Món Nhật Bản


Nhật Bản đẹp cả về “ngoại hình” lẫn “nội dung”

Nhật Bản là một đất nước đáng đến với cảnh sắc bốn mùa vô cùng tuyệt diệu, núi non hùng vĩ, biển đảo bao la. Tất cả tạo nên bức tranh vô cùng trữ tình. Không những vậy, chính con người Nhật Bản cũng đẹp không kém, xứng đáng với đất nước của họ. Tại sao chúng tôi lại nói như vậy? Hãy khám phá thử nhé !
Những nét đặc trưng trong văn hóa của người Nhật Bản
Núi non hùng vĩ
Nền công nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, khiến Nhật Bản nhanh chóng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Thế nhưng bạn đừng nghĩ Nhật Bản giàu có là nhờ trời phú cho tài nguyên thiên nhiên vì ở Nhật Bản, đồi núi chiếm 70% nhưng lại không hề có tài nguyên khoáng sản.
Cách đây 150 năm, Nhật Bản là một quốc gia biệt lập với thế giới bên ngoài, chỉ đến năm 1868 nhờ cuộc cải cách của Hoàng đế Minh Trị, nước này mới thực sự cất cánh nhờ mở cửa buôn bán với bên ngoài. Nhật Bản phát triển thành cường quốc như bây giờ hoàn toàn dựa vào thực lực, sự học hỏi từ các nước khác.
Thời điểm ấy, cơn bão “phương Tây” tràn khắp châu Á mang theo cả văn hóa, kỹ nghệ và súng đạn, nhiều quốc gia lựa chọn cách giải quyết là “bế quan tỏa cảng” vì dị ứng, nhưng Nhật Bản đã lựa chọn cách dung hợp và học hỏi, cộng thêm nghị lực phi thường, quyết làm giàu khi đó đã làm nên nước Nhật ngày nay.
Cái sợ nhất của người Nhật chính là bị tụt hậu so với xã hội, tụt hậu so với người khác, bởi vậy tính cạnh tranh đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi con người Nhật. Sinh viên ra trường thất nghiệp sẽ chẳng có 1 xu dính túi, người mất việc sẽ không được trợ cấp, người có việc làm là có tất cả.
Đến các thư viện ở những trường học lớn, bạn sẽ dễ dàng gặp cảnh sinh viên nằm ngủ gục xuống bàn đó là do học cả ngày nhiều người còn mang cả đồ ăn vào để tranh thủ vừa ăn vừa học. Mệt quá thì lăn ra tại chỗ, mỗi người một tư thế, khi choàng tỉnh giấc lại... học.
Nhiều người Nhật còn tranh thủ thời gian đi trên tàu điện ngầm để ngủ bù, người không ngủ thì cũng tranh thủ đọc sách để bổ sung thêm kiến thức. Họ tiết kiệm từng phút, vì thế đi bộ trên đường cũng hối hả như đang chạy.
Phong cách sống và làm việc đáng học hỏi của người Nhật
không gian làm việc của người Nhật
Nghị lực của cá nhân của từng người dân Nhật Bản đã góp phần tạo nên một xã hội phát triển cao và nề nếp, tàu điện ngầm 1 năm chỉ trễ khoảng 7 giây, bởi vậy ai cũng tính được quãng thời gian mình đến công sở. Nếu có muộn là lỗi tại con người chứ không đổ tại... kẹt xe.
Người Nhật chẳng ai nỡ vứt rác ra đường, ở Nhật bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một cụ già nào đấy cặm cụi đi nhặt từng mẩu rác mà không cần công xá gì cả. Chỉ riêng chuyện xây nhà vệ sinh cũng thấy người Nhật quả là chu đáo. Không chỉ các nơi công cộng như nhà ga, bến tàu mà các cửa hàng cũng có chỗ và hoàn toàn miễn phí. Điều đó hơn đứt nhiều nước trên thế giới.
Cái giỏi của người Nhật là biết tận dụng những bước tiến của khoa học kỹ thuật, phát triển mạnh những lĩnh vực công nghiệp hái ra tiền như công nghiệp điện tử, tin học, ôtô, máy móc, chế biến... đã đành mà cả du lịch. Họ biết cách tạo dựng các biểu tượng du lịch.
Mỗi địa phương sẽ có nhũng lễ hội, khu di tích, trang phục cũng như các món ăn truyền thống hấp dẫn, thậm chí, cả những con búp bê, những chiếc tách uống trà cũng mang dấu ấn Nhật Bản chẳng du khách nào về nước lại không mang theo.
Đất chật người đông, giá cả nhà đất của Nhật cũng thuộc dạng đắt đỏ nhất thế giới, bởi vậy mà ở Nhật cũng lắm dạng khách sạn, nhà nghỉ. Ngoài hệ thống khách sạn cao cấp còn có hệ thống nhà nghỉ thống nhất trên toàn quốc, giá cả vừa phải.
phong cách làm việc của người nhật
Một số thanh niên chưa có việc làm cũng sẵn sàng tận dụng các rạp chiếu phim, giá vé rẻ và chiếu cả ngày lẫn đêm để vào làm một giấc nhằm tiết kiệm tiền.
Tôi cũng chỉ tiếc cho một xã hội phát triển, yên bình như Nhật nhưng tỉ lệ người tự tử thuộc loại cao nhất thế giới bởi sức ép công việc hoặc đơn giản vì người ta cảm thấy nhàm chán khi ngày nào cũng như ngày nào cứ lặp đi lặp lại một lập trình từ nhà đến công sở và làm cùng một công việc giống nhau?

3,876 chars | 2017/04/24 06:45

Xem thêm bài viết liên quan

Cá Koi, loài cá được xem là linh vật của xứ sở mặt trời mọc

Cá Koi, loài cá được xem là linh vật của xứ sở mặt trời mọc

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Câu chuyện về cá Koi nói rằng nó là một loài cá rất dũng cảm, chúng luôn khát khao được vượt thác hóa rồng nhưng nếu chẳng may bị bắt thì cũng sẽ như nằm trên thớt mà không biết run rẩy, giống như đội quân samurai của Nhật đối mặt với gươm đao. Cũng đề tài này quay về thời Trung Quốc cổ đại...
Hệ thống chữ viết Tiếng Nhật

Hệ thống chữ viết Tiếng Nhật

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Chữ Hiragana, người ta còn hay gọi là chữ mềm. Là kiểu chữ âm tiết truyền thống của tiếng Nhật, một thành phần của hệ thống chữ viết Nhật Bản. Chữ Hiragana là hệ thống chữ viết ra đời sau chữ Kanji, vì Kanji không thể nào thể hiện hết được những thì trong câu cũng như mắc một số hạn chế thì lúc đ...
Những điều chưa biết về Geisha

Những điều chưa biết về Geisha

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Những cô gái muốn trở thành Geisha thì phải nghĩ học và rời xa gia đình để đến nơi được huấn luyện nghiêm ngặc. Thậm chí, họ không có thời gian nghĩ ngơi nhiều, vì phải luôn trong trạng thái chỉn chu trước khách và những người chỉ dạy...
Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ'

10/05/2017, Văn hóa thường nhật
Ở Nhật, các bà mẹ không phải một mình gánh mọi việc nuôi dạy con - các ông bố cũng sẵn sàng tham gia, dành nhiều thời gian nhất có thể cho trẻ. Trẻ em Nhật được đắm mình trong những cái ôm yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ. Cha mẹ thường tránh la mắng con...
Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản ( Phần 1 )

Những điều bất ngờ bạn chỉ thấy ở Nhật Bản ( Phần 1 )

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia đầy đủ các loại máy bán hàng tự động. Các loại phổ biến nhất là cho thức uống, nhưng cũng có những máy bán hàng tự động cho thức ăn nóng, bánh kẹo, kem, thuốc lá, sách, báo, ô dù, và thậm chí cả hàng hóa lớn...
5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

25/04/2017, Văn hóa thường nhật
Cùng với Geisha và Sumo, các võ sĩ đạo Samurai tạo nên những bí ẩn độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Samurai là những chiến binh thời kỳ cận đại của đất nước Nhật Bản. Họ được đào tạo bài bản để trở thành lớp quân sự cầm quyền và cuối cùng đã trở thành giai cấp xã hội cao cấp nhất ở thời kỳ Edo...
Tìm hiểu về nghi thức tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

Tìm hiểu về nghi thức tự sát của võ sĩ đạo Nhật Bản

26/04/2017, Văn hóa thường nhật
Nghi thức tự sát của võ sị đạo Nhật Bản được gọi là Seppuku, hay Harakiri, là một nghi thức xưa của võ sĩ đạo Nhật Bản. Từ nghi thức này, một Samurai sẽ tự mổ bụng mình tuẩn tiết nhằm mục đích không để bị làm nhục...
Nỗi lo lớn của Nhật Bản ngày nay

Nỗi lo lớn của Nhật Bản ngày nay

24/04/2017, Văn hóa thường nhật
Thế giới công nghệ tình dục ở Nhật, đã phổ biến rộng rãi khắp đất nước này, mọi người có thể dễ dàng tìm thấy một “Sex toy” hoặc một bộ phim nhạy cảm, thậm chí là một “búp bê hot girl” được bày bán ở nhiều nơi. Nhu cầu sinh lý cả nam và nữ đều được giải quyết một cách nhanh, gọn, lẹ mà không để ...
Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

Đây là lí do khiến phụ nữ trước đây không thể làm sushi

30/05/2017, Văn hóa thường nhật
Nadeshico Sushi còn mới mẻ ở Nhật và những phụ nữ ở đây đang làm việc rất nghiêm túc. Cho dù con đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn nhưng họ vẫn luôn cố gắng để chứng minh bản thân với thông điệp “Tất nhiên, phụ nữ cũng có thể làm được.” Những đầu bếp sushi nữ đầu tiền ở Nhật Bản vẫn luôn gi...
Kendo, cả về văn hóa và thể thao

Kendo, cả về văn hóa và thể thao

27/04/2017, Văn hóa thường nhật
Kendo là một môn võ thuật hiện đại của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới. Nguồn gốc của Kendo có thể là từ thời Samurai và sau đó là đến các nghiên cứu của Bushido - "Con đường của các Samurai" - kiến thức về quá khứ là một yếu tố quyết định để thực sự hiểu được ý nghĩa của Kendo...