Món Nhật Bản


5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

Samurai Nhật Bản
Những ngôi nhà cổ kính, bộ áo giáp truyền thống lạ mắt với thanh kiếm cong dài dắt lưng là nét đẹp của các Samurai khiến nhiều du khách thích thú.
Cùng với Geisha và Sumo, các võ sĩ đạo Samurai tạo nên những bí ẩn độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Samurai là những chiến binh thời kỳ cận đại của đất nước Nhật Bản. Họ được đào tạo bài bản để trở thành lớp quân sự cầm quyền và cuối cùng đã trở thành giai cấp xã hội cao cấp nhất ở thời kỳ Edo (1603 – 1868). Samurai sử dụng các loại vũ khí như cung tên, giáo và súng nhưng vũ khí chính và mang tính biểu tượng của họ là thanh kiếm. Nếu có dịp đến đất nước mặt trời mọc du khách đừng quên ghé qua các lâu đài cổ Samurai để thưởng lãm những nét kiến trúc độc đáo và cổ kính này.

Thị trấn Kakunodate, tỉnh Akita
Một ngôi nhà tại điển hình tại trấn Kakunodate, tỉnh Akita
Kakunodate là một trong những niềm tự hào của người dân tỉnh Akita thuộc vùng Tohoku, vì nơi đây có thành trì cổ của võ sĩ đạo Samurai và cũng là một thị trấn rực rỡ khi vào mùa hoa anh đào nở. Những ngôi nhà truyền thống ở đây được phân thành hai khu riêng biệt, khu Samurai với 80 ngôi nhà cổ và khu thương nhân.
Đến đây du khách được tham quan 6 ngôi nhà cổ Samurai với lối kiến trúc tường thành bằng đá rất độc đáo. Lễ hội truyền thống được tổ chức 4 mùa trong năm như ngắm hoa sakura – mùa xuân, múa truyền thống Sasara – mai trong mùa hè, lễ rước kiệu vào mùa thu và Hiburi – kamakura, đốt lửa xua đuổi ma quỷ vào mùa đông.
Thị trấn Nagamachi, tỉnh Ishikawa
Nét đặc trưng vùng đất samurai ở tỉnh Ishikawa
Đây là một trong những điểm đến được khách quốc tế khám phá nhiều nhất vì hầu như các lâu đài Samurai được bảo tồn nguyên vẹn. Đến đây du khách như lạc bước vào thời kỳ Edo của Nhật Bản, với những ngôi nhà bằng đất, lối đi lát đá, những dòng kênh nhỏ uốn lượn quanh ngôi làng tạo nên vẻ đẹp cổ kính, hoang vu.
Ngoài ra du khách có thể tham quan các bảo tàng Kinenkan Shinise và Ashigaru Shiryokan để tìm hiểu về lịch sử các Sumurai vĩ đại.
Thị trấn Chiran, tỉnh Kagoshima
Địa điểm nổi tiếng về Samurai một thời
Chiran nằm ở phía nam của bán đảo Kyushu, vùng đất nổi tiếng với các suối nước nóng tự nhiên như Unzen hay Beppu. Thời kỳ Edo, Chiran có khoảng 500 gia đình Samurai sinh sống. Điểm đặc biệt ở đây là 7 khu vườn phong cách Samurai liền kề với nhau tạo nên khung cảnh vừa cổ kính, vừa hoang sơ, trong lành. Điểm nhấn của các khu vườn là đá, ao và cây xanh kết hợp, tạo sự nên thơ đối lập với sắc thái uy phong, hùng dũng của các Samurai. Vé tham quan là 500 yên (hơn 100.000 đồng), từ 9h sáng đến 17h cùng ngày.
Thị trấn Hagi tỉnh Yamaguchi
Hagi là một thị trấn nhỏ nằm trên bờ biển phía bắc của tỉnh Yamaguchi. Nơi này nổi tiếng với những lâu đài cổ của Samurai và là phố buôn bán kimono sầm uất vào thời kỳ Edo. Thời Minh Trị tầng lớp Samurai bị giải thể vì vậy, nhiều người trong số họ trở thành thương nhân buôn bán kimono. Bạn có thể khám phá những khu vườn với lâu đài cổ kính, ghé thăm lâu đài cổ của gia đình Samurai Kikuya hoặc đến lâu đài Hagi với vé vào tham quan là 210 yên (45.000 đồng). Ngoài ra điểm đến không thể bỏ qua là ngôi đền cổ Enseiji.
Thị trấn Kitsuki tỉnh Oita
Kitsuki là một thị trấn nhỏ nằm ở phía nam bán đảo Kunisaki thuộc vùng Kyushu. Nơi đây có nhiều ngôi nhà cổ kiến trúc Samurai, còn được gọi là thành phố Samurai thu nhỏ của Nhật Bản.
Những ngôi nhà nằm trên đồi dốc thoai thoải, với những khu vườn rộng lớn lát đá, có hồ nước tạo nên khung cảnh trữ tình. Bên trong ngôi nhà được trưng bày những bộ áo giáp, thanh kiếm và bức tranh kể lại cuộc đời của dòng họ Samurai.
Ohara, Nomi, Sano và Isoya là các lâu đài du khách nên ghé thăm, với giá vé khoảng 200 yên (40.000 đồng). Ngoài ra du khách có thể thuê kimono với giá 2.000 yên (khoảng 400.000 đồng) để đi dạo, chụp ảnh khi tham quan các ngôi nhà Samurai.

3,632 chars | 2017/04/25 06:24

Xem thêm bài viết liên quan

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận...
Người Nhật Bản sống thọ?

Người Nhật Bản sống thọ?

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
nếu món ăn có ngon đến mức độ nào đi chăng nữa, người Nhật cũng chỉ ăn vừa đủ, không để quá no, họ thương chia thức ăn theo khẩu phần, như vậy để đảm bảo rằng ăn vừa đủ và vẫn giữ được cân nặng hợp lí vì với một cân nặng vượt quá mức cho phép, sẽ ẩn chứa khá nhiều căn bệnh...
Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

01/06/2017, Văn hóa thường nhật
Là một trong những đất nước hiện đại và phát triển nhất hành tinh. Bên cạnh đó Nhật Bản còn là quốc gia nổi tiếng với sự lễ nghĩa, lịch sự. Cách giáo dục trẻ nhỏ ở xứ sở mặt trời mọc khiến nhiều nước khác phải học hỏi. Đối với những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc d...
Tàu điện dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản và những điều cần biết

Tàu điện dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản và những điều cần biết

23/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản là đất nước có số lượng người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng lớn nhất thế giới, điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng quấy rối trên các chuyến tàu đông đúc phát sinh. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Tokyo vào giờ cao điểm, tình trạng quá tải trên các chuyến tàu thường ...
Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 2 )

Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 2 )

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Cúi chào, không chỉ đơn giản là hành động cúi đầu, đối với người Nhật, họ phân chia rất rõ ràng và cụ thể cách cúi chào cho từng tình huống, cho từng đối tượng...
Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

25/05/2018, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, như ở những nước khác, mùa xuân là một mùa khởi đầu mới. Tại hầu hết các cơ sở giáo dục từ trường tiểu học đến các trường đại học, sinh viên mới nhập học vào tháng Tư và tốt nghiệp vào cuối tháng Ba.
Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

15/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm... để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người ...
Những điều chưa biết về Geisha

Những điều chưa biết về Geisha

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Những cô gái muốn trở thành Geisha thì phải nghĩ học và rời xa gia đình để đến nơi được huấn luyện nghiêm ngặc. Thậm chí, họ không có thời gian nghĩ ngơi nhiều, vì phải luôn trong trạng thái chỉn chu trước khách và những người chỉ dạy...
Tìm hiểu về nghi thức tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

Tìm hiểu về nghi thức tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nghi thức tự sát của võ sị đạo Nhật Bản được gọi là Seppuku, hay Harakiri, là một nghi thức xưa của võ sĩ đạo Nhật Bản. Từ nghi thức này, một Samurai sẽ tự mổ bụng mình tuẩn tiết nhằm mục đích không để bị làm nhục...
Mang theo cành tre Fukusasa may mắn sẽ vây quanh mình

Mang theo cành tre Fukusasa may mắn sẽ vây quanh mình

26/10/2017, Văn hóa thường nhật
Trong lịch sử Nhật bản cũng vậy, cành tre fukusasa cũng là chủ đề của các truyện cổ tích, là biểu hiện của sự may mắn và không thể thiếu trong các lễ hội...Người Nhật tin tưởng rằng tre là một loài cây bí hiểm và độc nhất vô nhị. Nó được coi như một thứ cây thần thánh vì trong ruột rỗng của cây c...