thông cùng tre và mai để đón Thần Năm Mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà. Các gia đình ở Nhật luôn đặt Kadomatsu trước cổng ra vào từ những ngày giáp Tết cho đến hết ngày 7/1.

3. Ăn mì Toshikosi Soba.

                                      Toshikoshi Soba 750 563

   Vào đêm 31/12, cũng giống như Việt Nam, sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa, vào đêm giao thừa người Nhật sẽ ăn một bữa tối thịnh soạn và không thể thiếu món mì Toshikosi Soba.

   Toshikosi trong tiếng Nhật có nghĩa là “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới”. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.

4. Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa.

                                      223933 Seoul2

    Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa là điều không thể bỏ qua đối với người Nhật Bản. Đây là một cuộc thi hát rất phổ biến ở Nhật Bản, gồm có 2 đội là đội Đỏ và Trắng. Đội Đỏ mang tên Akagumi được trình diễn bởi toàn những nữ nghệ sĩ còn đội Trắng tên là Shirogumi bao gồm toàn nam. Những bài hát và màn trình diễn ở đây đều do một ban giám khảo được chọn bởi kênh truyền hình NHK chấm điểm.
5. Lễ đón mừng năm mới.

                                       Ngày Lễ Tết Nhật Bản

   Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni – sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.

   Ngoài ra, một đồ ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Nhật đó là Osechi. Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình sẽ tụ tập ăn uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới).

6. Đi lễ hoặc đến thăm một ngôi đền.

                                                    Cau Tinh O Nhung Den Tho Nhat Ban 527 2

   Khi đi đền, người Nhật thường rung chuông và cầu xin may mắn, sau đó mua những tấm bùa cầu mau từ những miko (nhà sư giữ đền) như omamori, hamayda, kamifuda hoặc ema.

7. Trao đổi Nengyou.

                                                     11 Phong Tuc Don Nam Moi Khong The Bo Qua Cua Nguoi Nhat 3

   Nengyou là một loại thiệp năm mới của người Nhật, được trang trí bằng 12 con giáp theo kiểu của người Trung Quốc. Ở Nhật Bản, các bưu điện địa phương thường có những dịch vụ đặc biệt trong dịp năm mới để chuyển những bức Nengyou này đi khắp nơi.

3,801 chars | 2017/07/18 04:54

Xem thêm bài viết liên quan

Lịch sử lâu đài tại Nhật

Lịch sử lâu đài tại Nhật

17/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Pháo đài đã được xây dựng ở Nhật Bản từ thời đầu. Một nhu cầu đặc biệt cho các lâu đài phát sinh trong thế kỷ 15 sau khi chính quyền trung ương đã suy yếu và Nhật Bản đã rơi vào thời kỳ hỗn loạn của các bang chiến tranh (sengoku jidai). Trong thời đại đó, Nhật Bản bao gồm hàng chục quốc gia độc l...
Đền Hasedera ngôi đền cổ nằm trên núi

Đền Hasedera ngôi đền cổ nằm trên núi

24/10/2017, Văn hóa đặc trưng
Đền Hasedera nằm ở vùng núi phía đông của trung tâm Sakurai . Ngôi đền được thành lập vào năm 686, và bây giờ là ngôi đền đầu của ngôi trường Bunzan của Phật giáo Shingon
Bóng chày - môn thể thao được hâm mộ nhất tại Nhật Bản

Bóng chày - môn thể thao được hâm mộ nhất tại Nhật Bản

06/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Bóng chày hay còn gọi là dã cầu là một môn thể thao đồng đội; trong đó một cầu thủ của đội này (cầu thủ giao bóng) sẽ nỗ lực ném banh (kích thước vừa nắm ở tay) thật mạnh về phía cầu thủ của đội kia, và người này sẽ cố gắng đánh bật trái bóng chày bằng một cây gậy đánh bóng chày, trước khi nó đượ...
Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

Độc đáo với vẻ đẹp của gà tre Nhật Bản

01/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Thân gà tròn và rộng với phần lưng (giữa cổ và lông mã) cực ngắn. Vì cơ thể nhỏ nên lưng gà cũng không dài rất, rộng và nếu nhìn ngang thì nó có hình chữ U. Nhưng hình dáng được miêu tả như trên chỉ có khi gà còn nhỏ còn khi trưởng thành phần thân ngắn, thấp, rộng và bộ ngực rất đầy đặn, tròn và ...
Chuyện ma quỷ rùng rợn ở Nhật Bản

Chuyện ma quỷ rùng rợn ở Nhật Bản

01/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Không biết các bạn như thế nào, nhưng mình nghĩ phim kinh dị về búp bê thuộc vào hạng đáng sợ nhất. Thậm trí khi chưa xem film búp bê đã mang lại cho ta một cái gì đó đáng sợ, nỗi sợ vô hình.
Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

12/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Cùng với đó khu rừng thông hơn 200 năm tuổi được trồng để chắn cát và hạn chế sự xâm thực nước biển cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ có một cây thông duy nhất của khu rừng đã trở thành biểu tượng của thành phố...
Vị thần Hoteiosho_ông già Noel ở Nhật Bản

Vị thần Hoteiosho_ông già Noel ở Nhật Bản

14/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Tại Nhật, có một vị thần mang ý nghĩa gần như tương đồng với Ông Già Noel, ông được gọi là vị thần Hoteiosho - một trong những vị thần huyền thoại của Nhật - mang quà đến cho trẻ em. Bọn trẻ tin rằng vị thần Hoteiosho có cặp mắt ở đằng sau gáy nên dễ dàng quan sát và đánh giá hành vi của chúng...
Triển lãm toilet đặc biệt ở Nhật Bản

Triển lãm toilet đặc biệt ở Nhật Bản

05/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Japan Times đưa tin, Toto Ltd, nhà sản xuất bệ toilet lớn nhất Nhật Bản sẽ chính thức mở cửa bảo tàng vào thứ 6 ở thành phố Kitakyushu, tỉnh Fukuoka nơi công ty đặt trụ sở. 950 sản phẩm bao gồm bệ toilet và phòng tắm đúc sẵn sẽ được trưng bày tại triển lãm. Toto Ltd tự nhận mình là “Apple của côn...
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản

Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản

30/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm chân” trong nước biển khi thủy triều lên. Đây là điểm khác biệt của Itsukushima với hầu hết ngôi đền, chùa khác trên đất nước Nhật Bản (vì thông thường đền, chùa được xây trên cao). Theo truyền thuyết, ngôi đền được dựng nên để tưởng nh...
Shoujo Manga - truyện tranh dành cho thiếu nữ Nhật Bản

Shoujo Manga - truyện tranh dành cho thiếu nữ Nhật Bản

09/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Nhiều tác phẩm vô cùng nổi tiếng và rất được yêu thích ở Nhật Bản như: Princess Knight-1953 của Tezuka Osamu, Rosr of Versailles- Hoa hồng Véc xây, Sailor moon – Thủy thủ mặt trăng của tác giả Takeuchi Naoko,.. đã tạo nên tiếng vang và vị trí quan trọng trong văn hóa manga ở Nhật Bản...