Món Nhật Bản


Đặc sắc bút lông Nhật Bản

Lễ hội luôn là thởi điểm được mọi người mong chờ và cũng là dịp để mọi người bày tỏ ước vọng và cầu may mắn. Người Việt Nam chúng ta và người Nhật có một nét tương đồng đó chính là sử dụng bút lông để viết chữ đặc biệt vào những ngày đầu năm mới. Văn hóa này đã ăn sâu vào đời sống của họ trong nhiều thế kỉ qua. Trong tiếng Nhật, nghệ thuật viết chữ đẹp được gọi là “Sho-do”, nghĩa là Thư đạo. Nó khởi nguồn tại Trung Quốc từ thời cổ đại. Khác với nghệ thuật viết chữ của Trung Quốc và Hàn Quốc, Thư đạo Nhật Bản trọng ý hơn trọng hình. Bút lông là một trong những vật dụng không thể thiếu dùng để viết chữ trong Thư đạo.
bút lông nhật bản
Bút lông không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta cấu tạo gồm ngòi bút và cán bút. Trong đó ngòi bút có nhiều hình dáng, thường được làm từ lông động vật hoặc những loại sợi mềm nhưng được sử dụng nhiều nhất là lông động vật. Trong đó, lông hươu và lông cáo từ xưa đã được những người thợ làm bút lông ở Nhật ưa chuộng. Bên cạnh đó, những vật liệu như rơm, tre nứa hoặc bả mía cũng được sử dụng để làm ngòi bút. Tùy vào các nguyên liệu để làm ngòi và cán bút, người Nhật chia bút lông ra làm 300 loại. Trong hội họa, người ta dùng bút lông cứng để vẽ đường nét, bút lông mềm dùng để tô màu.
bút lông nhật bản
Bút lông được sử dụng chủ yếu để viết chữ, đặc biệt là thư pháp. Khi viết thư pháp người nghệ sĩ bên cạnh thể hiện được kĩ năng tuyệt vời của mình thì còn thể hiện đưuọc một sự thanh thoát trong tâm hồn và nhân cách. Nhiều thế hệ người Nhật Bản đã đam mê và theo đuổi loại hình nghệ thuật này một cách nghiêm túc và tâm huyết. Trong thành phần cấu tạo của ngòi bút, phần lông sinh mệnh được làm từ lông dê cao cấp. Bút lông là một trong số 4 vật dụng trong Văn phòng Tứ Bửu của người xưa, bên cạnh giấy, mực và nghiên. Theo nhận định của giới nghiên cứu, bút lông ra đời tại Trung Quốc cách nay trên 3.000 năm. Bút lông được sử dụng chủ yếu để viết chữ và vẽ tranh. Chữ Hán được du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỉ thứ VI cùng với quá trình truyền bá của đạo Phật. Người Nhật gọi chữ vay mượn từ Trung Quốc là “Kan-ji”, nghĩa là Hán tự. Đây cũng là giai đoạn văn hóa viết chữ đẹp ra đời tại Nhật.
bút lông nhật bản
bút lông nhật bản
alt Thời Hei-an được xem là thời điểm của cuộc cách mạng viết chữ bằng bút lông. Lúc bấy giờ, người Nhật đã đơn giản hóa chữ Hán của người Trung Quốc để tạo ra chữ viết riêng của họ gọi là Kana. So với Hán tự vay mượn từ Trung Quốc thì chữ Kana của Nhật Bản được viết bằng những nét đơn giản hơn rất nhiều. Khi viết chữ Kana, người viết có thể kéo thành những nét dài nên trông chúng rất mềm mại và bay bổng. Chữ Kana đã chi phối toàn bộ thế giới văn học của Nhật Bản lúc bấy giờ. Giới quí tộc cung đình sử dụng chữ viết Kana để sáng tác thơ Waka và nhiều thể loại thơ ca khác. Đặc biệt, Kana còn là chữ viết rất được các tác giả văn học nữ thuộc tầng lớp quí tộc Nhật Bản ưa chuộng. Điển hình là nữ tác giả Mu-ra-sa-ki Shi-ki-bu. Nữ sĩ cung đình này là tác giả của “Truyện kể Gen-ji”, một trường thiên tiểu thuyết cổ của Nhật Bản ra đời vào đầu thế kỉ XI. Tác phẩm gồm 54 chương, được viết hoàn toàn bằng chữ Kana. Truyện kể Gen-ji được đánh giá là tuyệt tác hiếm có của văn học nhân loại giai đoạn tiền Phục Hưng.
bút lông nhật bản
bút lông nhật bản

3,121 chars | 2017/04/25 06:31

Xem thêm bài viết liên quan

Tìm hiểu về nghi thức tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

Tìm hiểu về nghi thức tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nghi thức tự sát của võ sị đạo Nhật Bản được gọi là Seppuku, hay Harakiri, là một nghi thức xưa của võ sĩ đạo Nhật Bản. Từ nghi thức này, một Samurai sẽ tự mổ bụng mình tuẩn tiết nhằm mục đích không để bị làm nhục...
Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hagoita được người dân Nhật Bản xem như một vật mang lại sự may mắn cho các bé gái, cũng có thể hiểu rằng đó chính là bùa may mắn, xua đuổi điều xấu xa ra khỏi các bé gái...
Những điều thú vị về Hệ thống trường học ở Nhật Bản (phần 1)

Những điều thú vị về Hệ thống trường học ở Nhật Bản (phần 1)

12/01/2018, Văn hóa thường nhật
Hệ thống giáo dục của nhà nước Nhật Bản là niềm tự hào quốc gia ở đất nước này, với cách tiếp cận truyền thống đã giúp học sinh Nhật Bản dễ dàng vượt trội so với các đối tác trên khắp thế giới. Các bài kiểm tra PISA chứng minh điều này hơn nữa...
Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản ( Phần 1 )

Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản ( Phần 1 )

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia đầy đủ các loại máy bán hàng tự động. Các loại phổ biến nhất là cho thức uống, nhưng cũng có những máy bán hàng tự động cho thức ăn nóng, bánh kẹo, kem, thuốc lá, sách, báo, ô dù, và thậm chí cả hàng hóa lớn...
Đừng bao giờ nhường ghế cho người già ở Nhật Bản

Đừng bao giờ nhường ghế cho người già ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
nếu chúng ta nhường ghế cho người già, họ sẽ nghĩ chúng ta xem họ là người già, ấy là điều họ không hề muốn, họ không thích bị xem như vậy, vô tình họ sẽ cảm thấy, thật là bị “xúc phạm”...
Đàn ông Nhật Bản nói không với ngành công nghiệp đóng phim người lớn

Đàn ông Nhật Bản nói không với ngành công nghiệp đóng phim người lớn

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ngay cả “siêu sao” Ken Shimizu, người kì cựu trong lĩnh vực phim này cũng thừa nhận có những lúc anh rất khốn khổ do nghề mang lại, anh thậm chí không thể thuê nỗi một căn nhà để ở vì chủ trọ luôn từ chối...
Người Nhật Bản sống thọ?

Người Nhật Bản sống thọ?

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
nếu món ăn có ngon đến mức độ nào đi chăng nữa, người Nhật cũng chỉ ăn vừa đủ, không để quá no, họ thương chia thức ăn theo khẩu phần, như vậy để đảm bảo rằng ăn vừa đủ và vẫn giữ được cân nặng hợp lí vì với một cân nặng vượt quá mức cho phép, sẽ ẩn chứa khá nhiều căn bệnh...
Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

30/05/2017, Văn hóa thường nhật
Học sinh Nhật dành trung bình 8 tháng một năm ở trường từ sáng đến chiều, chưa kể các lớp học thêm. Đó là lý do vì sao cuộc sống học đường luôn được chọn làm bối cảnh chính cho rất nhiều bộ phim hay truyện tranh Nhật Bản...
Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình. Người Nhật giỏi ko ở những cá nhân "xuất thần". mà họ giỏi là giỏi tập thể, giỏi phối hợp, đoàn k...
Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

27/10/2017, Văn hóa thường nhật
Búp bê Daruma Nhật Bản trong cuộc sống hiện đại ở Nhật là một Engimono (biểu tượng may mắn) phổ biến thứ 2 ở Nhật, sau chú mèo may mắn Maneki Neko. Các búp bê Daruma Nhật Bản thường được người Nhật tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay khi một người bắt đầu tiến hành những dự định mới t...