Món Nhật Bản


Búp bê Daruma tấm lá chắn may mắn của người Nhật Bản phần 1

Xứ sở mặt trời mọc là một đất nước xinh đẹp và có nhiều vật tượng trưng cho những điều may mắn và biểu tượng dễ nhận thấy nhất biểu tượng là búp bê. Búp bê ở nhật còn được chia ra nhiều loại vì mỗi loại điều có ý nghĩa tâm linh riêng biệt.Theo nghiên cứu, búp bê may mắn Nhật Bản ra đời vào thời đại Edo ( 1603 – 1867), với những con búp bê đầu tiên Okiagari-Koboshi mô phỏng hình dáng của vị phật Bodhidharma (Bồ Đề Lạt Ma), người sáng lập ra Phật giáo thiền tông ở Trung Quốc. Sở dĩ búp bê mang tên gọi Daruma vì trong tiếng Nhật Bodhidarma được gọi là Daruma – Taishi. 

búp bê may mắn

Búp bê may mắn Nhật Bản có hình tròn, được làm bằng kỹ thuật bồi giấy truyền thống. Nét đặc trưng của búp bê Daruma là đôi mắt to tròn quắc lên, nhìn thẳng về phía trước thể hiện sự quyết tâm và lòng kiên định. Thân tròn, đáy mặng tạo sức bật, luôn trở về vị trí đứng thẳng biểu trưng sức mạnh nội tại và ý chí mãnh liệt, không bao giờ chịu đầu hàng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

búp bê may mắn

Người ta thường viết chữ “ Phước” lên bụng Daruma như mộ loại bùa may mắn. Mặt được vẽ đầy đủ lông mày, mũi, ria, mép nhưng đặc biệt đôi mắt luôn chỉ để tròng trắng, không vẽ con người. Người Nhật quan niệm điều đó sẽ giúp bạn thực hiện được mục tiêu cho năm mới của mình. Daruma thường được bán vào dịp lễ tết trong chùa hoặc tại các hội chợ gần chùa. Tại công sở, người ta thường đặt búp bê Daruma tại những vị trí trang trọng để cầu mong cho làm ăn phát đạt, trong nhà thì được đặt vị trí ngang với bàn thờ Phật để cầu mong sự thành công.

búp bê may mắn

búp bê may mắn

Người Nhật quan niệm “Hãy ước và vẽ lên đó một mắt, khi điều ước trở thành sự thực thì hãy vẽ nốt con mắt còn lại”. Khi mua về, người mua có thể viết nguyện vọng hay mơ ước của mình lên má và viết tên họ lên cằm, đến khi những mong muốn đã được xác định thì lấy bút lông vẽ lên con người thứ nhất lên lòng trắng mắt của Daruma. Ngã xuống bảy lần, đứng lên tám lần”, cầm cây bút lên vẽ một con mắt và ước, muốn điều ước thành hiện thực hãy vẽ nốt con mắt còn lại. Đó là những gì người dân Nhật Bản quan niệm về Daruma, biểu tượng của sự may mắn. Dịp cuối năm, nếu búp bê Daruma được mua ở chùa thì đem về chùa bày tỏ sự thành kính để thần linh biết người đó đã giữ trọn mong ước và khi mong ước thành hiện thực thì họ vẽ nốt con người thứ hai.

búp bê may mắn

búp bê may mắn

Búp bê Daruma thường được lựa chọn nhiều với màu đỏ truyền thống. Người Nhật tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay một người bắt đầu những dự định mới để cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với họ. Vào mùa thi cử, búp bê Daruma được các gia đình hay bạn bè tặng cho con em mình với lời chúc may mắn. Sau mỗi dịp ra trường, Daruma trở thành vật kỷ niệm đáng nhớ thời học sinh.
Theo sử sách ghi chép lại vào thế kỉ thứ V, búp bê Daruma chính là hình ảnh dáng ngồi thiền của Bồ Đề Đạt Ma, ông tổ của Thiền Phái trong Phật giáo chính tông, người đã dành ra chín năm trời ngồi quay lưng vào sau tường để chiêm nghiệm, thiền và giảng dạy về những vấn đề trong cuộc sống. Ông cũng chính là người giúp việc thiền phát triển mạnh mẽ từ Trung Quốc cho tới Nhật Bản hiện đại ngày nay.

búp bê may mắn

3,040 chars | 2017/10/27 08:22

Xem thêm bài viết liên quan

Người Nhật chú trọng văn hóa đi thang máy như thế nào ?

Người Nhật chú trọng văn hóa đi thang máy như thế nào ?

07/12/2017, Văn hóa thường nhật
Khi đến với thang cuốn ở đó là những dòng người nối đuôi nhau không có chuyện chen lấn xô đẩy, hàng hóa cồng kềnh… Hệ thống thang ở đây được chia làm hai bên một bên đứng yên và một bên di chuyển di chuyển lên xuống cũng giống như hệ thống thang cuốn ở Việt Nam nhưng những thói quen những lễ nghi...
Đồng 5 Yên Nhật

Đồng 5 Yên Nhật

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Người Nhật cho "năm yên," Go-en (五円) là một từ đồng âm với go-en (御縁), "en" là một từ để kết nối nhân quả hoặc các mối quan hệ, và "go" là một tiền tố tôn trọng. Bởi vậy nên, đồng tiền năm yên thường được cho là vật dâng lên tại đền thờ Shinto với ý định...
Những “tội phạm” chỉ có ở Nhật mà bạn nên biết

Những “tội phạm” chỉ có ở Nhật mà bạn nên biết

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, khi người lao động hoặc bất kì một ai đang xếp hàng mà chen ngang thì những người đó sẽ bị xử lý theo pháp luật. Khoản 13, điều 1, luật: “Phạm tội nhẹ ở nước Nhật Bản” có nêu rõ rằng,“Căn cứ vào những tình tiết nặng nhẹ của hành vi chen ngang khi xếp hàng, người vi phạm có thể bị phạ...
Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

11/12/2017, Văn hóa thường nhật
Khi ngủ bạn cần ngồi trong tư thế như thể là bạn đang làm việc hoặc đang nghe nhưng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và buộc phải gục xuống. Tư thế của bạn khi ngủ phải giống như kiểu bạn sẵn sàng bật dậy và làm gì đó tuyệt vời.....
Đặc sắc bút lông Nhật Bản

Đặc sắc bút lông Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Bút lông được sử dụng chủ yếu để viết chữ, đặc biệt là thư pháp. Khi viết thư pháp người nghệ sĩ bên cạnh thể hiện được kĩ năng tuyệt vời của mình thì còn thể hiện đưuọc một sự thanh thoát trong tâm hồn và nhân cách...
10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

12/01/2018, Văn hóa thường nhật
Giáo dục ở Nhật từ lâu đã được coi là quan trọng. Vào cuối những năm 1800, các nhà lãnh đạo tỉnh đã thành lập một hệ thống giáo dục công, do đó tăng đáng kể tỷ lệ biết chữ của đất nước. Ngay cả trong thời Edo, hơn 70% trẻ em đã đi học. Ngày nay, 99% người dân Nhật Bản có thể đọc và viết và trường...
Kendo, cả về văn hóa và thể thao

Kendo, cả về văn hóa và thể thao

27/04/2017, Văn hóa thường nhật
Kendo là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới. Nguồn gốc của Kendo có thể là từ thời Samurai và sau đó là đến các nghiên cứu của Bushido - "Con đường của các Samurai" - kiến thức về quá khứ là một yếu tố quyết định để thực sự hiểu được ý nghĩa của Kendo...
Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản (phần 2)

Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản (phần 2)

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Mỗi học sinh tiểu học ở Nhật Bản có một ba lô randoseru. Nhiều người đã nhìn thấy chúng trong anime hay phương tiện truyền thông khác của Nhật. Chúng thường được làm bằng da và có chất lượng rất tốt, trẻ em có thể sử dụng chúng trong 6 năm liền...
Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình nhật bản năm 1974. Được lan truyền rỗng rãi sau đó, và nó đã mang lại doanh thu hơn 1 tỉ đô mỗi năm cho công ty Sanrio ( số liệu năm 2003)...
Facebook đối với người Nhật

Facebook đối với người Nhật

08/08/2017, Văn hóa thường nhật
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính yếu nhất khiến Facebook không được đón chào tại Nhật Bản là sự khác biệt về văn hóa. Các trang mạng của Nhật Bản coi việc người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ của họ bằng những thông tin giả để che dấu danh tính thật là điều đương nhiên, trong khi Fa...