Món Nhật Bản


Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

Như thường lệ vào những ngày đầu năm mới người Việt Nam chúng ta có tập tục đi lễ chùa đầu năm để cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn và "thuận buồm xuôi gió" trong mọi việc và tập tục này của chúng ta có những nét tương đồng vô cùng thú vị với đất nước mặt trời mọc. Tập tục thăm đền đầu năm, tiếng Nhật là Hatsumou, là tập tục được truyền bá rộng rãi từ thời Edo. Người Nhật đầu năm tới đền để cầu khấn mong một năm mới bình an và tốt đẹp.
tập tục thăm đền đầu năm mới ở nhật
Hình ảnh thăm đền Meiji đầu năm

1.Đón các vị thần năm mới.
Ngày Tết của người Nhật cũng là ngày để người trong gia đình làm lễ đón thần Toshigami (vị thần năm mới). Với những nhà có để Kamidana (ngăn thờ), người trong gia đình đó sẽ tập trung lại trước Kamidana và cùng nhau chắp tay cầu khấn.
tập tục thăm đền đầu năm mới ở nhật

tập tục thăm đền đầu năm mới ở nhật
Hình ảnh tủ thờ Kamidana
Đối với những gia đình không có Kamidana, người ta sẽ dùng Kagamimochi, một thứ đồ được làm từ gạo nếp để dâng lên cho thần. Tuy nhiên, người ta không cầu khấn trước Kagamimochi.
tập tục thăm đền đầu năm mới ở nhật
Kagamimochi

2.Các vị thần nhà và các vị thần trong đền.
Sau khi đón và cảm tạ thần Toshigami, người Nhật sẽ tới đền để cầu khấn. Theo quan niệm của người Nhật, thần nhà và thần ở đền khác nhau, đây chính là lí do người Nhật phải đi làm lễ cầu khấn tới 2 lần. Người Nhật coi thần Toshigami chính là thần tổ tiên của họ, còn vị thần ở ngôi đền ở gần đó là vị thần của mảnh đất nơi họ đang sống, và bảo vệ những người khác. Gần đây, thay vì đi tới những ngôi đền gần nơi sinh sống, rất nhiều người Nhật tìm đến những ngôi đền nổi tiếng để cầu khấn.
tập tục thăm đền đầu năm mới ở nhật
Thần Toshigami được người Nhật xem là thần bảo hộ của người Nhật Bản
3.Mặc Haregi và cầu nguyện.
Nếu người Việt chúng ta thường chọn chiếc áo dài truyền thống để đến đền đền chùa vào những ngày tết thì người Nhật cũng mặc trang phục truyền thống của họ (haregi) để thăm đền chùa vào những ngày đầu năm. Để đón Tết, người Nhật có tập tục mặc trang phục truyền thống trong ngày cuối cùng của năm và cùng nhau tới đền. Không chỉ gói gọn theo gia đình, bạn bè có thể tụ họp với nhau, cùng mặc trang phục truyền thống để làm lễ. Người Nhật được cho là luôn muốn thay đổi làm mới bản thân mỗi khi năm mới tới. Do đó, có nhiều người muốn làm mới toàn bộ những thứ trên người từ chiếc quần trở đi. Khi năm cũ qua, năm mới đến, cảm giác muốn mọi thứ thật mới mẻ âu cũng là tâm lý chung của mỗi người phải không?
tập tục thăm đền đầu năm mới ở nhật

tập tục thăm đền đầu năm mới ở nhật
Hình ảnh bộ trang phục Heragi truyền thống của người Nhật Bản.

2,355 chars | 2017/06/08 03:16

Xem thêm bài viết liên quan

Chim cú ở Nhật Bản có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc hay không ?

Chim cú ở Nhật Bản có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc hay không ?

06/12/2017, Văn hóa đặc trưng
Ở Việt Nam, chim cú bị coi là quỷ dữ vì chim cú kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Chim cú kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới. Chim cú từ lâu đã gắn liền với ma lực và phép thuật trong thần thoại phương Tây và được xem như biểu tượng của sự ...
Kỹ thuật dệt Chirimen truyền thống

Kỹ thuật dệt Chirimen truyền thống

24/07/2015, Văn hóa đặc trưng
Chirimen là một kỹ thuật dệt truyền thống đã được phát triển vào cuối thế kỷ thứ mười sáu ở Nhật Bản. Các vải lụa hoặc vải được làm từ kỹ thuật này còn được gọi là "chirimen." Đây là loại vải có các tính năng độc đáo của các nếp nhăn mềm.
Quá trình hình thành đất nước Nhật Bản (Đến năm 710)

Quá trình hình thành đất nước Nhật Bản (Đến năm 710)

27/09/2017, Văn hóa đặc trưng
Trong suốt thời kỳ Jomon (13000 TCN đến 300 TCN), cư dân các hòn đảo của Nhật Bản là những người thu hoạch, ngư dân và thợ săn. Jomon là tên của đồ gốm của thời đại.
Tatami sàn gỗ truyền thống của Nhật Bản

Tatami sàn gỗ truyền thống của Nhật Bản

15/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Tatami là sàn gỗ truyền thống của Nhật Bản. Nhà của Nhật Bản hiện nay có các phòng theo phong cách phương Tây, nhưng các phòng của Nhật Bản nhất thiết phải được chiếu trong thảm trải chiếu tatami.
Rokurokkubi_thiếu nữ duyên dáng với cái cổ dài ​

Rokurokkubi_thiếu nữ duyên dáng với cái cổ dài ​

14/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Ban ngày, Rokurokkubi trông không khác gì những cư dân bình thường, nhưng vào ban đêm, chúng được tiếp thêm sức mạnh và có thể làm cho cổ dài ra đến mức kinh ngạc. Chúng cũng có khả năng biến khuôn mặt thành những Oni đáng sợ (quỷ của Nhật Bản) để tăng thêm sự khủng khiếp của mình...
Lịch sử lâu đài tại Nhật

Lịch sử lâu đài tại Nhật

17/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Pháo đài đã được xây dựng ở Nhật Bản từ thời đầu. Một nhu cầu đặc biệt cho các lâu đài phát sinh trong thế kỷ 15 sau khi chính quyền trung ương đã suy yếu và Nhật Bản đã rơi vào thời kỳ hỗn loạn của các bang chiến tranh (sengoku jidai). Trong thời đại đó, Nhật Bản bao gồm hàng chục quốc gia độc l...
Vẻ đẹp thanh thoát của Miko Nhật Bản

Vẻ đẹp thanh thoát của Miko Nhật Bản

09/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Về tên gọi trong tiếng Nhật của Vu nữ, ngoài cách gọi chính là Miko (巫女), đôi khi các từ như 神子- Fujo, 舞姫- Mai Hime, 御神子- Mikanko cũng được sử dụng. Trước đây, Vu nữ đảm nhiệm các công việc như múa các điệu múa mang tính nghi lễ, thực hiện các nghi lễ cầu nguyện, ra quẻ bói, truyền đạt ý chỉ của ...
Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

07/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau 9 năm thành lập, các tác phẩm pha lê của Kozo Kagami đã được triển lãm ở Chicago, Paris, New York, Brussels… và từ đó thế giới đã biết đến tài điêu khắc tuyệt mỹ của ông. Vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa Shigeko Higashikuni và hoàng tử Mori...
Đất nước Nhật Bản tại sao lại có tên là Japan?

Đất nước Nhật Bản tại sao lại có tên là Japan?

27/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Cái tên Japan bắt nguồn từ việc người Trung Quốc từ thế kỉ thứ VII đã phát âm chữ 日本 là ''zeepan'', 日本 được người Nhật đọc là ''Nippon'' hay ''Nihon'', âm Hán Việt của nó là ''Nhật Bản''
Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

12/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Cùng với đó khu rừng thông hơn 200 năm tuổi được trồng để chắn cát và hạn chế sự xâm thực nước biển cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ có một cây thông duy nhất của khu rừng đã trở thành biểu tượng của thành phố...