Món Nhật Bản


Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

Nguồn gốc Búp bê Daruma Nhật Bản

Chùa Daruma được dựng lên ở Takasaki vào năm 1967, trụ trì ngôi chùa tên là Shinetsu đã vẽ hình ngồi thiền vào mỗi năm mới, hình vẽ này được cho là bắt đầu của búp bê Daruma Nhật Bản. Một người tên là Yamagata Goro đã tạo ra hình dáng ban đầu của búp bê Daruma theo ngoại hình của nhà sư Togaku vào cuối thế kỷ 18, sau này ông đã dán giấy lên nó và thành búp bê Daruma Nhật Bản như hiện nay.

Vào thời Minh Trị, khi nghề nuôi tằm phát triển, búp bê Daruma Nhật Bản được dùng để cầu chúc cho một vụ mùa thu được nhiều sợi tơ tằm. Và đến bây giờ, nó đã trở thành vật bất ly thân của những doanh nhân mong muốn sự thành công và giàu có.

búp bê may mắn

Búp bê Daruma Nhật Bản có màu sắc như thế nào?

Màu sắc của búp bê Daruma Nhật Bản không cố định, nhưng màu truyền thống thì vẫn là màu đỏ. Màu đỏ có thể là bắt nguồn từ màu áo đỏ của Bồ Đề Đạt Ma, Daruma còn là cái tên được phiên âm từ chữ Dharma.

Theo những tài liệu ở Nhật thì màu đỏ chính là màu áo của những vị thiền sư cấp cao, được kính trọng. Ngoài ra một số người khác lại cho rằng vào cuối thời Edo, búp bê Daruma lại có liên hệ tới bệnh đậu mùa. Khi căn bệnh này đang gieo rắc những nỗi sợ kinh hoàng vào lúc ấy. Lúc này họ tin rằng màu đỏ có thể yên lòng được đức chúa trời, và ban cho họ lá bùa vào con búp bê này từ đó xua đi bệnh tật giúp người dân mau khỏe lại.

búp bê may mắn

Búp bê Daruma Nhật Bản trong cuộc sống hiện đại ở Nhật là một Engimono (biểu tượng may mắn) phổ biến thứ 2 ở Nhật, sau chú mèo may mắn Maneki Neko. Daruma biểu trưng cho sức mạnh nội tại và ý chí mãnh liệt, không bao giờ chịu đầu hàng, ngay cả khi sa cơ thất thế họ vẫn có thể đứng dậy và vươn lên. Người Nhật đã sử dụng chi tiết này một cách linh hoạt và đúng ý nghĩa mặc dù vẫn rất đỗi đời thường.

búp bê may mắn

Các búp bê Daruma Nhật Bản thường được người Nhật tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay khi một người bắt đầu tiến hành những dự định mới thay cho một điều chúc tốt lành nhất dành đến họ. Hàng năm, vào mùa thi cử, có hàng ngàn búp bê Daruma được các gia đình hay bạn bè mua tặng cho con em mình với lời cầu chúc may mắn. Các Daruma trở thành vật kỉ niệm sau mỗi dịp ra trường của các bạn học sinh. Họ tặng nhau với những lời chúc tốt đẹp nhất.

búp bê may mắn

Không chỉ cá nhân mà từ các cửa hiệu, nhà hàng cho đến những doanh nghiệp, tổ chức ở Nhật cũng thường mua một con búp bê Daruma vào đầu năm mới, vẽ cho nó một con mắt, rồi trong năm đó, nếu hoàn thành mục tiêu đã đặt ra thì họ sẽ vẽ nốt con mắt còn lại.

Những chính trị gia cũng không khác là mấy, họ thường mua Daruma vào đầu kỳ bầu cử, và tô mắt cho nó khi phát biểu trước toàn thể nhân dân để chứng tỏ quyết tâm của mình. Nhưng từ những năm 1990, thói quen này đã bị xoá bỏ do một số tổ chức nhân quyền tuyên bố hình ảnh con Daruma không có mắt là biểu trưng cho sự phân biệt đối xử với những người khiếm thị.

búp bê may mắn

Hầu như người Nhật nào cũng mua một con Daruma cho mình, bởi ngoài việc mang lại sự giàu có cho người sở hữu nó, một vụ mùa bội thu cho người nông dân, giúp những người mẹ sinh nở dễ dàng, nó còn bảo vệ những đứa trẻ tránh khỏi bệnh tật nữa. Giống như ông Bụt ấy nhỉ, giúp mọi người thực hiện tất cả các nguyện vọng.

Bạn nào học Aikido có biết câu nói “Nanakorobi yaoki, jinsei wa kore kara da” (ngã xuống 7 lần, đứng dậy 8 lần, cuộc sống bắt đầu từ bây giờ) không? Câu nói này được ẩn dụ từ hình tượng không bao giờ ngã của Daruma.

Búp bê Daruma Nhật Bản được làm và bán ở đâu?

80% búp bê Daruma được làm ra tại thành phố Takasaki thuộc tỉnh Gunma. Những ngôi chùa Phật giáo cũng có bán những con Daruma này. Thông thường khoảng 500 yên cho một con búp bê Daruma cỡ nhỏ (cao 5cm), và 10.000 yên cho Daruma cỡ lớn (60cm), hơi đắt nhưng nhiều công dụng. Về màu sắc, có 4 màu cho bạn chọn, đó là đỏ (màu này phổ biến nhất), vàng, xanh lá cây và trắng.

búp bê may mắn

Ngày nay, búp bê Daruma trở thành một vật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Nhật Bản. Người Nhật thường tặng món quà này cho những người thân hay những đối tác làm ăn để thể hiện sự thân thiết và may mắn. Đi du lịch Nhật Bản, bạn cũng có thể lựa chọn búp bê may mắn Nhật Bản làm món quà cho người thân và bạn bè khi có dịp tới đất nước mặt trời mọc.

4,153 chars | 2017/10/27 08:21

Xem thêm bài viết liên quan

Bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu như không rõ về những qui tắc ở đất nước này.

Bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu như không rõ về những qui tắc ở đất nước này.

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia quy tắc và chuộng sự sạch sẽ gọn gàng, trong khi nhiều nước khác nhắm mắt làm ngơ nếu có người nào đấy vứt mẩu tàn thuốc hay túi bóng trên đường thì Nhật Bản lại không hề khoan nhượng. Những ánh mắt kinh ngạc sẽ không hướng về phía những người có thời trang kỳ dị mà...
Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

30/05/2017, Văn hóa thường nhật
Học sinh Nhật dành trung bình 8 tháng một năm ở trường từ sáng đến chiều, chưa kể các lớp học thêm. Đó là lý do vì sao cuộc sống học đường luôn được chọn làm bối cảnh chính cho rất nhiều bộ phim hay truyện tranh Nhật Bản...
5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Cùng với Geisha và Sumo, các võ sĩ đạo Samurai tạo nên những bí ẩn độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Samurai là những chiến binh thời kỳ cận đại của đất nước Nhật Bản. Họ được đào tạo bài bản để trở thành lớp quân sự cầm quyền và cuối cùng đã trở thành giai cấp xã hội cao cấp nhất ở thời kỳ Edo...
5 bộ phim kinh dị Nhật Bản đáng xem nhất!

5 bộ phim kinh dị Nhật Bản đáng xem nhất!

10/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nếu là người yếu tim thì có một lời khuyên là bạn không nên xem bộ phim này vì những cảnh tra tấn dã man và tàn bạo trong phim đủ khiến bạn không thể ăn uống trong nhiều ngày. Rất nhiều người sau khi xem xong bộ phim đã bất tỉnh đến mức phải nhập viện và một khán giả...
Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

10/05/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật, các bà mẹ không phải một mình gánh mọi việc nuôi dạy con - các ông bố cũng sẵn sàng tham gia, dành nhiều thời gian nhất có thể cho trẻ. Trẻ em Nhật được đắm mình trong những cái ôm yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ thường tránh la mắng con...
Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản ( Phần 1 )

Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản ( Phần 1 )

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia đầy đủ các loại máy bán hàng tự động. Các loại phổ biến nhất là cho thức uống, nhưng cũng có những máy bán hàng tự động cho thức ăn nóng, bánh kẹo, kem, thuốc lá, sách, báo, ô dù, và thậm chí cả hàng hóa lớn...
6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

20/07/2017, Văn hóa thường nhật
Văn hóa được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi nó hình thành và trường tồn cùng mỗi dân tộc nên mang một bản sắc riêng. Với văn hóa Nhật Bản nó còn là biểu tượng về sức mạnh tinh thần...
Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận...
Cách trẻ em ở Nhật học kanji

Cách trẻ em ở Nhật học kanji

08/11/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật, trẻ em học 6 năm ở trường tiểu học, học hơn một nghìn chữ tượng hình ( kanji ). Trong suốt giai đoạn đầu của quá trình học, họ đã nâng cao kỹ năng đọc của mình rất nhiều kể từ khi bắt đầu bằng sách tranh, cuối cùng họ đã đọc truyện ngắn và tiểu sử dễ dàng.
Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?

Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?

20/11/2017, Văn hóa thường nhật
Thực ra người Nhật cũng đi nhậu “ác liệt” lắm, cả nam cả nữ. Người Nhật gọi là Nomikai ( 飲み会), dịch ra tiếng Việt dân dã mình tức là “đi nhậu”.Người Nhật đi nhậu nhiều nhất, hoành tráng nhất vào tối thứ 6.Nếu có ai giành phần trả tiền buổi ăn thì phải thông báo trước, đồng thời phải nêu lý do chí...