Món Nhật Bản


Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

Bố mẹ Nhật biết rằng đôi khi trẻ gào khóc, mè nheo để thu hút sự chú ý nên họ không bao giờ để con thiếu thốn tình yêu thương và sự quan tâm.
Một trong những điều khiến các du khách đến xứ sở mặt trời mọc trầm trồ là mức độ thấu hiểu, gần gũi giữa các thế hệ trong gia đình và trẻ Nhật hầu như không bao giờ "ăn vạ". Một trong những lý do là truyền thống bố mẹ buộc phải trông nom con cái cẩn thận.
Những bà mẹ Nhật Bản luôn cố gắng vừa hoàn thành các công việc hằng ngày vừa chăm sóc con. Từ nhiều thế kỷ trước, các bà mẹ Nhật thường địu con bên mình. Thời nay, họ thường cũng luôn để con ở bên cạnh để trò chuyện với trẻ, giải thích mọi điều mình đang làm cho con biết. Điều này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và cảm thấy mình tham gia vào mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày của gia đình từ nhỏ. Kết quả, các bé thường biết nói trước khi biết đi.
kid
Thường, 3 năm đầu đời, trẻ ở nhà với mẹ. Có nhiều trường trông trẻ ở Nhật nhưng hầu hết các bố mẹ đều thích tự nuôi dạy con nhỏ tại nhà hơn. Người Nhật cũng không thích giao con cho ông bà chăm.
Từ bé xíu, trẻ Nhật được dạy cần biết chú ý đến cảm xúc của chính mình và những người khác, thậm chí cả cảm xúc của các đồ vật trong nhà. Chẳng hạn, nếu một bé trai trở nên ngang bướng và đập hỏng ôtô đồ chơi, mẹ bé sẽ không mắng con hư mà nói: "Xem con vừa làm gì kìa. Bạn ôtô đang đau đấy!".
Ở Nhật, các bà mẹ không phải một mình gánh mọi việc nuôi dạy con - các ông bố cũng sẵn sàng tham gia, dành nhiều thời gian nhất có thể cho trẻ. Trẻ em Nhật được đắm mình trong những cái ôm yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ thường tránh la mắng con, không sử dụng các hình phạt kiểu sỉ nhục. Đồng thời, trẻ thường thật lòng hối lỗi khi làm những điều phiền lòng bố mẹ.
Từ nhỏ, người Nhật đã được dạy về tầm quan trọng của việc không làm phiền người khác, ứng xử văn minh và mong đợi mọi người cũng đáp lại bằng sự tử tế. Trong văn hóa Nhật, người ta thường thể hiện sự không hài lòng chỉ bằng vẻ ngoài, giọng điệu và trẻ luôn giải mã được các thông điệp ngầm của bố mẹ.
Tóm lại, trẻ em Nhật không ăn vạ bởi vì các em không bao giờ cảm thấy thiếu thốn tình yêu và sự chăm sóc của bố mẹ. Hơn nữa, từ khi còn nhỏ, trẻ đã học được các nguyên tắc sống trong một xã hội cộng đồng. Và cách nuôi dạy đó tạo ra những công dân yêu nước, có trách nhiệm và biết tuân thủ kỷ luật.

2,310 chars | 2017/05/10 06:51

Xem thêm bài viết liên quan

Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

Những điều người Việt Nam chúng ta nên học hỏi người Nhật Bản

15/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhà nước và người dân của họ chú ý đến chi tiết đến mức ở những nơi đông đảo hay dễ gây tai nạn, trên các mặt đường được sơn màu cam hay đỏ, sơn tráng loại đá răm... để xe chạy không bị trượt. Còn ví dụ điển hình sinh động khác như việc lót những tấm nhựa chỉ đường và loa phát nhạc báo cho người ...
Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận...
Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

27/10/2017, Văn hóa thường nhật
Búp bê Daruma Nhật Bản trong cuộc sống hiện đại ở Nhật là một Engimono (biểu tượng may mắn) phổ biến thứ 2 ở Nhật, sau chú mèo may mắn Maneki Neko. Các búp bê Daruma Nhật Bản thường được người Nhật tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay khi một người bắt đầu tiến hành những dự định mới t...
Văn hoá đi bộ của người Nhật Bản_những điều nên biết

Văn hoá đi bộ của người Nhật Bản_những điều nên biết

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nói chuyện điện thoại lớn tiếng ở nơi đông người được coi là một hành động bất lịch sự và thô lỗ đối với người Nhật vì nó gây phiền hà cho những người xung quanh. Do đó, việc vừa đi bộ vừa nói chuyện phiếm hay nghe điện thoại là một điều rất không hay, người Nhật không thích điều này và cũng khôn...
Những điều thú vị về Trà Đạo trong văn hóa người Nhật Bản

Những điều thú vị về Trà Đạo trong văn hóa người Nhật Bản

14/04/2015, Văn hóa thường nhật
Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12...
Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa...
10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

12/01/2018, Văn hóa thường nhật
Giáo dục ở Nhật từ lâu đã được coi là quan trọng. Vào cuối những năm 1800, các nhà lãnh đạo tỉnh đã thành lập một hệ thống giáo dục công, do đó tăng đáng kể tỷ lệ biết chữ của đất nước. Ngay cả trong thời Edo, hơn 70% trẻ em đã đi học. Ngày nay, 99% người dân Nhật Bản có thể đọc và viết và trường...
Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hagoita được người dân Nhật Bản xem như một vật mang lại sự may mắn cho các bé gái, cũng có thể hiểu rằng đó chính là bùa may mắn, xua đuổi điều xấu xa ra khỏi các bé gái...
Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 2 )

Cúi chào cũng mang nhiều ý nghĩa ??? ( Phần 2 )

05/05/2017, Văn hóa thường nhật
Cúi chào, không chỉ đơn giản là hành động cúi đầu, đối với người Nhật, họ phân chia rất rõ ràng và cụ thể cách cúi chào cho từng tình huống, cho từng đối tượng...
Đồng 5 Yên Nhật

Đồng 5 Yên Nhật

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Người Nhật cho "năm yên," Go-en (五円) là một từ đồng âm với go-en (御縁), "en" là một từ để kết nối nhân quả hoặc các mối quan hệ, và "go" là một tiền tố tôn trọng. Bởi vậy nên, đồng tiền năm yên thường được cho là vật dâng lên tại đền thờ Shinto với ý định...