Món Nhật Bản


Hệ thống chữ viết Tiếng Nhật

Tiếng Nhật Bản, tiếng Nhật, đều là tên gọi chung của ngôn ngữ đất nước mặt trời mọc. Tiếng Nhật là một ngôn ngữ chắp dính chứ không phải ngôn ngữ đơn lập giống như Việt Nam. Chúng còn rắc rối ở chữ kính ngữ, dùng để phân biệt cấp bậc trong xã hội. Thật sự rất phức tạp. Bất kì ai nếu muốn học tiếng Nhật cũng đều nghe qua tiếng Nhật có 3 loại chữ viết dùng để cấu hình nên tiếng Nhật Bản đầy đủ, đó là: Kanji, Hiragana và Katakana. Chắc hẳn không ít người cảm thấy vô cùng khó khăn và phức tạp vì điều đó. Nhưng chữ viết, chính là văn hóa của một đất nước. Chúng ta có thể lí giải điều trên.
Ta sẽ đi theo dòng lịch sử ra đời của những loại chữ này nhé. Đầu tiên, hẳn rồi, đó là bảng chữ Kanji. Đa số, các nước ở khu vực Châu Á, ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và điều dẫn chứng rõ ràng nhất dành cho chúng ta đó là chữ viết, ngay cả Việt Nam, chữ Nôm xưa cũng chính là do ảnh hưởng của Trung Quốc mà ra. Tương tự vậy, hệ thống chữ viết Kanji ra đời từ đó. Trong tiếng Nhật, thông thường các danh từ và gốc của các tính từ và động từ thường được viết dưới dạng chữ Hán, còn gọi là chữ Kanji. Ngoài ra, ta sẽ bắt gặp không ít các trạng từ cũng được viết bằng chữ Hán, điều này vô hình chung gây khó khăn rất nhiều cho người muốn học tiếng Nhật, tuy nhiên,khi nắm bắt được một số qui tắc học chữ Hán, bạn sẽ học nhanh hơn và nhớ lâu hơn đấy. Nó còn có thể giúp cho bạn biết nên ngắt chỗ nào, dừng lại chỗ nào để có thể hiểu được câu, giúp câu viết ngắn hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ toàn viết bằng chữ Hiragana.
Chữ Kanji
Chữ Hiragana, người ta còn hay gọi là chữ mềm. Là kiểu chữ âm tiết truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản. Chữ Hiragana là hệ thống chữ viết ra đời sau chữ Kanji, vì Kanji không thể nào thể hiện hết được những thì trong câu cũng như mắc một số hạn chế thì lúc đấy, chữ Hiragana ra đời nhằm cả thiện tình hình này. Chữ Hiragana đóng vai trò khá quan trọng, thay thế những gì mà Kanji chưa làm được, giúp câu chữ Nhật được đúng và đầy đủ hơn.
Tên gọi Hiragana được hình thành từ tiếng “hira” là “bình” và “gana” là “mượn tạm”. Từ đó có thể hiểu rằng, Hiragana là hệ thống chữ mượn tạm và hình thành bằng cách đơn giản hóa chữ ban đầu.
Bảng chữ mềm Hiragana
Tiếp theo, loại chữ viết ra đời sau cùng nhất trong hệ thống chữ Nhật chính là chữ Katakana, hay còn gọi là chữ cứng, khi thời kì hội nhập với phương Tây bắt đầu mở cửa. Người Nhật muốn chuyển từ chữ Latinh sang chữ Kanji nhưng bắt đầu họ gặp nhiều khó khăn vì không thể tìm ra được một chữ Kanji nào cho phù hợp và rồi chữ Katakana ra đời nhằm để hoàn thiện việc đó. Do đó, chữ Katakana được dùng chủ yếu cho việc phiên âm các từ mượn tiếng nước ngoài.

Bảng chữ cứng Katakana

Một khi đã biết rõ về chức năng của ba loai chữ này, ắt hẳn bạn học sẽ không còn đặt ra câu hỏi “Nên học bảng nào? Bỏ bảng nào? Hay là Chỉ học một bảng chữ có được không?”. Tất nhiên, điều đó là hoàn toàn không được. Mỗi bảng chữ có một ý nghĩa và chức năng hoàn toàn khác nhau, bởi vậy bạn không thể bỏ qua bảng chữ nào đâu nhé.

2,986 chars | 2017/04/24 04:45

Xem thêm bài viết liên quan

Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

11/12/2017, Văn hóa thường nhật
Khi ngủ bạn cần ngồi trong tư thế như thể là bạn đang làm việc hoặc đang nghe nhưng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và buộc phải gục xuống. Tư thế của bạn khi ngủ phải giống như kiểu bạn sẵn sàng bật dậy và làm gì đó tuyệt vời.....
Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 1 )

Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 1 )

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Đầu tiên, nhìn vào mắt đối phương, ngón tay duỗi thẳng, ngón giữa hợp với đường may của quần, hoặc là tay để chồng lên nhau ở phía trước, thường là tay phải để ở dưới, vì theo người Nhật nghĩ, tay phải luôn...
Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

15/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm... để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người ...
Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

Thời gian biểu mỗi ngày của học sinh Nhật Bản

30/05/2017, Văn hóa thường nhật
Học sinh Nhật dành trung bình 8 tháng một năm ở trường từ sáng đến chiều, chưa kể các lớp học thêm. Đó là lý do vì sao cuộc sống học đường luôn được chọn làm bối cảnh chính cho rất nhiều bộ phim hay truyện tranh Nhật Bản...
Tìm hiểu về nghi thức tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

Tìm hiểu về nghi thức tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nghi thức tự sát của võ sị đạo Nhật Bản được gọi là Seppuku, hay Harakiri, là một nghi thức xưa của võ sĩ đạo Nhật Bản. Từ nghi thức này, một Samurai sẽ tự mổ bụng mình tuẩn tiết nhằm mục đích không để bị làm nhục...
Đặc sắc bút lông Nhật Bản

Đặc sắc bút lông Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Bút lông được sử dụng chủ yếu để viết chữ, đặc biệt là thư pháp. Khi viết thư pháp người nghệ sĩ bên cạnh thể hiện được kĩ năng tuyệt vời của mình thì còn thể hiện đưuọc một sự thanh thoát trong tâm hồn và nhân cách...
Ngắm chim hạc Tancho, con vật biểu tượng của Nhật Bản

Ngắm chim hạc Tancho, con vật biểu tượng của Nhật Bản

14/04/2017, Văn hóa thường nhật
Điểm dừng cuối cùng nơi đây bạn có thể đến được để ngắm tancho là Tsurui Ito Tancho Sanctuary. Với khung cảnh của những cánh đồng tuyết trải rộng dưới bầu trời xanh sáng, đây là một địa điểm lý tưởng để quan sát những chiếc Cranes Red-crowned và để làm mọi việc tốt hơn, chúng đã đổ xô đến đây với...
Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

Yếu tố làm nên thành công trong công việc cho người Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Tinh thần đồng đội là yếu tố tiên quyết đối với thành công của một tập thể. Nếu quá chú trọng đến vai trò cá nhân, một doanh nghiệp sẽ thất bại vì mọi người chỉ quan tâm đến thành quả của riêng mình. Người Nhật giỏi ko ở những cá nhân "xuất thần". mà họ giỏi là giỏi tập thể, giỏi phối hợp, đoàn k...
Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản quả thực một đất nước kỳ diệu khi thường xuyên đi ngược lại những lý lẽ thường thấy ở rất nhiều nước khác và tạo cho dân tộc mình những đặc điểm riêng không thể lẫn đi đâu được. Trong khi rất nhiều các bậc phụ huynh trên khắp thế giới đều mong muốn tạo dựng cho con cái của mình một không...
Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa...