Món Nhật Bản


Niềm tự hào về văn hóa Omotenashi của người Nhật

Khi mới sang Nhật, có lẽ nhiều bạn sinh viên nước ngoài rất bất ngờ với sự tiếp đãi nồng hậu tại bất cứ nơi nào ở Nhật, từ các cửa hàng, khách sạn sang trọng cho đến những cửa hàng tiện lợi hay các tiệm cà phê be bé, tất cả người phục vụ ở đây đều có cung cách tiếp đãi khách rất lịch sự, lễ phép và luôn nở nụ cười trên môi với tiêu chí số một “khách hàng là thượng đế”. Sự tiếp đãi nồng hậu:Omotenashi (おもてなし) là phương châm kinh doanh ở Nhật, và người Nhật nổi tiếng thế giới với điều đó: おもてなしの心 (lòng hiếu khách).
omotenashi
Có 3 điều cơ bản trong tinh thần Omotenashi mà người Nhật hiểu và cố gắng nắm rõ.
Đầu tiên là chăm sóc khách hàng chu đáo trên cả sự mong đợi của họ. Đây là điều cơ bản khác nhau giữa dịch vụ (サービス)và omotenashi. Việc bồi bàn mang khăn lại cho khách hay chủ nhà nghỉ chuẩn bị chăn nệm khách nghỉ ngơi là dịch vụ. Nhưng khi người bồi bàn đó đưa khăn cho khách và nhẹ nói rằng:” お仕事お疲れ様です” (quý khách đã có một ngày làm việc vất vả quá!), hay khi bà chủ nhà nghỉ viết một tờ giấy nhỏ để bên cạnh chăn nệm đã được trải ra cho khách nhắn rằng “Chúc quý khách ngủ ngon. ”, hay khi vào cửa hàng cà phê nhân viên phục vụ đưa cà phê cho bạn và mỉm cười nói rằng: “ごゆっくりどうぞ” (Xin quý khách cứ từ từ thưởng thức) …, đó được gọi là Omotenashi. Những cử chỉ quan tâm đến khách hàng, giúp họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu như vậy chính là những điều nhỏ nhưng tinh tế mang lại cho khách những cảm tình,ấn tượng đẹp và kéo họ quay trở lại lần hai, lần ba.
omotenashi
Điều thứ hai là hết lòng phục vụ khách mà không cần khách phải “hậu tạ” lại. Ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ,Úc, khi được nhân viên đối đãi lịch sự thì khách thường phải kẹp thêm ít tiền tip thưởng cho nhân viên đó như là tiền dịch vụ trả cho nhân viên tiếp khách. Nhưng ở Nhật, dẫu là nơi sang trọng hay cửa hàng nhỏ bình thường, nhân viên đều hết lòng chào hỏi, cảm ơn, phục vụ mà không yêu cầu thêm chi phí gì cả. Thái độ tiếp khách lễ phép, lịch sự tận tâm mà không yêu cầu sự đáp trả lại của khách như vậy chính là Omotenashi của người Nhật.
omotenashi
Điều thứ ba là thái độ tiếp khách nồng hậu như vậy cần đến từ tấm lòng chân thành chứ không phải miễn cưỡng. Và người Nhật quan niệm rằng để có thể quan tâm, nghĩ đến người khác thì bản thân mình cần có sự thư thả trong tâm hồn , tinh thần giống như quan niệm về cốc nước chỉ rót thêm nước vào được khi cốc còn trống mà thôi. Chính vì thế, để có được những khoảng trống trong tâm hồn, người Nhật thường đến với thiền, đọc sách hay đi xem tranh tại các bảo tàng Mỹ thuật, để có thời gian một mình suy ngẫm, giúp điềm tĩnh và mài dũa tư duy lại bản thân.
omotenashi
Trong thời đại quốc tế hóa hiện nay, nhiều nền văn hóa, suy nghĩ khác nhau du nhập vào Nhật Bản, họ cố hòa nhập nhưng không để bị hòa tan, và ngược lại còn đang nỗ lực đưa những nét đẹp đáng tự hào của văn hóa Nhật Bản mở rộng ra thế giới, với Omotenashi hay văn hóa ẩm thực Nhật Bản vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Unesco.

2,901 chars | 2017/06/05 06:31

Xem thêm bài viết liên quan

Người chạy marathon Harouki Mourakami

Người chạy marathon Harouki Mourakami

16/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Ông được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thời đại của chúng ta và là một trong những người đoạt giải Nobel về Văn học. Các Haruki Murakami (sinh năm 1949 tại Kyoto) trừ tác giả là một Á hậu đường dài có kinh nghiệm .
Trải nghiệm cuộc đời của thời Edo quý tộc trong căn nhà gỗ

Trải nghiệm cuộc đời của thời Edo quý tộc trong căn nhà gỗ

04/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Khi bạn xem nhiều bộ phim truyền hình Nhật Bản và phim ảnh, nhìn thấy những người sống trong căn nhà gỗ machiya cũ của Nhật Bản, bạn bắt đầu tự hỏi nó sống ở đó như thế nào. Nếu bạn làm vậy, Kaikoan là chỗ ở cho bạn ở lại Kyoto. Có bốn tòa nhà trong các tòa nhà riêng biệt: Kaikoan, Fukujuan, Mana...
Kỹ thuật dệt Chirimen truyền thống

Kỹ thuật dệt Chirimen truyền thống

24/07/2015, Văn hóa đặc trưng
Chirimen là một kỹ thuật dệt truyền thống đã được phát triển vào cuối thế kỷ thứ mười sáu ở Nhật Bản. Các vải lụa hoặc vải được làm từ kỹ thuật này còn được gọi là "chirimen." Đây là loại vải có các tính năng độc đáo của các nếp nhăn mềm.
Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

Tập tục thăm đền ngày tết của người Nhật

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Ngày Tết của người Nhật cũng là ngày để người trong gia đình làm lễ đón thần Toshigami (vị thần năm mới). Với những nhà có để Kamidana (ngăn thờ), người trong gia đình đó sẽ tập trung lại trước Kamidana và cùng nhau chắp tay cầu khấn...
Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

07/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau 9 năm thành lập, các tác phẩm pha lê của Kozo Kagami đã được triển lãm ở Chicago, Paris, New York, Brussels… và từ đó thế giới đã biết đến tài điêu khắc tuyệt mỹ của ông. Vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa Shigeko Higashikuni và hoàng tử Mori...
Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 1)

Nhật Bản giữa văn hóa truyền thống so với văn hóa mới ngày nay (phần 1)

20/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Nhật Bản có một nền văn hóa hấp dẫn không giống như bất kỳ nước nào khác và sẽ để lại ấn tượng lâu dài với bạn. Đây là một phần của những gì làm cho nó như một quốc gia duy nhất để tìm hiểu...
Cách viết thiệp đầu năm mới theo phong tục của người Nhật

Cách viết thiệp đầu năm mới theo phong tục của người Nhật

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Về nguyên tắc, tên người nhận phải được ghi ở giữa tấm thiệp, cách khoảng 2 dòng tính từ số bưu điện xuống. Tên người nhận nên ghi chữ to hơn so với các chữ khác ở phần địa chỉ. Sau tên người nhận phải có chữ 様. Nếu gửi tới 2 người trở lên thì sau tên mỗi người cũng phải ghi chữ 様. Nếu gửi tới mộ...
Chuyện ma quỷ rùng rợn ở Nhật Bản

Chuyện ma quỷ rùng rợn ở Nhật Bản

01/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Không biết các bạn như thế nào, nhưng mình nghĩ phim kinh dị về búp bê thuộc vào hạng đáng sợ nhất. Thậm trí khi chưa xem film búp bê đã mang lại cho ta một cái gì đó đáng sợ, nỗi sợ vô hình.
Karaoke - Từ ngữ vừa lạ nhưng lại rất quen thuộc

Karaoke - Từ ngữ vừa lạ nhưng lại rất quen thuộc

10/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Do khi hát karaoke lời bài hát sẽ hiện lên màn hình nên nhiều quốc gia đã coi karaoke là phương tiện hữu hiệu trong việc nâng cao tỉ lệ những người biết chữ và nó đã trở thành công cụ giáo dục hữu ích. Có thể nói rằng, karaoke - công nghệ giải trí ra đời trong một hộp đêm tạiKobe nhưng sẽ tiếp tụ...
Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

15/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Hội sinh thái của Nhật Bản thậm chí còn đặt tên khu vực xung quanh Hồ Shirakoma là "Rừng rêu bao phủ", thậm chí còn có 1 cuốn sách về dòng đời của Rêu được xuất bản. Ngắm rêu đã trở thành một hoạt động ngoài trời được yêu thích tại đất nước Mặt trời mọc...