Món Nhật Bản


Ngủ Gật ở Nhật Bản lại được xem là một văn hóa đáng khen - Phần 2

Sinh viên Nhật ngủ gật trong lớp Người Nhật có giấc ngủ ngon ngay tại văn phòng. Sau nhiều năm tìm hiểu về nét văn hóa này của người Nhật, inermuri thực chất không giống như giấc ngủ mỗi đêm nằm trên giường của chúng ta, cũng không phải là một giấc ngủ trưa hay ngủ ngắn. Thực chất nó là hiện tượng mộng du, mặc dù người thực hiện inemuri “không biết gì”, họ vẫn có thể lập tức hoạt động trở lại bình thường nếu cần thiết.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Một người đàn ông Nhật ngủ gục trên ghế ở bến tàu điện ngầm. Inemuri có thể được coi là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn có sức mạnh và đạo đức để kiểm soát bản thân ở Nhật. Vì vậy, thói quen inemuri của người Nhật Bản không thể hiện sự lười biếng. Thay vào đó, nó là một đặc điểm trong đời sống xã hội Nhật Bản cho phép người Nhật tạm thời “biến mất” trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Khi ngủ bạn cần ngồi trong tư thế như thể là bạn đang làm việc hoặc đang nghe nhưng không thể cưỡng lại cơn buồn ngủ và buộc phải gục xuống. Tư thế của bạn khi ngủ phải giống như kiểu bạn sẵn sàng bật dậy và làm gì đó tuyệt vời. Tiến sĩ Steger xác nhận vấn đề tư thế ngủ. Do inemuri có nghĩa là ngủ không cố ý nên bạn phải tạo ấn tượng rằng bạn đang cố gắng làm việc nhưng không thể giữ cho đôi mắt mở ra. "Bạn không thể ngủ dưới bàn hoặc nằm một cách thoải mái", tiến sĩ nói. Nhưng bạn cũng đừng ngủ theo tư thế quá cẩu thả.

tại sao người nhật hay ngủ gật

Bất cứ ai cũng có thể ngủ inemuri

Nhưng thời gian và số lượng inemuri tỷ lệ thuận với tuổi tác và trách nhiệm. Một nhân viên cao cấp trong một công ty có thể ngủ lâu hơn, theo Steger. Nếu bạn còn trẻ và chức vụ thấp bạn có thể bị sa thải khi inemuri quá mức.

tại sao người nhật hay ngủ gật

Liệu người Nhật có lạm dụng inemuri?

Có. Một số nhà quản lý giả vờ ngủ để có thể nghe nhân viên đang nói gì trong khi họ ngĩ rằng anh ta đang ngủ. Người Nhật dùng thuật ngữ tanuki neiri cho một giấc ngủ ngắn giả.
Tanuki neiri được dùng khá phổ biến trong khoảng thời gian tan ca vào buổi tối. Tiến sĩ Steger cho rằng rất nhiều người không thực sự ngủ inemuri trong khi ngồi tàu điện về nhà. Đôi khi họ chỉ sử dụng tanuki neiri để tránh nhìn chằm chằm vào mặt người khác, một điều được coi là bất lịch sự tại Nhật.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Qua thời gian, quan niệm "thức khuya dậy sớm" đã biến mất, nhưng inemuri thì vẫn còn. Đây được xem là một biện pháp để người Nhật tự "sạc" lại năng lượng cho bản thân, thậm chí là nên làm thường xuyên để giữ gìn sức khỏe. Miễn là ngay sau khi ngủ, người nhân viên lập tức đưa mình trở lại guồng công việc, đóng góp một cách tích cực cho xã hội. Những cơn bão, động đất, sóng thần luôn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người dân Nhật Bản. Để khắc phục những điểm yếu về thể chất, tinh thần trách nhiệm cao và tính kiên cường bất diệt của người Nhật sẽ là nguồn năng lượng để cơ thể họ có thể đối phó với công việc một cách trơn tru.

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Tuy nhiên đôi khi lực bất tòng tâm, người Nhật sẽ sử dụng "inemuri" như một sự bao dung cho bản thân. Họ hiểu rằng công việc dù quan trọng đến mấy cũng phải ưu tiên cho sức khỏe, vì nếu muốn công việc được hoàn thành, trước tiên phải có một cơ thể khỏe mạnh. Và mỗi khi nói đến chuyện ngủ gật, người Nhật thường trả lời rằng, xã hội Nhật là một xã hội rất an toàn. Chính vì an toàn nên người ta có thể an tâm nhắm mắt để nghỉ ngơi một cách thoải mái và dễ dàng. Trên các phương tiện công cộng, không bao giờ bạn phải lo lắng về chuyện mất đồ hay bị rạch túi. Tuy nhiên có một điều có thể làm cho bạn khá ngạc nhiên. Đó là người Nhật tuy ngủ nhưng lại giống như không ngủ. 

tại sao người nhật hay ngủ gật

tại sao người nhật hay ngủ gật

Bạn có thể thấy một người đang có vẻ như say sưa, phiêu bồng ở một chốn nào đó bỗng bật dậy, xuống đúng ga cần xuống khi tàu dừng lại. Hay một vị quan khách đang nhắm mắt trong một hội thảo vẫn có thể vỗ tay tán thưởng khi một bài phát biểu của ai đó vừa chấm dứt, và thậm chí còn phản biện lại. Như vậy trừ những trường hợp ngủ thực sự do quá mệt mỏi, thì tuy nhắm mắt nhưng các giác quan khác vẫn hoạt động. Tai vẫn có thể nghe những thông báo được phát đi trên tàu khi đến một ga nào đó, và vẫn có thể xuống đúng ga.

tại sao người nhật hay ngủ gật

4,041 chars | 2017/12/11 09:34

Xem thêm bài viết liên quan

Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?

Trên "bàn nhậu" của người Nhật, phải có lý do chính đáng mới được trả tiền ?

20/11/2017, Văn hóa thường nhật
Thực ra người Nhật cũng đi nhậu “ác liệt” lắm, cả nam cả nữ. Người Nhật gọi là Nomikai ( 飲み会), dịch ra tiếng Việt dân dã mình tức là “đi nhậu”.Người Nhật đi nhậu nhiều nhất, hoành tráng nhất vào tối thứ 6.Nếu có ai giành phần trả tiền buổi ăn thì phải thông báo trước, đồng thời phải nêu lý do chí...
Những điều thú vị trong "văn hóa chụp hình" của người Nhật

Những điều thú vị trong "văn hóa chụp hình" của người Nhật

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật Bản, như một thói quen hay một điều hiển nhiên là người ta hay giơ các ngón tay có biểu tượng chữ V khi chụp ảnh. Cách tạo dáng này đã ăn sâu vào tâm trí của người dân Nhật và là điều hầu hết mọi người đều làm khi chuẩn bị chụp ảnh...
Ngắm chim hạc Tancho, con vật biểu tượng của Nhật Bản

Ngắm chim hạc Tancho, con vật biểu tượng của Nhật Bản

14/04/2017, Văn hóa thường nhật
Điểm dừng cuối cùng nơi đây bạn có thể đến được để ngắm tancho là Tsurui Ito Tancho Sanctuary. Với khung cảnh của những cánh đồng tuyết trải rộng dưới bầu trời xanh sáng, đây là một địa điểm lý tưởng để quan sát những chiếc Cranes Red-crowned và để làm mọi việc tốt hơn, chúng đã đổ xô đến đây với...
Thú vị với trào lưu đeo mặt nạ các nhân vật Manga và Anime của giới trẻ Nhật Bản

Thú vị với trào lưu đeo mặt nạ các nhân vật Manga và Anime của giới trẻ Nhật Bản

24/05/2017, Văn hóa thường nhật
Văn hóa Nhật Bản vô cùng độc đáo, thú vị và có một sự ảnh hưởng đến những ai yêu thích nền văn hóa này. Và đất nước mặt tròi mọc luôn tạo ra những điều thú vị để thu hút du khách đến đây, điển hình là việc các bạn trẻ Nhật Bản đeo mặt nạ các nhân vật manga hay anime ra đường...
Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

Độc đáo với cách ngư dân Nhật Bản bắt cá bằng chim cốc

11/05/2017, Văn hóa thường nhật
Tại Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại, ngư dân đã học để giữ và huấn luyện những con chim để giúp họ đánh bắt cá ở sông...
Tại xứ sở mặt trời mọc tặng quà là trân trọng, là yêu thương...Phần 1

Tại xứ sở mặt trời mọc tặng quà là trân trọng, là yêu thương...Phần 1

13/11/2017, Văn hóa thường nhật
Với người Nhật Bản, tặng quà đã trở thành một thói quen hiện hữu trong cuộc sống, người Nhật tặng quà cho nhau không những trong các dịp lễ đặc biệt như: tết, ngày cưới hỏi, sinh nhật… mà ngay cả trong những sinh hoạt hàng ngày, việc tặng quà giữa người Nhật với nhau cũng rất thường xuyên, chẳng ...
Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

Vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa anh đào ở Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Hoa anh đào không đẹp khi đứng một mình, nó chỉ trở nên đẹp đẽ khi nở rộ thành một mảng: mong manh, rực rỡ. Và chính bản thân nó đã mang đến một thông điệp: con người dù ở hoàn cảnh khốn cùng nhất, vẫn luôn phải vươn lên, không bao giờ được đầu hàng số phận...
Kendo, cả về văn hóa và thể thao

Kendo, cả về văn hóa và thể thao

27/04/2017, Văn hóa thường nhật
Kendo là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới. Nguồn gốc của Kendo có thể là từ thời Samurai và sau đó là đến các nghiên cứu của Bushido - "Con đường của các Samurai" - kiến thức về quá khứ là một yếu tố quyết định để thực sự hiểu được ý nghĩa của Kendo...
10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

10 điều thú vị về cuộc sống hàng ngày tại một trường học Nhật Bản có thể làm bạn ngạc nhiên!

12/01/2018, Văn hóa thường nhật
Giáo dục ở Nhật từ lâu đã được coi là quan trọng. Vào cuối những năm 1800, các nhà lãnh đạo tỉnh đã thành lập một hệ thống giáo dục công, do đó tăng đáng kể tỷ lệ biết chữ của đất nước. Ngay cả trong thời Edo, hơn 70% trẻ em đã đi học. Ngày nay, 99% người dân Nhật Bản có thể đọc và viết và trường...
5 bộ phim kinh dị Nhật Bản đáng xem nhất!

5 bộ phim kinh dị Nhật Bản đáng xem nhất!

10/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nếu là người yếu tim thì có một lời khuyên là bạn không nên xem bộ phim này vì những cảnh tra tấn dã man và tàn bạo trong phim đủ khiến bạn không thể ăn uống trong nhiều ngày. Rất nhiều người sau khi xem xong bộ phim đã bất tỉnh đến mức phải nhập viện và một khán giả...