Món Nhật Bản


Ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam?

Ở Nhật Bản, như ở những nước khác, mùa xuân là một mùa khởi đầu mới. Tại hầu hết các cơ sở giáo dục từ trường tiểu học đến các trường đại học, sinh viên mới nhập học vào tháng Tư và tốt nghiệp vào cuối tháng Ba.

Khi hoa anh đào nở rộ, trẻ em 6 tuổi tham gia vào các buổi lễ nhập học tiểu học. Khuôn mặt của chúng đầy hy vọng (và một số lo lắng) và cặp của họ sáng bóng với những cuốn sách mới mua.

le-khai-giang-o-nhat-ban

Trong khi tất cả các trường học ở Việt Nam đều tổ chức khai giảng cùng một ngày với các nghi lễ trang trọng và nhiều hoạt động có ý nghĩa, thì ở một số quốc gia trên thế giới tổ chức rất giản dị, ngắn gọn hay thậm chí không có lễ khai giảng. Hãy cùng Món Nhật Bản tìm hiểu xem ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản có phải là 5/9 như Việt Nam không nhé !

Tìm hiểu thêm về Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

Khác với các nước khác, ngày lễ khai giảng ở Nhật Bản sẽ do hiệu trưởng của từng trường tự quyết định rồi thông báo với các em học sinh và phụ huynh của chúng. Ngày khai giảng ở Nhật Bản các bé được ba mẹ dắt đến trường như mọi khi, không cờ hoa rợp trời, không có bàn ghế đại biểu, không có phông màn, không có loa đài ầm ĩ, không có bục sân khấu trang hoàng, càng không có những bài phát biểu dài dòng... Đơn giản chỉ có quần áo mới, cặp sách mới, và những gương mặt háo hức của các bạn trẻ được gặp lại nhau sau thời gian nghỉ hè dài đằng đẳng.

le-khai-giang-o-nhat-ban

Thay vì bài phát biểu hoành tráng dài dòng của các vị đại biểu quan chức như ở Việt Nam, trong ngày khai giảng tại nước Nhật chỉ có thầy hiệu trưởng nhắn nhủ tới học sinh 3 điều giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa nhắc nhở dành cho các học sinh, đó là tôn trọng luật lệ giao thông, lễ phép và biết đặt mục tiêu trong học tập. Một buổi lễ khai giảng nhẹ nhàng và tiết kiệm tối đa hết mức. Các thủ tục hành chính về phía phụ huynh và gia đình học sinh được loại bỏ hoàn toàn.

Tìm hiểu thêm về Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

Sau những tổng hợp trên các bạn đã hiểu được thêm một phần nào về lễ khai giảng ở nhật bản rất thú vị và giản dị đúng không nào. Sau những ngày rong chơi của mùa hè kết thúc sẽ là khoảng thời gian chúng ta quay về trường lớp cùng những người bạn và thầy cô của chúng ta. Người ta thường nói quãng thời gian đẹp nhất là thời còn học sinh, đây là những kí ức đẹp của tuổi học trò sẽ theo mỗi người đến hết cuộc đời. Hãy lưu giữ những kỉ niệm của thời tuổi trẻ thật đẹp nhé, monnhatban.com chúc các bạn sẽ có một buổi lễ tựu trường thật vui vẻ !

le-khai-giang-o-nhat-ban

Tìm hiểu thêm về 10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

2,586 chars | 2018/05/25 09:06

Xem thêm bài viết liên quan

Đừng bao giờ nhường ghế cho người già ở Nhật Bản

Đừng bao giờ nhường ghế cho người già ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
nếu chúng ta nhường ghế cho người già, họ sẽ nghĩ chúng ta xem họ là người già, ấy là điều họ không hề muốn, họ không thích bị xem như vậy, vô tình họ sẽ cảm thấy, thật là bị “xúc phạm”...
Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

Bạn sẽ bất ngờ khi biết tại sao trẻ em Nhật không có phòng học riêng

02/06/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản quả thực một đất nước kỳ diệu khi thường xuyên đi ngược lại những lý lẽ thường thấy ở rất nhiều nước khác và tạo cho dân tộc mình những đặc điểm riêng không thể lẫn đi đâu được. Trong khi rất nhiều các bậc phụ huynh trên khắp thế giới đều mong muốn tạo dựng cho con cái của mình một không...
Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

11/05/2017, Văn hóa thường nhật
Tại Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại, ngư dân đã học để giữ và huấn luyện những con chim để giúp họ đánh bắt cá ở sông...
Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

Ý nghĩa thú vị đằng sau của quốc kì Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Quốc kì Nhật Bản là một hình chữ nhật với tỷ lệ ban đầu của lá cờ là 7:10 sau đó đã được thay đổi với tỷ lệ 2:3. Với nền màu trắng và một hình tròn đỏ ở trung tâm. Đồng thời vị trí địa lý của Nhật Bản ở phía Đông của châu Á và là đất nước đầu tiên của châu Á đón lấy ánh mặt trời vào buổi bình min...
Những yếu tố giúp người Nhật có tuổi thọ cao

Những yếu tố giúp người Nhật có tuổi thọ cao

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Đã từ rất lâu rồi, người Nhật đã có ý thức về việc ăn uống. Họ có chế độ ăn khoa học giúp cơ thể phát triển cân bằng, phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm và tăng tuổi thọ. Không ăn quá nhiều chất đạm như thịt, cá người Nhật luôn đa dạng về các món ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như phải có các...
Những “tội phạm” chỉ có ở Nhật mà bạn nên biết

Những “tội phạm” chỉ có ở Nhật mà bạn nên biết

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, khi người lao động hoặc bất kì một ai đang xếp hàng mà chen ngang thì những người đó sẽ bị xử lý theo pháp luật. Khoản 13, điều 1, luật: “Phạm tội nhẹ ở nước Nhật Bản” có nêu rõ rằng,“Căn cứ vào những tình tiết nặng nhẹ của hành vi chen ngang khi xếp hàng, người vi phạm có thể bị phạ...
Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

15/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm... để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người ...
Văn hoá đi bộ của người Nhật Bản_những điều nên biết

Văn hoá đi bộ của người Nhật Bản_những điều nên biết

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nói chuyện điện thoại lớn tiếng ở nơi đông người được coi là một hành động bất lịch sự và thô lỗ đối với người Nhật vì nó gây phiền hà cho những người xung quanh. Do đó, việc vừa đi bộ vừa nói chuyện phiếm hay nghe điện thoại là một điều rất không hay, người Nhật không thích điều này và cũng khôn...
Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

Sự thật về “bé mèo” Hello Kitty ở Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhân vật này xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình nhật bản năm 1974. Được lan truyền rỗng rãi sau đó, và nó đã mang lại doanh thu hơn 1 tỉ đô mỗi năm cho công ty Sanrio ( số liệu năm 2003)...
Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa...