Món Nhật Bản


Vẻ đẹp thanh thoát của Miko Nhật Bản

Ở Nhật tồn tại nhiều tín ngưỡng, phong tục tập quán có nguồn gốc và phong cách tôn giáo khác nhau. Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (神道- Shinto) có nguồn gốc từ quan niệm vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Với khoảng hơn 100 triệu tín đồ và 9 vạn đền thờ, Thần đạo là tôn giáo quan trọng nhất ở Nhật Bản. Thần đạo không hẳn là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó mà là sự tích hợp những tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng các vị thần (神-Kami). Kami bao gồm các vật linh thiêng trong thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, gió, sấm sét, núi, sông, đá,..) và hồn người chết (tổ tiên Nhật Hoàng, những anh hùng có công với nước..). Đền thờ Thần đạo gọi là Thần xã (神社- Jinja). Phía ngoài đền thờ có cổng torii (鳥居) bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ, đây cũng là biểu tượng của Thần đạo được cả thế giới biết đến. Các Vu nữ (巫女- miko) có nhiệm vụ chăm sóc các ngôi đền. Hình ảnh các Vu nữ với quần Hakama đỏ và áo Kimono trắng, gương mặt trẻ trung xinh đẹp gây ấn tượng khó quên đối với khách du lịch khi tới thăm các đền thờ Thần đạo. Trong các bộ phim hay các bộ truyện tranh Manga, phim hoạt hình Anime của Nhật Bản, nhân vật Vu nữ khi xuất hiện thường đem lại một cảm giác thích thú và bí ẩn, thường mang các năng lực siêu nhiên, do đặc điểm công việc của mình. Tiêu biểu như trong loạt truyện “Thủy thủ mặt trăng” (Sailor Moon), một trong những nhân vật chính là Thủy thủ sao Hỏa, Rei Hino, cũng chính là một Vu nữ, nên cô có khả năng sử dụng bùa chú, tiên tri.
miko nhật bản
Về tên gọi trong tiếng Nhật của Vu nữ, ngoài cách gọi chính là Miko (巫女), đôi khi các từ như 神子- Fujo, 舞姫- Mai Hime, 御神子- Mikanko cũng được sử dụng. Trước đây, Vu nữ đảm nhiệm các công việc như múa các điệu múa mang tính nghi lễ, thực hiện các nghi lễ cầu nguyện, ra quẻ bói, truyền đạt ý chỉ của thần linh, lên đồng.. Từ thời Meiji, Vu nữ trở thành những người làm việc trong các đền thờ, trợ giúp cho các hoạt động ở đây. Hiện nay, ở một số chùa Phật giáo cũng xuất hiện hình ảnh những cô gái trẻ với trang phục Vu nữ quần đỏ - áo trắng, và những kiểu trang phục tương tự như vậy.
miko nhật bản
Theo phân loại của Yanagita Kunio và Nakayama Taro, hai nhà dân tộc học nổi tiếng, Vu nữ được phân làm hai kiểu chính, một là những người phục vụ trong triều đình và hai là những bà đồng theo kiểu dân gian (hình ảnh bà đồng dân gian khá phổ biến trong các tác phẩm thời xưa, tiêu biểu như nhân vật Takehiro, kẻ bị cướp giết chết trong tác phẩm nổi tiếng “Trong rừng trúc” của nhà văn Akutagawa Ryunosuke, đã nhập vào bà đồng để trả lời quan tòa xét xử).
miko nhật bản
Theo Yanagita, những người phục vụ trong triều đình, ở vùng Kanto được gọi là Miko, vùng Kyohan (京阪- tức vùng Kyoto và Osaka), được gọi là Ichiko, Vu nữ kiểu bà đồng ở vùng Kyohan gọi là Miko, ở xung quanh Tokyo gọi là Ichiko hay Azushi Miko, vùng Đông Bắc gọi là Itako. Về cách gọi này, Yanagita đưa ra nhận định rằng ban đầu hai kiểu Vu nữ này cùng là một, sau đó dần dần theo thời gian, mới phân chia thành những người làm việc trong triều đình và những người được thần thánh nhập vào, đi từng vùng này sang vùng khác. Không chỉ ở Nhật Bản, ở nước ngoài, nhiều khi những phụ nữ trong Saman giáo cũng được coi là Vu nữ, nhưng theo Hori Ichiro, Vu nữ của Nhật Bản “không mang những bệnh về tinh thần như trong Saman giáo của nước ngoài, những người được thần thánh nhập vào vì thế không mang những biểu hiện như bị phụ thuộc…” Từ đó, có thể phân biệt được Vu nữ của Nhật Bản và Saman giáo của nước ngoài.
miko nhật bản
Theo Yanagita, không liên quan tới việc họ thuộc kiểu Vu nữ nào, rất nhiều Vu nữ sau khi kết hôn vẫn tiếp tục công việc của mình . Cũng có những Vu nữ bắt đầu công việc của mình từ lúc lên bảy tuổi tới khi kết hôn như ở đền Ikasuri no mi Kannagi, hay các Mono imi (物忌), Itukime (斎女) ở đền Kashima Jingu của Hitachi và các Itsuki no Miko (斎王) của Ise Jingu, làm Vu nữ trong cả cuộc đời mình, không hề kết hôn. Hiện nay, chủ yếu các cô gái làm công việc Vu nữ là những người trẻ, chưa từng kết hôn.
miko nhật bản

miko nhật bản

3,976 chars | 2017/06/09 04:17

Xem thêm bài viết liên quan

Những lo lắng của người Hồi giáo Nhật Bản

Những lo lắng của người Hồi giáo Nhật Bản

09/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Tại sao người Hồi giáo cần được đối xử như những kẻ cuồng tín bất cứ khi nào có hành vi khủng bố gần đây và tại sao chúng ta phải xin lỗi vì những hành động không liên quan đến nó? đức tin của chúng ta?
Vị thần Hoteiosho_ông già Noel ở Nhật Bản

Vị thần Hoteiosho_ông già Noel ở Nhật Bản

14/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Tại Nhật, có một vị thần mang ý nghĩa gần như tương đồng với Ông Già Noel, ông được gọi là vị thần Hoteiosho - một trong những vị thần huyền thoại của Nhật - mang quà đến cho trẻ em. Bọn trẻ tin rằng vị thần Hoteiosho có cặp mắt ở đằng sau gáy nên dễ dàng quan sát và đánh giá hành vi của chúng...
Cách đi tàu hỏa và tàu điện ngầm tại Nhật

Cách đi tàu hỏa và tàu điện ngầm tại Nhật

16/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau đây là hướng dẫn về cách sử dụng tàu hỏa và tàu điện ngầm ở Nhật Bản.
Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

Biểu tượng "mới" của sự kiên cường của người Nhật Bản

12/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Cùng với đó khu rừng thông hơn 200 năm tuổi được trồng để chắn cát và hạn chế sự xâm thực nước biển cũng bị phá hủy hoàn toàn. Chỉ có một cây thông duy nhất của khu rừng đã trở thành biểu tượng của thành phố...
Lịch sử lâu đài tại Nhật

Lịch sử lâu đài tại Nhật

17/08/2017, Văn hóa đặc trưng
Pháo đài đã được xây dựng ở Nhật Bản từ thời đầu. Một nhu cầu đặc biệt cho các lâu đài phát sinh trong thế kỷ 15 sau khi chính quyền trung ương đã suy yếu và Nhật Bản đã rơi vào thời kỳ hỗn loạn của các bang chiến tranh (sengoku jidai). Trong thời đại đó, Nhật Bản bao gồm hàng chục quốc gia độc l...
Nguồn gốc bắt đầu Phật giáo ở Nhật Bản

Nguồn gốc bắt đầu Phật giáo ở Nhật Bản

10/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Phật giáo bắt nguồn từ Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Nó bao gồm những lời dạy của Đức Phật, Gautama Siddhartha. Trong số các nhánh chính của Phật giáo, đó là Đại Thừa hay Đại Tông Phật giáo đã được tìm thấy vào Nhật Bản.
Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

07/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau 9 năm thành lập, các tác phẩm pha lê của Kozo Kagami đã được triển lãm ở Chicago, Paris, New York, Brussels… và từ đó thế giới đã biết đến tài điêu khắc tuyệt mỹ của ông. Vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa Shigeko Higashikuni và hoàng tử Mori...
Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

Người tạo ra ấm trà Gang trong ba thế kỷ ở Nhật Bản

23/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Okamaya đã sản xuất gang đun nước và ấm trà cho trà trong hơn ba năm rưỡi. Nó hiện đang dẫn đầu bởi Koizumi Nizaemon, xuống đến thế hệ thứ mười của Koizumi Goroshichi Kiyoyuki, người sáng lập của nó.
Nhật Bản hỗ trợ, khuyến khích các bà mẹ sinh con

Nhật Bản hỗ trợ, khuyến khích các bà mẹ sinh con

09/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Chính sách chế độ mới về trẻ em và nuôi dạy trẻ em được thực thi từ tháng tư năm 2015. Hơn nữa, để kế hoạch thực hiện chính sách mới về việc hỗ trợ nuôi dạy trẻ em đuợc thuận lợi, ngoài chương trình liên quan tới "kế hoạch nỗ lực xóa bỏ hiện tượng trẻ em chờ nhà trẻ", hỗ trợ các thành phố nông th...
Một số môn thể thao ở Nhật Bản

Một số môn thể thao ở Nhật Bản

10/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Thể thao các loại tận hưởng những quần đảo rất phổ biến, và với các môn võ thuật khác nhau và sau đó xuất khẩu, Nhật Bản đã giúp để mở rộng khán giả của nhiều môn thể thao lớn.