Món Nhật Bản


Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 1

Nhật Bản là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu. Thế nhưng, thành tựu rực rỡ của họ ngày hôm nay không do thiên nhiên ưu ái, mà chủ yếu nhờ vào những đóng góp không ngừng nghỉ của người dân nơi đây.Việc ngủ, từ trước tới nay luôn được coi là một việc quan trọng trong cuộc sống của con người. Mỗi người cần phải ngủ để nạp lại năng lượng của mình, duy trì sức khỏe cơ thể và đồng thời còn tích trữ năng lượng để đem ra sử dụng vào ngày hôm sau.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Thậm chí, đội ngũ lao động của Nhật Bản được đánh giá là chuyên nghiệp và chăm chỉ hàng đầu thế giới, đến nỗi còn xuất hiện một tin đồn là họ không cần ngủ luôn.Về mặt khoa học thì tất nhiên điều này hoàn toàn không chính xác, vì ai mà chả cần ngủ. Tuy nhiên xét trên góc độ văn hóa và xã hội học, đây là một sự thật khá thú vị, vì người Nhật có "inemuri". Ở Việt Nam chúng ta hình ảnh ngủ gật ở văn phòng làm việc, nơi công cộng hay ở bất kỳ đâu cũng dễ dàng bắt gặp nhưng nó cực kỳ bị lên án. Bởi người nhìn sẽ nghĩ rằng họ lười biếng không chịu làm việc mà lại đi ngủ ngày. Thế nhưng ở đất nước Nhật Bản thì lại trái ngược hoàn toàn với chúng ta. Đó là những người ngủ trên giường bị coi là lười biếng, nhưng ngủ gật ở ngoài đường hay ngoài chợ lại được khen ngợi.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Theo tiến sĩ Brigitte Steger, giảng viên cao cấp chuyên nghiên cứu văn hóa Nhật Bản tại Downing College Cambridge, inemuri có thể được dịch là "ngủ trong khi có mặt". Nói rộng hơn, inemuri dùng để miêu tả những giấc ngủ ngắn không cố ý tại nơi công cộng, trên tàu hay tại văn phòng. Người Nhật cho rằng những người ngủ gật đã làm việc chăm chỉ tới mức kiệt sức nên họ phải ngủ như thế. Họ không cho rằng hành động ngủ gật đại diện cho sự lười biếng.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Vào thập niên 80 của thế kỷ XX, nước Nhật bước vào giai đoạn bùng nổ phát triển về kinh tế. Trong giai đoạn này, đức tính cần cù chăm chỉ của người Nhật được thể hiện một cách rất rõ ràng.Mỗi ngày của một người Nhật thường được lấp đầy bởi công việc và các hoạt động vui chơi giải trí, hầu như họ không có thời gian cho việc ngủ. Lối sống như vậy khiến nhiều người cho rằng, người Nhật thực sự đang "điên cuồng" làm việc một cách tiêu cực. Nhưng người Nhật lại không nghĩ vậy. Trái lại, họ còn cảm thấy rất tự hào vì sự siêng năng có phần vượt trội so với nhân loại.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Tuy nhiên, song song với tinh thần bất diệt đó là một hình ảnh xuất hiện rất nhiều tại nơi công cộng: những người ngủ gật. Họ xuất hiện ở bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào: những chuyến tàu điện, xe buýt hay thậm chí cả trên đường phố, công viên. Điều thú vị là những người Nhật lại không cảm thấy kỳ cục, mà trái lại họ coi hiện tượng này là chuyện rất bình thường. Đây là một trong những chuyện xảy ra "nhiều hơn cơm bữa" tại Nhật, đến nỗi có một thuật ngữ ra đời dùng để gọi việc ngủ gật này, đó là "inemuri".

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Họ có thể ngủ gật trên ghế nơi công cộng Người Nhật họ có thể làm việc rất muộn vào đêm khuya, thậm chí chỉ ngủ 1,2 tiếng ban đêm sau đó lại chau mày vì thiếu ngủ và hôm sau. Và họ sẽ nhận được sự đồng cảm của cấp trên, đồng nghiệp. Ở đây họ gọi hành động này là “inermuri” – “ngủ ngắn ở những nơi công cộng như phương tiện giao thông, công sở, lớp học”. Ở đất nước này có phải ngủ trên giường thì bị coi là lười biếng, còn ngủ gật ở xe bus, công sở, hay lớp học lại được khen ngợi hay không? Nếu sinh viên thức khuya thậm chí thức thâu đêm để nghiên cứu bài vở sẽ rất được các thầy cô tuyên dương.Mặc dù hôm sau các em sẽ không thể tỉnh táo học tập và hiệu quả đạt được không cao.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

3,466 chars | 2017/12/11 09:34

Xem thêm bài viết liên quan

Hệ thống chữ viết Tiếng Nhật

Hệ thống chữ viết Tiếng Nhật

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Chữ Hiragana, người ta còn hay gọi là chữ mềm. Là kiểu chữ âm tiết truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản. Chữ Hiragana là hệ thống chữ viết ra đời sau chữ Kanji, vì Kanji không thể nào thể hiện hết được những thì trong câu cũng như mắc một số hạn chế thì lúc đ...
Người Nhật Bản không bao giờ ăn xin

Người Nhật Bản không bao giờ ăn xin

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Khi đến với một đất nước, dù nghèo dù giàu, bạn cũng sẽ thấy hình ảnh những người dân đi ăn xin, đi xin tiền trên mọi nẻo đường, điều đó hẳn không lạ lùng với bất kì ai. Nhưng sẽ rất lạ lùng nếu như bạn đến Nhật Bản, bởi vì, người Nhật Bản cho dù có nghèo khổ đến nhường nào, có ra đường sống cũng...
Ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản

Ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Chúng ta đã biết rõ về ý nghĩa hoa anh đào ở Nhật Bản mà bao người mong được đến chiêm ngưỡng một lần này chưa? - Một loài hoa mà người Nhật ví như biểu tượng sức sống mãnh liệt tuy bề ngoài có vẻ mong manh.
Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

11/12/2017, Văn hóa thường nhật
Khi ngủ bạn cần ngồi trong tư thế như thể là bạn đang làm việc hoặc đang nghe nhưng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và buộc phải gục xuống. Tư thế của bạn khi ngủ phải giống như kiểu bạn sẵn sàng bật dậy và làm gì đó tuyệt vời.....
Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

30/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nadeshico Sushi còn mới mẻ ở Nhật và những phụ nữ ở đây đang làm việc rất nghiêm túc. Cho dù con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn luôn cố gắng để chứng minh bản thân với thông điệp “Tất nhiên, phụ nữ cũng có thể làm được.” Những đầu bếp sushi nữ đầu tiền ở Nhật Bản vẫn luôn gi...
Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

11/05/2017, Văn hóa thường nhật
Tại Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại, ngư dân đã học để giữ và huấn luyện những con chim để giúp họ đánh bắt cá ở sông...
Cá Koi, loài cá được xem là linh vật của xứ sở mặt trời mọc

Cá Koi, loài cá được xem là linh vật của xứ sở mặt trời mọc

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Câu chuyện về cá Koi nói rằng nó là một loài cá rất dũng cảm, chúng luôn khát khao được vượt thác hóa rồng nhưng nếu chẳng may bị bắt thì cũng sẽ như nằm trên thớt mà không biết run rẩy, giống như đội quân samurai của Nhật đối mặt với gươm đao. Cũng đề tài này quay về thời Trung Quốc cổ đại...
Tàu điện dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản và những điều cần biết

Tàu điện dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản và những điều cần biết

23/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản là đất nước có số lượng người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng lớn nhất thế giới, điều này cũng đồng nghĩa với tình trạng quấy rối trên các chuyến tàu đông đúc phát sinh. Đặc biệt tại các thành phố lớn như Tokyo vào giờ cao điểm, tình trạng quá tải trên các chuyến tàu thường ...
Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

Trường đại học Tokyo - niềm khao khát của rất nhiều học sinh

09/05/2017, Văn hóa thường nhật
Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc được hình thành...
Những điều chưa biết về Geisha

Những điều chưa biết về Geisha

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Những cô gái muốn trở thành Geisha thì phải nghĩ học và rời xa gia đình để đến nơi được huấn luyện nghiêm ngặc. Thậm chí, họ không có thời gian nghĩ ngơi nhiều, vì phải luôn trong trạng thái chỉn chu trước khách và những người chỉ dạy...