Món Nhật Bản


Vẻ đẹp và ý nghĩa của quốc hoa Nhật Bản

Loài hoa tuyệt đẹp này gắn liền với một câu truyện vô cùng bi thương gắn liền với dũng sĩ Samurai anh dũng của đất nước Phù Tang. Theo người đời truyền lại, hoa anh đào được sinh ra từ thanh kiếm của một Samurai sau khi Samurai này dùng chính thanh kiếm đó để kết liễu sinh mạng mình tại vùng núi Phú Sĩ. Có lẽ chính vì vậy mà cho đến tận ngày hôm nay, không nơi nào có được hoa anh đào đẹp bằng ngọn núi này.
quốc hoa nhật bản
Bởi chính truyền thuyết này mà hoa anh đào gắn liền với tinh thần võ sĩ đạo. Người Nhật có câu nói “Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người xin là võ sĩ đạo”. Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại.
Vẻ đẹp của hồn hoa Nhật Bản
Xuất hiện tại nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí là tại những vùng đất châu Mỹ xa xôi, nhưng nhắc đến hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tại đây, hơn 200 loài hoa anh đào đã được phát hiện. Hoa anh đào, hay là Sakura trong tiếng Nhật, là một loài hoa vô cùng đặc biệt bởi lẽ khi hoa rơi cũng là lúc sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Hoa anh đào có nhiều loại, chủ yếu có 3 sắc màu chính là đỏ, hồng và trắng. Loài cây này chỉ ra hoa trong vòng 7-15 ngày.
quốc hoa nhật bản
Tại Nhật Bản, hoa anh đào xuất hiện rất nhiều, từ loài cây dại mọc trên núi cho đến những giống cây được chăm chút cầu kì, tỉ mỉ. Các giống hoa phổ biến gồm 6 loài chính: Yamazakura, Oyamazakura, Oshimarakura, Edohigan, Kasumizakura và Someiyoshino.
Ngắm hoa anh đào
Ngắm hoa anh đào nở đã trở thành một phong tục đẹp đẽ của người Nhật Bản từ lâu đời. Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa ''ohanami''.
quốc hoa nhật bản
Một nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản
Trong thế chiến thứ 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, hoa anh đào càng được coi là biểu tượng của một Nhật Bản đau thương nhưng vững vàng với tinh thần vươn lên, phấn đấu. Loài hoa này được xem là đại diện tinh thần của đất nước này.
quốc hoa nhật bản
Trong cuộc sống dân gian, người dân sử dụng hoa anh đào như một món ăn thường nhật. Hoa anh đào làm mứt, lá cây muối ăn kèm với cơm nắm, cuộc sống của người dân nơi đây luôn có sự hiện diện của hoa. Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.

2,728 chars | 2017/06/19 05:14

Xem thêm bài viết liên quan

Vài nét về sinh vật truyền thuyết Kitsune của Nhật Bản

Vài nét về sinh vật truyền thuyết Kitsune của Nhật Bản

08/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Điểm dễ thấy nhất ở Kitsune là nhiều đuôi, chúng có thể có đến 9 đuôi. Một Kitsune càng có nhiều đuôi thì càng mạnh và tuổi đời càng lớn, cứ mỗi 100 năm tuổi thì một cái đuôi sẽ mọc thêm. Như vậy thì sau 800 năm, một Kitsune sẽ có đủ 9 đuôi (1 cái mọc lúc mới sinh, 8 cái mọc trong quá trình sống)...
Bóng chày - môn thể thao được hâm mộ nhất tại Nhật Bản

Bóng chày - môn thể thao được hâm mộ nhất tại Nhật Bản

06/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Bóng chày hay còn gọi là dã cầu là một môn thể thao đồng đội; trong đó một cầu thủ của đội này (cầu thủ giao bóng) sẽ nỗ lực ném banh (kích thước vừa nắm ở tay) thật mạnh về phía cầu thủ của đội kia, và người này sẽ cố gắng đánh bật trái bóng chày bằng một cây gậy đánh bóng chày, trước khi nó đượ...
Chim cú ở Nhật Bản có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc hay không ?

Chim cú ở Nhật Bản có thực sự biểu tượng cho sự chết chóc hay không ?

06/12/2017, Văn hóa đặc trưng
Ở Việt Nam, chim cú bị coi là quỷ dữ vì chim cú kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết. Chim cú kêu 7 tiếng thì cái chết ứng vào nam giới, còn 9 tiếng thì ứng vào nữ giới. Chim cú từ lâu đã gắn liền với ma lực và phép thuật trong thần thoại phương Tây và được xem như biểu tượng của sự ...
Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

Thú vị với thú tiêu khiển ngắm rêu ở Nhật Bản

15/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Hội sinh thái của Nhật Bản thậm chí còn đặt tên khu vực xung quanh Hồ Shirakoma là "Rừng rêu bao phủ", thậm chí còn có 1 cuốn sách về dòng đời của Rêu được xuất bản. Ngắm rêu đã trở thành một hoạt động ngoài trời được yêu thích tại đất nước Mặt trời mọc...
9 điều thú vị về đất nước Nhật bản.

9 điều thú vị về đất nước Nhật bản.

31/07/2017, Văn hóa đặc trưng
Về luật pháp, hệ thống tòa án Nhật Bản có một tỷ lệ kết án cao là 99%! Nhà tù Nhật Bản hoạt động mức trung bình với mức công suất 117%.
Ukai - phương pháp bắt cá bằng cách vận dụng loài chim biển độc đáo của Nhật Bản

Ukai - phương pháp bắt cá bằng cách vận dụng loài chim biển độc đáo của Nhật Bản

31/01/2018, Văn hóa đặc trưng
Ukai là một phương pháp truyền thống đánh bắt cá hồi nhỏ của Nhật bằng cách vận dụng loài chim biển được gọi là u (cormorants) ở sông Nagaragawa, nổi tiếng với dòng suối trong tỉnh Gifu. Các huấn luyện viên chính của cormorants trang phục trong trang phục cổ đại tự do thao túng 10-12 cormorants b...
Rokurokkubi_thiếu nữ duyên dáng với cái cổ dài ​

Rokurokkubi_thiếu nữ duyên dáng với cái cổ dài ​

14/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Ban ngày, Rokurokkubi trông không khác gì những cư dân bình thường, nhưng vào ban đêm, chúng được tiếp thêm sức mạnh và có thể làm cho cổ dài ra đến mức kinh ngạc. Chúng cũng có khả năng biến khuôn mặt thành những Oni đáng sợ (quỷ của Nhật Bản) để tăng thêm sự khủng khiếp của mình...
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản

Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản

30/05/2017, Văn hóa đặc trưng
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm chân” trong nước biển khi thủy triều lên. Đây là điểm khác biệt của Itsukushima với hầu hết ngôi đền, chùa khác trên đất nước Nhật Bản (vì thông thường đền, chùa được xây trên cao). Theo truyền thuyết, ngôi đền được dựng nên để tưởng nh...
Người chạy marathon Harouki Mourakami

Người chạy marathon Harouki Mourakami

16/11/2017, Văn hóa đặc trưng
Ông được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất thời đại của chúng ta và là một trong những người đoạt giải Nobel về Văn học. Các Haruki Murakami (sinh năm 1949 tại Kyoto) trừ tác giả là một Á hậu đường dài có kinh nghiệm .
Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

Xưởng thủy tinh chế tác các vật dụng hoàng gia Kagami

07/06/2017, Văn hóa đặc trưng
Sau 9 năm thành lập, các tác phẩm pha lê của Kozo Kagami đã được triển lãm ở Chicago, Paris, New York, Brussels… và từ đó thế giới đã biết đến tài điêu khắc tuyệt mỹ của ông. Vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa Shigeko Higashikuni và hoàng tử Mori...