Món Nhật Bản


Ngạc nhiên văn hóa “tắm chung” của người Nhật

お風呂(Ofuro)có nghĩa là tắm bồn, vì vậy chúng ta có thể hiểu đại khái cụm từ này là ngâm mình trong bồn tắm.
văn hóa tắm bồn
Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa. Tắm Ofuro đặc biệt ở chỗ là tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ lần lượt vào đó ngâm mình thư giãn, không được thay nước khác cho tới thành viên cuối cùng. Tất nhiên, trước khi vào bồn tắm, người Nhật đã tắm sạch sẽ, và vào Ofuro chỉ với mục đích ngâm mình thư giãn. Đó chính là lí do ở trong mỗi ngôi nhà Nhật đều có một bồn tắm. Điều này thật sự rất lạ lẫm với người nước ngoài.
Trên thế giới, có rất nhiều nước sử dụng bồn tắm để tắm, ngâm mình. Nhưng sử dụng bồn tắm giống như Nhật Bản thì hầu như không có. Khi nói đến tắm, chúng ta chỉ có thể nghĩ đó là hành động tắm, tắm cho sạch sẽ, tắm để loại bỏ vết bẩn trên cơ thể. Còn đối với người Nhật, tắm bồn là để thư giãn. Phong tục này đã có từ thời xa xưa. Ngày ấy, bồn tắm được làm bằng loại gỗ rất tốt và chắc chắn có tên gọi Hinoki.
văn hóa tắm bồn
Để có thể sử dụng Ofuro phải phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm chút của người phụ nữ trong gia đình. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì nước trong bồn, phải giữ nóng từ đêm hôm trước đến hôm sau rồi mới thay. Nước trong bồn luc nào cũng phải có nhiệt độ từ 38-42 độ. Và phải giữ ấm xuyên suốt như vậy để tất cả mọi người đều được ngâm trong nước cùng nhiệt độ. Điều này quả thật là phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay người phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay, vì khoa học tiến bộ, hiện đại hơn mà việc canh nước trong bồn cho nóng không còn là khó khăn nữa vì đã có bình nước nóng lạnh, và họ có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy theo ý mỗi người.
Ngày nay, việc mỗi gia đình Nhật Bản còn giữ nét văn hóa tắm bồn rất ít, nhưng vì đã là nét văn hóa, đã gọi là phong tục, thì nó vẫn mãi tồn tại và kéo dài theo thời gian.

1,901 chars | 2017/05/05 04:34

Xem thêm bài viết liên quan

Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?

Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?

20/11/2017, Văn hóa thường nhật
Thực ra người Nhật cũng đi nhậu “ác liệt” lắm, cả nam cả nữ. Người Nhật gọi là Nomikai ( 飲み会), dịch ra tiếng Việt dân dã mình tức là “đi nhậu”.Người Nhật đi nhậu nhiều nhất, hoành tráng nhất vào tối thứ 6.Nếu có ai giành phần trả tiền buổi ăn thì phải thông báo trước, đồng thời phải nêu lý do chí...
Những điều thú vị về Hệ thống trường học ở Nhật Bản (phần 1)

Những điều thú vị về Hệ thống trường học ở Nhật Bản (phần 1)

12/01/2018, Văn hóa thường nhật
Hệ thống giáo dục của nhà nước Nhật Bản là niềm tự hào quốc gia ở đất nước này, với cách tiếp cận truyền thống đã giúp học sinh Nhật Bản dễ dàng vượt trội so với các đối tác trên khắp thế giới. Các bài kiểm tra PISA chứng minh điều này hơn nữa...
Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

Cách người Nhật giáo dục trẻ em "mỉm cười" và "cám ơn"

01/06/2017, Văn hóa thường nhật
Là một trong những đất nước hiện đại và phát triển nhất hành tinh. Bên cạnh đó Nhật Bản còn là quốc gia nổi tiếng với sự lễ nghĩa, lịch sự. Cách giáo dục trẻ nhỏ ở xứ sở mặt trời mọc khiến nhiều nước khác phải học hỏi. Đối với những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc d...
Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

Búp bê Daruma Nhật Bản - tấm lá chắn may mắn cho người dân xứ sở Phù Tang

27/10/2017, Văn hóa thường nhật
Búp bê Daruma Nhật Bản trong cuộc sống hiện đại ở Nhật là một Engimono (biểu tượng may mắn) phổ biến thứ 2 ở Nhật, sau chú mèo may mắn Maneki Neko. Các búp bê Daruma Nhật Bản thường được người Nhật tặng nhau trong những dịp sinh nhật, lễ tết hay khi một người bắt đầu tiến hành những dự định mới t...
Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

Đồ vật may mắn cho bé gái Nhật Bản Hagoita

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hagoita được người dân Nhật Bản xem như một vật mang lại sự may mắn cho các bé gái, cũng có thể hiểu rằng đó chính là bùa may mắn, xua đuổi điều xấu xa ra khỏi các bé gái...
Những yếu tố giúp người Nhật có tuổi thọ cao

Những yếu tố giúp người Nhật có tuổi thọ cao

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Đã từ rất lâu rồi, người Nhật đã có ý thức về việc ăn uống. Họ có chế độ ăn khoa học giúp cơ thể phát triển cân bằng, phòng ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm và tăng tuổi thọ. Không ăn quá nhiều chất đạm như thịt, cá người Nhật luôn đa dạng về các món ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như phải có các...
 Thích thú với hình thức cắm trại ngoài trời ở Nhật Bản

Thích thú với hình thức cắm trại ngoài trời ở Nhật Bản

23/05/2017, Văn hóa thường nhật
Cắm trại là một điều tuyệt vời nhất cho những bạn yêu thiên nhiên và muốn hòa mình cùng thiên nhiên càng gần càng tốt, hoặc đơn giản là cho những bạn muốn tiết kiệm chút tiền khi đi du lịch mà thôi. Thật tuyệt vời là nếu bạn ở Nhật, bạn có thể tìm thấy trên 2000 khu cắm trại cực hợp lý rải rác kh...
Đồng 5 Yên Nhật

Đồng 5 Yên Nhật

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Người Nhật cho "năm yên," Go-en (五円) là một từ đồng âm với go-en (御縁), "en" là một từ để kết nối nhân quả hoặc các mối quan hệ, và "go" là một tiền tố tôn trọng. Bởi vậy nên, đồng tiền năm yên thường được cho là vật dâng lên tại đền thờ Shinto với ý định...
6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

6 nét văn hóa Nhật Bản đặc trưng có thể bạn chưa biết

20/07/2017, Văn hóa thường nhật
Văn hóa được ví như linh hồn của mỗi quốc gia, bởi nó hình thành và trường tồn cùng mỗi dân tộc nên mang một bản sắc riêng. Với văn hóa Nhật Bản nó còn là biểu tượng về sức mạnh tinh thần...
Đàn ông Nhật Bản nói không với ngành công nghiệp đóng phim người lớn

Đàn ông Nhật Bản nói không với ngành công nghiệp đóng phim người lớn

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ngay cả “siêu sao” Ken Shimizu, người kì cựu trong lĩnh vực phim này cũng thừa nhận có những lúc anh rất khốn khổ do nghề mang lại, anh thậm chí không thể thuê nỗi một căn nhà để ở vì chủ trọ luôn từ chối...