Người Nhật chú trọng văn hóa đi thang máy như thế nào ?
Người Nhật vốn nổi tiếng là nền văn hóa tốt, ở đó có những con người sống có ý thức, trách nhiệm. Văn hóa của họ không chỉ thể hiện ở một vấn đề nhất định nào đó, văn hóa của họ được thể hiện ở khắp mọi nơi, nhất là ở những nơi công cộng. Văn hóa của người Nhật chứa ẩn những điều bí ẩn mà ít ai có thể biết đến và hiểu được.
Người Nhật nổi tiếng với nhiều nét văn hóa độc đáo, những phong cách làm việc hiệu quả. Khi có dịp ghé thăm nước Nhật bạn sẽ có cơ hội cảm nhận những điều thú vị nhất chỉ có ở nhật. Văn hóa công cộng ở Nhật được thể hiện ở mọi nơi từ ga tàu, đi siêu thị, quán ăn, khi sử dụng thang máy, thang cuốn… tất cả đều thể hiện phép tắc nghi lễ, nói là phép tắc nhưng những người dân nơi đây cho biết đó là nề nếp đã hình thành từ lâu và nề nếp ấy không bao giờ bị bãi bỏ cũng không bao giờ có những hành vi sai trái làm mất vẻ đẹp nơi công cộng.
Người Nhật họ đánh giá người khác không chỉ ở cách nói chuyện mà còn quan sát cả cử chỉ, thái độ mà người đó thể hiện ra ngoài.Sở dĩ người Nhật có những thói quen tuyệt vời như vậy bởi những đứa trẻ ở Nhật được dạy dỗ như vậy ngay từ khi chúng bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh. Và văn hóa đi thang máy của người nhật cũng là một ví dụ điển hình
Người Nhật không có thói quen chào hỏi như người phương tây bởi họ kiêng chạm vào cơ thể người khác. Cách chào hỏi của họ là cúi gập người chào, chứ không đứng chào phát ra tiếng. Cách chào bằng cách cúi dập người của họ thể hiện được sự tôn trong của họ với đối phương. Tần suất cúi chào của người Nhật là tương đối cao.họ cúi chào mặc dù ở công ty, ở bến xe buýt, ở trên đường, ở ga tàu điện, ở trong thang máy, ở quán ăn…Thậm chí người ta còn thấy ngạc nhiên khi 1 người đang nghe điện thoại đi trên đường vẫn cúi chào mặc dù xung quanh không có ai.
Thực chất là họ đang cúi chào người ở đầu dây bên kia. Việc cúi chào của họ được coi là phản xạ theo thói quen, phạn xạ lịch sự. Một nhân viên bảo vệ ở một công ty hoặc 1 nhân viên làm ở ga tàu điện, một nhân viên trực thang máy luôn luôn sẵn sàng trong tư thế cúi gập người để chào người khác. Họ cúi chào không phải vì họ làm ở những vị trí được coi là thấp hơn người khác, mà họ cúi chào là hành động thể hiện thói quen của họ, một thói quen lịch sự mà hầu như chỉ tồn tại ở nước Nhật.Văn hóa chào hỏi lịch sự này của Nhật Bản được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt khi bước đến 1 nhà hàng, khách sạn, nơi mua sắm ở Nhật thì những vị khách sẽ thấy mình trở thành các thượng đế khi được các nhân viên cúi chào và đón tiếp rất nhiệt tình.Văn hóa chào hỏi này của Nhật Bản đã được hình thành từ nhiều thế hệ, và trong tương lai loại hình văn hóa này vẫn không hề bị mai một, nó sẽ vẫn là nét văn hóa được người Nhật lưu giữ từ đời này sang đời khác.
văn hóa đi thang máy của người nhật không đơn giản chỉ là bước ra bước vào, chọn tầng để bấm, ung dung tự tại muốn làm gì thì làm cho đến khi cửa thang mở ra và bạn tới đúng tầng cần tới. Người Nhật coi việc đi thang máy là một nét văn hóa, cũng như là một thước đo độ văn minh ứng xử của mỗi người mỗi người. Một trong những nét văn hóa đẹp của Nhật là văn hóa đi thang máy của người nhật khiến mọi người cần học theo là văn hóa sử dụng thang máy. Đối với những con người nơi đây thang máy không chỉ là thiết bị để di chuyển lên xuống ở các tòa nhà cao tầng, họ coi việc sử dụng thang máy cũng là nét văn hóa thể hiện phép lịch sự của người sử dụng.
Người Nhật được biết đến là dân tộc có lối sống nguyên tắc, họ khá nghiêm khắc với bản thân, con cháu hoặc những người xung quanh nhất là nơi công cộng. nhiều người thường đùa nhau văn hóa ứng xử của người Nhật được chạy thẳng như 1 đường ray, nếu chỉ cần đi chệch hướng 1 chút có thể họ đã bị tách ra khỏi đường ray đó, tạo nên sự đánh giá và thái độ của người bên cạnh với bạn ngay.Chính cách ứng xử đó tạo ra cách sử dụng thang máy rất chuyên nghiệp, ngay từ việc đứng đợi thang máy đã thể hiện rõ ý thức của những con người nơi đây khi luôn được xếp hàng thẳng tắp dù ở trường học, ở chung cư, ở tòa nhà văn phòng ở những địa điểm công cộng.
Đất nước Nhật Bản tại những cửa hàng bách hóa trung tâm mua sắm luôn có những tiếp viên thang máy trong bộ đồng phục chỉnh chu như tiếp viên hàng không cùng với những nghi lễ, lễ phép lời chào thân thiện tới hành khách khi sử dụng thang máy. Ở mỗi tầng mỗi khu trọng điểm sẽ được phân công một cô gái xinh đẹp thân thiện chức vụ là “tiếp viên thang máy” với trọng trách bên cạnh thể hiện sự mến khách ngoài ra tiếp viên thang máy còn có nhiệm vụ cao cả trong việc hướng dẫn hành khách khi sử dụng thang máy đúng cách giúp đỡ những người tàn tật, khiếm thị sử dụng thang một cách dễ dàng giúp họ tự tin hơn khi sử dụng thang không còn mặc cảm hay e ngại khi phải làm phiền tới người lạ.Dường như nững nét văn hóa nơi công cộng ở Nhật nó như là một chuỗi mắt xích với nhau, những nét văn hóa nó được hình thành từ trong suy nghĩ của mỗi cá nhân vì vậy mỗi hành động từ trẻ nhỏ cho tới người già đều nói lên nét văn hóa cách ứng xử của người dân nơi đây.
Ở những nơi làm việc như cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, các nhân viên luôn phải nắm rõ quy tắc ứng xử trong thang máy để không làm mất lòng sếp. Cụ thể là đi cùng thang máy với cấp trên, việc đầu tiên cần làm là để sếp vào trước. Ngay cả khi vào trong thang máy rồi, cũng phải nhớ đứng ở vị trí thuận tiện gần bảng điều khiển để bấm thang cho sếp.Ngoài việc xếp hàng có thứ tự, trật tự thì họ còn lịch sự nhường đường cho những người phía trong thang bước ra sau đó mới vào chứ không chen lấn xô đẩy như những nơi khác.Tuyệt đối, đừng tỏ ra dửng dưng khi người ta đang lao sồng sộc vào thang máy sắp đống cửa. Hãy lịch sự giữ nút mở cửa thang, để những người đến sau có cơ hội bước vào thang máy kịp thời.
Cách đi đứng trong văn hóa đi thang máy của người nhật
Khi vào trong thang mỗi người luôn tìm vị trí đứng thích hợp để nhường chỗ cho những người vào sau, họ luôn giữ lịch sự khi ở trong thang máy, không gây ồn ào, không cười đùa, không nói chuyện to, không gây ảnh hưởng đến người xung quanh, tất cả mọi người đều thể hiện như nhau không kể người già hay trẻ nhỏ. Cho đến khi bước ra khỏi thang máy cũng có thứ tự, không chen lấn, xô đẩy, họ luôn nhường nhau, đây chính là điểm khác biệt giữa cách sử dụng thang máy của người Nhật và người dân ở các nước khác.
Khi đến với thang cuốn ở đó là những dòng người nối đuôi nhau không có chuyện chen lấn xô đẩy, hàng hóa cồng kềnh… Hệ thống thang ở đây được chia làm hai bên một bên đứng yên và một bên di chuyển di chuyển lên xuống cũng giống như hệ thống thang cuốn ở Việt Nam nhưng những thói quen những lễ nghi ở đây không bao giờ có chuyện ùn tắc thang hay chen lấn kể cả thang máy cuốn và thang máy. Đặc biệt ở đây thang máy ở ga tàu, sân bay thường ưu tiên cho trẻ em và người tàn tật vì vậy khi sử dụng tất cả mọi người đều ý thức được và chỉ sử dụng khi hợp lý.
Chính vì điều này và người Nhật luôn được lấy làm thước đo chuẩn mực cho cách giáo dục con cái ở những nước khác, ai cũng muốn con cháu mình lớn lên sẽ trở thành người có tôn nghiêm, trật tự, có ý thức trách nhiệm giống như những người Nhật Bản.Tuy nhiên để giáo dục được con trở thành những người có kỷ cương như vậy không hề đơn giản khi mà chúng bị ảnh hưởng quá nhiều từ nên văn hóa công cộng của nơi sở tại chúng sinh sống. vì vậy nếu cha mẹ muốn con lớn lên thành người có kỷ cương, có phép tắc thì nhất định mình phải là người đầu tiên cho con noi gương.
Bên cạnh đó những nét văn hóa truyền thống của đất nước được xem là những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công như tôn trọng thẻ card, làm việc hết mình, luôn luôn đúng giờ, nghi lễ quỳ gối khi tiếp chuyện với khách, khi rời khỏi nhà hàng tất cả nhân viên xếp thành hàng cúi chào khách điều đó thể hiện cung cách lịch sự, nhẹ nhàng, ân cần và sự mến khách.Mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ hé mở cho chúng ta những điều khác nhau, cách ứng xử trong cuộc sống hay những bí quyết thành công trong kinh doanh…Biết học hỏi và áp dụng những bí quyết nền văn hóa đó sẽ là kho tàng kiến thức cho cuộc sống của bạn.
Người Nhật vốn nổi tiếng là những người trầm lặng, họ không thích những người ổn ào, họ rất tôn trọng sự riêng tư của bản thân và người khác, thái độ đó của người Nhật không chỉ thể hiện ở văn hóa sử dụng thang máy mà nó được thể hiện ở những nơi công cộng khác như tàu điện ngầm, khu mua sắm, khu vui chơi…Ở Nhật, tất cả các phương tiện di chuyển công cộng cũng như trong thang máy mọi người đều tuân thủ quy tắc im lặng. Ở xứ sở hoa anh đào này, tĩnh lặng đã trở thành một quy chuẩn, một nét văn hóa đẹp được lưu giữ từ bao đời nay. Vì thế, trong thang máy của người Nhật không bao giờ có người nói chuyện ồn ào, hay làm bất kỳ hạnh động nào gây ra tiếng ồn khó chịu cho người xung quanh.
Bài viết phổ biến
Xì dầu Nhật Bản khác gì với nước tương Việt Nam?
Với nhiều quốc gia,tương được xem là món ăn quốc hồn, quốc...Xem thêm
Bột rau câu của Nhật - Kanten - rất được ưa...
Kanten có màu hơi đục, không lẫn mùi vị và hương thơm. Về mặt...Xem thêm
Cách làm sốt Teriyaki đơn giản mà chuẩn Nhật...
Sốt Teriyaki được sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản, theo đó thức...Xem thêm
Các loại giấm Nhật Bản thông dụng
Từ xưa, giấm đã là một thành tố quan trọng và được sử dụng...Xem thêm
Dango là gì? Cách làm bánh Dango cực dễ chỉ với...
Dango là một món ăn truyền thống và phổ biến của Nhật Bản được...Xem thêm
Cơm chan nước trà - Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm chan nước trà Ochazuke được xem là món cơm trộn phổ biến...Xem thêm
Lễ hội Tanabata - Ngày lễ thất tịch Nhật Bản
Lễ hội Tanabata là một trong những lễ hội truyền thống của...Xem thêm
Lễ "Rước của Quý" kỳ lạ của Nhật Bản, bạn sẽ...
Theo truyền thuyết, vào thời kỳ Edo (1603-1867), có một con...Xem thêm
Những biểu tượng đại diện của Nhật Bản
Ngôi đền Itsukushima xây dựng cách đó không xa và cũng “ngâm...Xem thêm
Thủ đô Nara Nhật Bản đẹp như tranh vẽ, chỉ đứng...
Nếu bạn muốn ghé thăm tất cả trong chuyến du lịch đến thủ đô...Xem thêm